Trầm cảm nếu không chữa trị đúng mức sẽ dễ dàng tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.
Xã hội ngày càng phát triển, áp lực và nhu cầu cuộc sống ngày càng gia tăng, đòi hỏi con người cũng phải thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu mới, đồng thời phải cân bằng giữa cuộc sống cá nhân, gia đình và công việc.
Từ đó, những rối loạn bệnh lý cũng xảy ra nhiều hơn, trong đó trầm cảm là dễ gặp nhất nhưng lại ít được quan tâm hoặc bỏ qua. Đây là trạng thái cảm xúc thể hiện sự thất vọng, buồn phiền, chán nản của bản thân trong cuộc sống hằng ngày, dần dần ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể.
1. Các vấn đề về đường tiêu hóa
Bộ não của chúng ta được kết nối chặt chẽ với hệ tiêu hóa. Chúng cực kỳ nhạy cảm với cảm xúc vì cảm xúc kích hoạt hệ tiêu hóa và mang lại cảm giác khó chịu.
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến các cơn co thắt và chuyển động trong đường ruột. Và đối với những người vốn đã có vấn đề về hệ tiêu hóa, khi cảm thấy buồn phiền, mệt mỏi, cơn đau dạ dày sẽ lại càng khó chịu hơn.
2. Bệnh tiểu đường
Trầm cảm làm tăng mức độ hormone căng thẳng và do đó chúng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và kháng insulin. Sự liên kết này có tác động hai chiều và những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị trầm cảm hơn những người không bị tiểu đường khác.
3. Suy giảm chức năng thận
Trầm cảm ảnh hưởng đến cả những người bị bệnh thận mãn tính và những người có thận khỏe mạnh. Nó cũng làm tăng tốc độ phát triển của bệnh tật.
Một trong những lý do dẫn đến vấn đề này là do sự gia tăng của các protein gây viêm kích hoạt quá trình tự miễn dịch, khiến thận bị rối loạn chức năng.
4 Nguy cơ đau tim
Những người bị trầm cảm có thể bị cao huyết áp và tăng nhịp tim. Điều này đều có thể dẫn đến bệnh tim.
Ngoài ra, các hormone căng thẳng sẽ tiết ra từ cơ thể do ảnh hưởng từ trầm cảm cũng có tác động tiêu cực đến tim mạch.
5. Vấn đề với mạch máu
Vấn đề với mạch máu có thể gây nguy hiểm cho tim. Huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu trong mạch, khiến chúng co lại và trở nên dễ tổn thương. Điều này làm hỏng các mạch máu và chúng không thể mang đủ chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào và mô.
6. Đau lưng
Tất nhiên, đau lưng không phải lúc nào cũng liên quan đến chứng trầm cảm. Tư thế xấu và cơ yếu là những lý do phổ biến hơn cho điều này.
Nhưng vấn đề là trầm cảm có thể gây ra cơn đau mãn tính, xuất phát từ phản ứng của cơ thể đối với chứng trầm cảm.
7. Các vấn đề về trí nhớ và đau đầu
Trầm cảm có thể gây mất trí nhớ ngắn hạn và lú lẫn. Tình trạng này khiến người bệnh hay quên và ức chế khả năng tập trung.
Nó cũng có thể gây ra một cơn đau đầu kinh niên hay còn được gọi là “đau đầu căng thẳng,” xuất hiện dưới dạng xung động nhẹ chủ yếu xung quanh khu vực lông mày.
8. Viêm khớp
Trầm cảm và viêm khớp là hai tình trạng có kết nối chặt chẽ với nhau. Trầm cảm có thể gây ra viêm khớp và ngược lại. Yếu tố chính là tình trạng viêm nhiễm xảy ra do các bệnh này. Trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến tiến trình và làm trầm trọng thêm kết quả của bệnh viêm khớp.
Tóm lại, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải đối diện với nhiều thứ xung quanh để giải quyết, đôi khi những vấn đề có thể khiến chúng ta buồn phiền, đau lòng, lo lắng hay khó chịu.
Điều quan trọng là bạn đừng để mình trong những cảm giác tiêu cực quá lâu vì dần dần nếu không phát hiện ra, hoặc thờ ơ với những cảm xúc của mình, bạn dễ rơi vào trầm cảm.
Với những dấu hiệu mà cơ thể phát ra ở trên, đã đến lúc bạn nên đi gặp bác sĩ để chữa trị căn bệnh trầm cảm, để bạn có một cuộc sống dễ chịu hơn và hạnh phúc hơn.
(KD)/nguoiviet.com