Thế nào là một người bạn thật sự? Mỗi người đều có câu trả lời riêng cho mình. Đối với tôi, đó là người mà tôi không cảm thấy cô đơn khi ở bên cạnh.
Nghiên cứu của Đại học Chicago (US) đã phát hiện một điều thú vị rằng sự cô đơn có thể làm tăng huyết áp của những người hơn 50 tuổi. Nhưng một điều thú vị không kém là các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cô đơn không liên quan đến việc một người có bao nhiêu bạn.
Các nhà nghiên cứu sử dụng thang đo UCLA Loneliness. Thang đo này không dựa trên số lượng. Người tham gia không đánh giá bản thân trên tiêu chí “Càng đông càng vui” hay “Tôi chưa bao giờ gặp người lạ”. Thang đo dựa trên các tiêu chí như “Bạn thường cảm thấy mình có thể chịu được sự cô đơn trong bao lâu?” hoặc “Bạn thường đợi người khác viết thư hay gọi cho mình trong bao lâu?”
Có thể nói, sự cô đơn không phải chỉ là trạng thái ở một mình, mà là cảm giác về trạng thái đó.
Chúng ta đều biết về cảm giác cô đơn mặc dù có rất nhiều người xung quanh trong một buổi tiệc nhưng lại cảm thấy thoải mái khi ở trong một ngôi nhà trống. Chúng ta đồng ý trong tình bạn thì “chất lượng thì hơn số lượng”, điều này cũng được các chuyên gia xác thực. Người có ít bạn không phải là những người cảm thấy buồn và cô đơn. Dù nhiều hay ít bạn, miễn là các mối quan hệ này thật sự gần gũi và ý nghĩa thì chúng ta đều thấy vui!
Định nghĩa “bạn bè” ngày nay được dùng quá tự do. Tôi muốn chỉ ra sự khác biệt giữa bạn bè, đồng nghiệp và những người quen, cũng như giữa bạn thật và bạn Facebook.
Thế nào là một người bạn thật sự? Mỗi người đều có câu trả lời riêng cho mình. Đối với tôi, đó là người mà tôi không cảm thấy cô đơn khi ở bên cạnh. Đó là người không quấy rầy tôi, là người tôi có thể cảm thấy thoải mái khi tôi cần lời khuyên, và là người làm tôi cảm thấy vui (thậm chí là vinh dự) khi được làm điều tương tự cho họ.
Tôi có thể nói rằng tất cả những điều trên chỉ có ở một số ít người bạn của tôi. Và sau đó là “bạn bè loại hai”. Tôi thích và quan tâm tới họ nhưng không chia sẻ những suy nghĩ thầm kín với họ.
“Con số của Dunbar”, được đề xuất bởi nhà nhân chủng học Robin Dunbar vào năm 1992, là một đánh giá thường được dùng về số lượng các mối quan hệ mà chúng ta có thể duy trì, và con số đó là 150. Tôi có khoảng chừng ấy người trong mạng lưới quan hệ. Mặc dù vậy, chắc chắn không phải ai tôi cũng gọi là bạn bè.
Thực ra, tôi là người sử dụng Facebook thường xuyên, nhưng tôi bắt đầu cảm thấy mình có quá nhiều bạn bè. Số bạn bè của tôi không thấp hơn nhiều so với số lượng bạn bè mà một người nhìn vào và có thể đánh giá tôi là người thảm hại, cần sự chú ý của người khác. Một nghiên cứu đã chỉ ra số lượng bạn bè lý tưởng trên Facebook là 302. Con số này đủ để bạn không cảm thấy thảm hại hay quá lệ thuộc vào người khác.
Tôi đã xác nhận yêu cầu kết bạn từ một số người mà mình cảm thấy không có điểm chung. Trong một số trường hợp, những người lạ này đã trở thành bạn ảo. Một vài người thậm chí đã trở thành bạn thật sự. Điều này thật tuyệt. Nhưng những người khác chỉ là một khuôn mặt nhỏ trong khung avatar. Chúng ta không có gì để chia sẻ với họ. Và có nhiều “bạn bè” không làm cho tôi cảm thấy tốt hơn về bản thân mình, mà nó làm tôi cảm thấy giả tạo.
Bên cạnh đó, cho dù chúng ta có bao nhiêu bạn bè thì chúng ta chỉ giao tiếp với một số ít người trong số đó, theo Cameron Marlow, một nhà nghiên cứu về Facebook. Một người phụ nữ với 500 người bạn thì cô ấy chỉ thường xuyên gửi bình luận trên facebook của 26 người và thực sự giao tiếp với 16 người. Đối với nam giới, con số này là bình luận cho 17 người và giao tiếp với 10 người. Tôi chưa bao giờ làm toán về “bạn bè” của mình, nhưng điều này có vẻ đúng. Đây là những người bạn tôi phải gìn giữ, và một vài người khác mà tôi cảm thấy thú vị.
Những người còn lại? Họ có vẻ là những người tốt, thế nhưng có lẽ tôi nên giao tiếp với họ bên LinkedIn (LinkedIn: mạng xã hội dùng để giao tiếp về công việc, được những người đi làm sử dụng) cùng lúc với các đồng nghiệp và những người quen khác.
Theo VIET PSYCHOLOGY / PSYCHOLOGY TODAY/anle20