Mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Joe Biden ưa là giải quyết tình trạng Hâm nóng Toàn cầu. Chủ đề này rất mơ hồ, rộng lớn và khó kiểm chứng kết quả so với kinh tế, công nghệ, đại dịch Virus Vũ Hán, tranh chấp với Trung Quốc, Nga, giằng co nguyên tử với Bắc Triều Tiên, Iran.
Chủ đề Thay đổi Khí hậu giúp cho Biden có thể triệu tập những cuộc họp được nhiều quốc gia tham dự. Họ hiện diện vì lời hứa 100 tỷ USD/năm, được chuyển giao công nghệ cao từ các nền kinh tế tiên tiến, và được công nhận vị thế quốc tế. Không nước nào chống đối do họ hoàn toàn hưởng lợi mà có mất bất cứ thứ gì, ngoại trừ nước bọt.
Chủ đề Hâm nóng Toàn cầu giúp cho Chính quyền Biden tránh bớt sự chỉ trích về bất lực hoặc thiếu sót trong cách điều hành mọi lĩnh vực đời sống quốc gia và quốc tế.
Bill Gates đã lật tẩy Joe Biden trong bài đăng trên trang nhà: “Nhiều người chết vì COVID hơn vào năm 2021 so với năm 2020. Nếu bạn là một trong số hàng triệu người mất thân nhân vì virus trong mười hai tháng qua, bạn chắc chắn không nghĩ rằng năm nay tốt hơn năm ngoái”.
Hôm 9 tháng 1năm 2021, hơn 60 nhóm thiên tả kêu gọi giới truyền thông đưa tin cân bằng hơn với Biden. Bởi vì báo chí loan những tin về Biden trong bốn tháng qua còn tệ hơn thời Tổng thống Donald Trump.
Biden liền cử các Phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, David Kamin và Bharat Ramamurti, đến các tòa soạn báo chí để thuyết trình tóm gọn mọi diễn tiến như một lời răn đe hoặc nhắc nhở.
Nguồn gốc của Lý thuyết Hâm nóng Toàn cầu
Theo Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Lý thuyết “Hâm nóng Toàn cầu” xuất phát từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong lúc quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để kết luận “trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí”. Họ cho rằng thán khí (CO2) thải vào không khí do đốt than đá tạo năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kính”. Năm 1990, Thông cáo của 49 nhà bác học từng lãnh giải Nobel đã kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bảo vệ quả địa cầu.
Năm 2003, hai khoa học gia Karl và Trenberth ước tính từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 1.6 đến 4.2 độ C sẽ làm nóng chảy hai tảng băng ở Greenland và Antartica có thể gây ngập lụt các bờ biển.
Nghị định thư Kyoto được thành luật từ năm 2006, nhưng vấn đề Hâm nóng Toàn cầu vẫn chưa tiến triển, ngoại trừ nhưng lời phát biểu hoặc các tài liệu nghiên cứu tràng giang đại hải.
Năm 1990, Dân biểu Al Gore đẩy mạnh cuộc vận động phê chuẩn Hiệp ước Kyoto, nhưng, bị vô-hiệu-hoá bởi Nghị quyết Byrd-Hagel, được Thượng viện thông qua với số phiếu 95-0, thể hiện lập trường Hoa Kỳ không nên ký bất cứ hiệp ước nào mà thiếu sự ràng buộc về mục tiêu và lịch trình (cắt giảm lượng khí thải) đối với các quốc gia tiên tiến cũng như đang phát triển, hoặc nếu hiệp ước “gây ra sự thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế nước Mỹ”. Chính phủ Clinton không đệ trình Thượng viện để thông qua Hiệp ước Kyoto.
Cựu Phó tổng thống Al Gore (1993-2001) đã đẩy mạnh hoạt động chống biến đổi khí hậu qua hai bộ phim thời sự An Inconvenient Truth (2006) và An Inconvenient Sequel (2017) và một cuộc du hành thuyết trình nhiều tháng. Gore và Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2007.
Bài báo của Nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ Sue Natali đăng trên BBC năm 2019 đã mô tả thảm trạng băng vĩnh cửu ở Bắc cực đang tan chảy do tình trạng Hâm nóng Toàn cần có thể gây thảm hoạ cho nhân loại.
