Thời tiết lạnh giá ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Khi thời tiết lạnh, cơ thể bạn tự bảo vệ bằng cách tăng lưu lượng máu đến thân, giúp duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể và giữ ấm cho các cơ quan quan trọng của cơ thể để có thể hoạt động bình thường. Do đó, lưu lượng máu đến da ít hơn, làm cho chân tay dễ mất nhiệt hơn.
Giữ thân nhiệt ở nhiệt độ phù hợp còn giúp máu lưu thông ở tay, chân, bàn tay và bàn chân.
Ở một số nước thậm chí còn coi đồ giữ ấm cơ thể như một phần của trang phục thời tiết lạnh. Được biết đến với cái tên “Haramaki” ở Nhật Bản, khăn quấn thắt lưng giúp giữ ấm cơ thể khi ở trong nhà trước khi tăng nhiệt độ phòng.
Tuy nhiên, khi ra ngoài, việc mặc áo khoác chỉ mang lại cảm giác ấm trong một thời gian ngắn. Chiếc áo khoác sẽ tạo ra một lớp không khí ấm xung quanh cơ thể. Nhưng khi bạn di chuyển, lớp không khí ấm đó sẽ bị phân tán. Những vùng trên cơ thể có lớp không khí ấm mỏng nhất hoặc giảm đi sẽ bị lạnh hơn.
Bạn càng năng động, cơ thể sẽ càng sinh ra nhiều nhiệt, và hoạt động quá nhiều cũng khiến bạn đổ mồ hôi để giải nhiệt.
Đây là lý do tại sao mọi người thường cởi cúc áo khoác nặng nề khi quá nóng và đổ mồ hôi. Khi đó, lớp mồ hôi trên da sẽ làm giảm cho nhiệt độ cơ thể của bạn giảm xuống, bạn sẽ càng cảm thấy lạnh hơn nữa.
Vì vậy, đây là một lý do khác để làm chủ nghệ thuật mặc áo ấm.
Bí quyết giữ ấm là mặc nhiều lớp
Các chuyên gia về hoạt động ngoài trời như vận động viên trượt tuyết, người đi bộ đường dài và chuyên gia về động vật hoang dã đều đồng ý rằng mặc nhiều lớp là cách tốt nhất để giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá.
Bạn nên mặc ba lớp: lớp quần áo giữ nhiệt ôm sát người, lớp giữa (quần áo ấm) và lớp ngoài cùng.
Rất nhiều người bỏ qua lớp giữa (quần áo ấm) Đối với bất kỳ ai, đặc biệt là những người thích hoạt động ngoài trời ở vùng có khí hậu lạnh hơn, lớp giữa (quần áo ấm) rất quan trọng vì lớp này sẽ giữ nhiệt cho cơ thể bạn.
Bạn cần mặc một lớp áo lót sát vào da để giữ cho da khô và ấm, lớp cách nhiệt ở giữa để giữ ấm và lớp khoác bảo vệ bên ngoài.
Lớp quần áo giữ nhiệt ôm sát người
Lớp phòng thủ đầu tiên là quần áo giữ nhiệt che phủ toàn bộ làn da của bạn.
Đồ lót giữ nhiệt và quần áo chất liệu co dãn vừa khít giúp giữ ấm cơ thể. Len Merino là chất cách nhiệt phổ biến, có khả năng thấm hút tự nhiên (hút độ ẩm từ da của bạn). Ngoài ra, các chất liệu thấm hút tổng hợp khác có tác dụng rất tốt trong việc giữ cho da bạn khô ráo.
Không nên dùng chất liệu cotton cho lớp này vì nếu bị ướt do mồ hôi, quần áo làm bằng chất cotton sẽ dính vào da của bạn.
Vớ cũng rất quan trọng. Vớ làm từ chất liệu len hoặc len hỗn hợp sẽ giúp hút hơi ẩm từ chân, ngăn ngừa phồng rộp da chân. Nếu trời quá lạnh, bạn nên đi hai đôi vớ, một đôi mỏng bên trong và đôi dày hơn bên ngoài.
Lớp giữa (quần áo ấm)
Sau đó, lớp quần áo tiếp theo sẽ giúp tăng thêm độ ấm cho cơ thể mà không hạn chế chuyển động.
Hãy sử dụng áo lông vũ hoặc lông cừu vì khối lượng nhẹ nhàng, cho phép bạn vận động thuận lợi đồng thời có khả năng cách nhiệt. Chất liệu thoáng khí này không thấm nước và cần phải thoáng khí để mồ hôi có thể bay hơi.
Lớp khoác ngoài
Lớp khoác ngoài là lá chắn giúp bạn chống lại gió băng, mưa và tuyết. Loại vải chống thấm nước/kháng nước sẽ ngăn nước bám vào quần áo.
Bạn nên theo dõi dự báo thời tiết lựa chọn kiểu dáng và độ dài của lớp khoác ngoài khi lên kế hoạch hoạt động ngoài trời.
Về độ vừa vặn của lớp khoác ngoài, bạn nên chọn cỡ đủ rộng để có thể mặc được hai lớp quần áo bên trong, nhưng cũng đừng mặc quá rộng để tránh không khí lạnh luồn vào trong cơ thể.
Giày dép
Khi mua giày hoặc bốt mùa Đông, bạn nên đi vớ lúc thử giày. Độ dày của vớ cần vừa vặn để bảo đảm sự ổn định khi đi lại, nhất là vào những ngày nhiều gió.
Hãy chắc chắn rằng đôi bốt của bạn có lớp cách nhiệt giữ ấm, có khả năng cách nhiệt, chống thấm nước và đế giày thì chắc chắn, chống trơn trượt.
Hãy hoàn thiện phụ kiện giữ ấm của bạn bằng nón, bao tay và khăn quàng cổ để che những vùng da hở còn lai, tăng thêm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi gió lạnh.
Cara Michelle Miller _ Ngọc Thuần & Khánh Nam/baomai