Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy tim

Dịch từ “Signs and Symptoms of Heart Failure- Angela Ryan Lee- 9/18/2023”

South_agency / Getty Images

Tim của bạn chịu trách nhiệm bơm máu để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan khác trong cơ thể. Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của cơ thể, điều này có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi và sưng tấy ở chân.

Suy tim: Bạn có hình dung trái tim hoạt động thế nào khi bị suy tim?

Các triệu chứng suy tim (heart failure) xảy ra do hai lý do chính: tắc nghẽn dòngmáu (được gọi là xung huyết/congestion) và suy giảm lượng máu đến phần còn lại của cơ thể (được gọi là hiệu suất máu thấp/ low output).

Mỗi người có thể có những triệu chứng khác nhau đôi chút. Một số người có thể có các triệu chứng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng gì cả, trong khi những người khác có các triệu chứng suy tim nặng xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Biết những dấu hiệu của suy tim có thể giúp bạn hiểu khi nào cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Triệu chứng suy tim xung huyết

Suy tim xung huyết là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Xung huyết (congestion) là thuật ngữ mô tả tình trạng quá tải chất lỏng trong tim - còn được gọi là suy tim xung huyết (congestive heart failure /CHF). Khi tim bạn bắt đầu suy, áp lực trong buồng tim tăng cao gây ra bởi sự gia tăng lượng máu trong tim  khiến tim khó bơm máu hiệu quả như khi nó hoạt động bình thường.

Trong thời gian bị suy tim, cơ thể bạn tích tụ nhiều chất lỏng hơn mức cần thiết và buộc thận phải giữ nước. Việc giữ nước quá mức cũng có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng ở các cơ quan khác, như phổi của bạn. Do đó, bạn có thể gặp các triệu chứng xung huyết sau đây:

Khó thở (thường nặng hơn khi nằm)

Ho

Khò khè

Tăng cân do giữ nước

Đau bụng

Khó thực hiện hoạt động thể chất hoặc cảm thấy kiệt sức hơn bình thường sau khi tập thể dục

Sưng ở chân và bàn chân

Nếu có các triệu chứng trên, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ của bạn để xét nghiệm. Trong cuộc hẹn, bác sĩ có thể  khám nghiệm thêm để tìm các dấu hiệu khác của suy tim xung huyết, chẳng hạn như:

Giãn tĩnh mạch cảnh (Jugular venous distention /JVD), gây sưng tĩnh mạch ở bên phải cổ của bạn

Phù rỗ (,Pitting edema), một loại sưng tấy để lại vết lõm hoặc "hố" khi bạn ấn xuống da

Tiếng lép bép (crackles) tức âm thanh mà phổi bạn tạo ra khi có chất lỏng trong đó—mà bác sị có thể nghe thấy khi để ống nghe trên lồng ngực của bạn

Triệu chứng suy tim do hiệu suất thấp

Hiệu suất thấp( low output) xảy ra khi tim bạn không cung cấp đủ lưu lượng máu đến các cơ quan khác trong cơ thể . Tim của bạn có xu hướng rơi vào trạng thái này vào giai đoạn cuối của bệnh suy tim. Trong trạng thái này, bạn có thể có các triệu chứng như:sau

Chóng mặt

Da lạnh, nhợt nhạt

Đau ngực

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Chán ăn hoặc cảm thấy chóng no khi ăn

Mệt mỏi

Giảm cân không chủ ý

Nếu có các riệu chứng trên bạn nên đến gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Trong cuộc gặp bác sĩ có thể khám sức khỏe cho bạn và cho thực hiệm những thử nghiệm để tìm các dấu hiệu khác của suy tim , bao gồm nhưng không giới hạn ở:

Mạch yếu

Men gan tăng cao, có thể gây viêm gan

Rối loạn chức năng thận hoặc suy thận

Nhịp tim cao

Huyết áp thấp

Các dấu hiệu bổ sung của suy tim

Bạn cũng còn có thể có các triệu chứng suy tim khác không liên quan trực tiếp hoặc gây ra bởi xung hyết hoặc hiệu suất máu thấp. Bao gồm các:

Tim đập nhanh

Ngất xỉu

Tăng nhịp tim

Rối loạn tâm thần, thường do lượng natri trong máu thấp

Khi nào cần liên hệ với bácsĩ

Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân đang bị suy tim hoặc có thể có nguy cơ bị biến chứng tim, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ  để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

Một cách dễ dàng để ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo suy tim là sử dụng từ FACES . Đó là chữ viết tắt của:

F  Fatigue      Mệt mỏi

A  Activity limitation (feeling exhausted during physical activity

                     Hạn chế hoạt động(cảm thấy kiệt sức khi hoạt động thể chất)

C Congestion (due to fluid build-up)  

                     Tắc nghẽn (do tích tụ chất lỏng)

E Edema (swelling)

                       Phù sưng

S Shortness of breath  

                      Hụt hơi

Việc ghi nhớ từ viết tắt FACES có thể giúp bạn tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm hơn và như vậy được điều trị sớm hơn . Bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán bệnh suy tim và bắt đầu dùng các loại thuốc có thể giúp giữ cho tim của bạn hoạt động tốt nhất có thể, ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện khả năng sống sót. Điều quan trọng là bạn đừng bao giờ bỏ qua các triệu chứng suy tim, vì suy tim có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhịp tim không đều và tử vong.

Nếu bạn đã được chẩn đoán suy tim từ trước và các triệu chứng trở thành trầm trọng hơn, bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ của mình để kiểm tra lại. Đôi khi thay đổi liều lượng thuốc có thể giúp cải thiện các triệu chứng, nhưng điều cần thiết là phải tìm hiểu lý do tại sao tình trạng suy tim của bạn trở nên trầm trọng hơn và loại trừ các biến chứng như nhồi máu cơ tim

Tóm lươc

Suy tim là tình trạng xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để cho các cơ quan khác trong cơ thể có thể hoạt động bình thường. Các triệu chứng của suy tim thường là do ứ đọng và giữ nước (tắc nghẽn) hoặc lưu lượng máu kém (lượng máu lưu thông thấp). Hậu quả là bạn có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, sưng tấy, khó thở và ho. Gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng này có thể giúp bạn bắt đầu được điều trị sớm hơn.

Các câu hỏi thường gặp

Tuổi thọ của người bị suy tim là bao nhiêu?

Tuổi thọ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào giai đoạn suy tim, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bạn. Nhìn chung, với bệnh suy tim mạn tính, tỷ lệ sống sót sau 1 năm là khoảng 90% và tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 50-60%, theo nghiên cứu.

Suy tim tiến triển nhanh như thế nào?

Suy tim có bốn giai đoạn: A, B, C và D. Tình trạng của bạn tiến triển nhanh đến mức nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn suy tim, nguyên nhân cơ bản của suy tim và kế hoạch điều trị  . Sự tiến triển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo có thể xảy ra chỉ trong vài tháng đến vài năm. Thực hiện theo kế hoạch điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của tình trạng này.

Đi bộ có thể cải thiện triệu chứng suy tim?

Đi bộ và tập thể dục thường xuyên là những thay đổi quan trọng trong lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh suy tim. Đi bộ có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của tim mạch (liên quan đến tim) và khả năng chịu đựng khi tập thể dục. Một số nghiên cứu cũng cho thấy đi bộ và tập thể dục đều đặn có thể cải thiện cơ hội sống sót của bạn khi bị suy tim.

 

NBNtintuccaonien