Hãy bỏ ngay những quan niệm ăn uống sai lầm dưới đây để chọn cho mình một chế độ ăn uống khoa học tốt cho sức khỏe
Không ăn thịt sẽ gây thiếu máu
Một số loại thịt chứa hàm lượng sắt phong phú và khi bạn tiêu thụ sẽ góp phần tăng cường chất lượng của máu. Nhưng sắt không phải là chất duy nhất tốt cho máu của bạn và thịt không phải là nhóm thực phẩm duy nhất chứa sắt.
Nếu không thích ăn thịt, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất bổ máu cho cơ thể từ thực phẩm thực vật (rau, củ, quả, hạt...). Ví dụ như rong biển, chỉ cần một muỗng rong biển có thể bổ sung 100% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 80% nhu cầu vitamin B12 mà cả sắt và vitamin B12 đều tốt cho máu. Hoặc bạn cũng có thể bổ sung hạt gai dầu, hạt chia... vì chúng cũng rất giàu chất sắt. 1 thìa cà phê nhỏ có thể cung cấp 45% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 1 muỗng hạt quinoa cung cấp 15% và cacao nguyên chất cung cấp 20% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn.
Da gà có hại
Da gà có rất nhiều chất béo và cholesterol. Nhưng mọi người thường không tính đến việc lipid trong da gà rất tốt vì nó là chứa các axit béo không bão hòa làm giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt.
Hơn nữa, da gà là nguồn collagen có tác dụng tốt đến cơ bắp, da và khớp của chúng ta.
Kiêng tinh bột, chất béo để giảm cân
Những người muốn giảm cân thường không ăn tinh bột và đồ ngọt, chỉ ăn rau và thịt. Cơ sở lý thuyết cho việc khuyến khích áp dụng chế độ này là khi mọi người dùng thức ăn giàu protein sẽ nhanh có cảm giác no và lượng thức ăn vào cơ thể sẽ giảm. Trong khi đó, vì thiếu carbohydrate nên chất béo không bị đốt cháy hoàn toàn, protein cũng nhanh chóng bị phá vỡ khiến các chất dinh dưỡng này không hấp thụ tối đa vào cơ thể, sớm bị đào thải.
Tuy nhiên, điều này không đúng bởi tinh bột và chất béo là hai nguồn cung cấp năng lượng chính. Nếu cơ thể thiếu năng lượng sẽ uể oải và không hoạt động tốt, có thể hạ đường huyết gây ngất xỉu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng nên dễ mắc bệnh. Nếu bạn bị thừa cân béo phì chỉ nên kiêng vừa phải và không ăn quá nhiều.
Trên thực tế, mỗi ngày cơ thể cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại dưỡng chất như bột đường, đạm, béo; đến các vi chất dinh dưỡng là vitamin (vitamin A, nhóm B, C, D, E, K, H, PP...) và khoáng chất (canxi, sắt, kẽm, đồng, mangan, phosphor...); yếu tố vi lượng (I ốt, Selen...). Tùy vào từng độ tuổi, giới tính, hoạt động thể lực, tình trạng sinh lý (trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người già...) và bệnh lý của từng cơ thể mà cần cung cấp số lượng các chất dinh dưỡng khác nhau.
Bánh mỳ nâu tốt hơn bánh mỳ trắng
Bánh mì màu nâu không có quá nhiều chất xơ không cần thiết. Màu nâu “lành mạnh” có thể là từ caramel ở trong bột bánh vì thế năng lượng có trong bánh mì nâu cũng tương đương với bánh mì trắng.
Sô-cô-cola không tốt cho sức khỏe
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn một lượng thích hợp chocolate đen mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe con người như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát sự thèm ăn... Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn chocolate ở mức vừa phải vì nó chứa chất béo bão hòa và hàm lượng calo cao, ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể.
Ăn ít giúp giảm cân
Một số người quan niệm càng ăn ít đi, bạn sẽ tiêu thụ ít calo, nhờ đó, tăng tốc độ giảm cân. Về lý thuyết, điều này có vẻ đúng, nhưng thực tế, nó lại gây tác dụng ngược lại. Khi ăn ít, cơ thể trong thời gian dài sẽ thiếu dinh dưỡng và lâu dần sẽ phá vỡ quy tắc ăn uống, tiêu thụ bất cứ thứ gì để bù đắp năng lượng. Kết quả là bạn càng ăn nhiều hơn. Vì vậy, bạn có thể chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn mỗi ngày, mỗi bữa cách nhau 3-4 giờ để kiểm soát cơn đói và giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Sữa sẽ làm tăng cholesterol
Trong thực tế, điều này hoàn toàn không đúng. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng cholesterol trong sữa không phải là cao. Thay vào đó, sữa có chứa một số yếu tố mà có thể ức chế cholesterol. Nghiên cứu y học cũng đã xác nhận rằng uống sữa có thể giúp giảm bệnh tim mạch và cao huyết áp.
Nhai nhanh, nuốt vội
Nhiều người cho rằng ăn nhanh sẽ tốt cho sức khỏe và còn tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, vì chỉ có ăn chậm, nhai kỹ mới có thể nghiền nát thức ăn được tốt hơn và từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng, quá trình chuyển hóa diễn ra thuận lợi hơn.
Detox thường xuyên để giảm cân, thanh lọc cơ thể
Detox bằng nước ép hoa quả được cho là sẽ giúp cơ thể thải ra các chất “độc hại” tồn dư trong người. Nhưng nó cũng có khả năng thải luôn chất dinh dưỡng và calo cần thiết, khiến cơ thể rơi vào trạng thái “chết đói”. Muốn giảm cân không nên áp dụng phương pháp detox, bởi mỗi người còn phải lao động, học tập, sinh hoạt… khi detox sẽ thiếu chất khiến cơ thể mệt mỏi.
Dầu oliu chứa ít calo
Dầu oliu chứa chất béo và chất dinh dưỡng có lợi, nhưng cũng như nhiều loại dầu khác, dầu oliu giàu calo, dễ gây tăng cân. Vì vậy, bạn không nên dùng quá nhiều dầu oliu khi chế biến đồ ăn.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin/suckhoegiadinh