Nhiều thế kỷ qua, các nhà khoa học trên thế giới đã đo đạc về sự thay đổi nhiệt độ trên Địa cầu hàng năm. Hai xu hướng về thay đổi khí hậu. (1) Sự biến đổi khí hậu là hiện tượng tự nhiên do ảnh hưởng tương tác giữa các vì sao không phải tại con người. Tiến sĩ vật lý Michael Griffin nhận định: “Cá nhân tôi cho rằng mọi người đã đi quá trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, đến mức mà thảo luận những chủ đề này từ góc độ kỹ thuật đơn giản là bất-hợp-pháp. Nó dường như đã nhận được địa vị của tôn giáo, tôi cảm thấy rằng điều này thật đáng tiếc”. (2) CO2 chiếm chưa đến 0.04% khí quyển Trái Đất thì làm sao ảnh hưởng đến nhiệt độ? Khi 0.04% nhỏ nhoi CO2 chiếm trong lượng khí nhà kính, chỉ có 3% từ hoạt động của con người, thì làm sao con người là tác nhân gây biến đổi khí hậu?
Một số khoa học gia trong khi nghiên cứu về hành tinh Mars đã đưa ra một giả thuyết về sự thành hình của mặt địa cầu như sau: Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng” để rồi sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển qua chu kỳ “lạnh”. Thời đại của người Viking ở Bắc Cực thời gian trước Giáng sinh vẫn có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là một tảng băng vĩ đại như hiện tại. Sa mạc Sahara có diện tích gần bằng Hoa Kỳ phủ lên 12 quốc gia Châu Phi kể cả Ai Cập từng có chăn nuôi và trồng trọt.
Giới khoa học gia thế giới đã ghi chép nhiệt độ trên trái đất hàng năm và ghi nhận năm nay lượng băng trên Bắc Cực tăng rất nhanh và nhiệt độ ở Nam Cực giảm hơn thường lệ. Hiện tại, Nga đã phái tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân để cứu khoảng 20 chiếc tàu hàng bị kẹt trong băng trên Tuyến Đường Biển Phương Bắc (NSR).
Những con số biết nói
Trong bài “Media peddling a new Climate Change lie” do American Thinker đăng ngày 4 tháng 12 năm 2021 ghi nhận “từ năm 1876 đến 1878 đã có 50 triệu người chết (khi dân số thế giới ít hơn nhiều) ở Châu Á, Brazil, Châu Phi do tình hình khí hậu thay đổi bao gồm Thái Bình Dương mát mẻ, El Niño kỷ lục và Đại Tây Dương ấm kỷ lục. Không có điều kiện nào do con người, khí mêtan, ô tô, công nghiệp hóa hoặc nhiên liệu hóa thạch gây ra”.
Hiện tượng El Nino - Southern Oscillation, và La Nina xuất hiện khoảng 7 năm một lần, cực đại vào khoảng tháng 12 làm cho nước lạnh dưới đáy đại dương tràn lên mặt biển mang theo nhiều chất giàu dinh dưỡng gây biến đổi khí hậu và hệ sinh thái khiến chỗ mưa lạnh nhiều nơi nắng hạn.
Từ năm 2007 tới 2013, giới khoa học gia cấp tiến ở Hoa Kỳ luôn luôn kêu gào và xác định “chòm băng Bắc Cực sẽ biến mất trong vòng 5-6 năm.
Theo dữ liệu mới nhất từ Viện Khí tượng Đan Mạch (DMI) “khối lượng băng ở Bắc Băng Dương đã có dấu hiệu tăng nhanh trong những tuần gần đây, vượt tất cả các năm gần đây mà không thấy dấu hiệu suy giảm”.
Châu Nam Cực cũng vừa chứng kiến một mùa đông lạnh giá lịch sử. Từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình ở Nam Cực là -61,1C (-78F). Nói đơn giản, đây là đợt 6 tháng lạnh nhất từng được ghi nhận ở khu vực và nó dễ dàng soán ngôi trước đó “mùa đông lạnh nhất” được ghi nhận: -60,6C (-77F) vào năm 1976.
Dữ liệu về Paleoclimate cho thấy, trong thời kỳ tiền-công-nghiệp, Bắc Băng Dương có ít băng hơn so với thời hiện đại. Thế kỷ 18 và 19, lượng băng ở Bắc Băng Dương ở mức thấp nhất, trung bình là 5.5 triệu km² so với 10 triệu km2 hiện tại.
Đói nghèo và lạc hậu do không biết khai thác các nguồn năng lượng thiên nhiên. Nực cười, khi thế giới văn minh đã cứu họ bằng các loại công cụ hoạt động nhờ năng lượng hoá thạch!
Loài người nên khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý để cải thiện cuộc sống, hoặc ôm khẩu hiệu chính trị mà chịu cảnh thiếu thốn, tối tăm.
14/12 2021-Đại-Dương