Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

Đời người có 5 cạm bẫy lớn, không ngộ ra sớm sẽ chẳng thể vượt qua

"Kinh Dịch" là hệ thống tư tưởng triết học vĩ đại và được tôn vinh là bộ sách kinh điển của người Trung Hoa. Những bài học triết lý nhân sinh sâu xa trong nó dù trải qua cả ngàn năm lịch sử vẫn khiến người đời sau phải trăn trở suy ngẫm.

Bài học từ Kinh Dịch: Đời người có 5 cạm bẫy lớn, không ngộ ra sớm sẽ chẳng thể vượt qua - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Một trong những bài học quý giá nhất phải kể đến câu “nhân sinh hữu ngũ khảm, độ qua nhu ngũ ngộ”. Câu này có nghĩa là đời người có 5 cạm bẫy, cần lĩnh ngộ 5 điều để có thể vượt qua những ải này.

Đời người đằng đẵng mấy mươi năm, chắc chắn sẽ có lúc thăng lúc trầm, lúc thuận buồm xuôi gió, lúc bẫy rập trùng trùng. Đây là những chuyện mà ai cũng sẽ gặp phải trong đời, tất cả chúng ta đều phải học cách vượt qua. Tuy nhiên ít ai biết rằng, những cạm bẫy lớn nhất lại xuất phát từ chính bản tính của mỗi người.

5 CẠM BẪY LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Thông minh

Học giả nổi tiếng Trung Quốc Tăng Quốc Phiên từng dạy rằng: “Làm người không nên quá thông minh”.

Đôi khi thông minh lại chính là cạm bẫy khiến chúng ta rơi vào hố sâu của sự phiền não và đau lòng.

Cũng giống như bài thơ Tẩy Nhi Thác của Tô Đông Pha có viết: "Nhân giai dưỡng tử vọng thông minh. Ngã bị thông minh ngộ nhất sinh. Duy nguyện hài nhi ngu thả lỗ, vô tai vô nạn đáo công khanh."

Tạm dịch: Nuôi con ai chẳng muốn thông minh. Ai ngỡ thông minh mãi hại mình. Lại ước con ta ngu lại ngốc, thong dong an hưởng lộc công khanh.

Bài học từ Kinh Dịch: Đời người có 5 cạm bẫy lớn, không ngộ ra sớm sẽ chẳng thể vượt qua - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Con người sống ở trên đời, nếu thông minh quá tất sẽ bị thông minh hại, thứ chúng ta cần là sự khôn ngoan và thông minh vừa đủ để biết tiến biết lùi. Trong cuộc sống đôi khi cần một chút ngốc nghếch, đơn thuần để có một cuộc sống giản dị mà an yên.

Ích kỷ

Người xưa thường nói rằng ích kỷ là nguồn gốc của mọi tính xấu. Những người chỉ luôn suy nghĩ và lo lắng thiệt hơn cho riêng mình, không quan tâm đến những người xung quanh thì vĩnh viễn không có lấy một người bạn tâm giao chân thật.

Như Quỷ Cốc tiên sinh từng dạy rằng: “Tương ích tắc thân, tương tổn tắc sơ. Ích giả, lợi chi dã. Tổn giả, hại chi dã”

Tạm dịch: Nếu đôi bên cùng có lợi thì quan hệ sẽ càng thân thiết. Ngược lại, nếu đôi bên chỉ có hại thì nhanh chóng thành người dưng.

Tất cả các mối quan hệ đều được hình thành dựa trên lợi ích, nếu một bên luôn ích kỷ, tư lợi cá nhân thì rất nhanh sẽ tan đàn xẻ nghé, thậm chí còn vì tranh giành lợi ích mà xảy ra tranh chấp không nên.

Ngạo mạn

Vương Dương Minh - nhà triết gia lỗi lạc nhất thời Minh, Trung Quốc từng dạy rằng, căn bệnh lớn nhất của nhân sinh chỉ nằm trong một chữ “ngạo” (trong ngạo mạn).

Từ bao đời nay, ngạo mạn và thiên kiến là hai nhược điểm lớn nhất trong bản tính của mỗi con người. Bất cứ ai cũng có lòng tự tôn và tự kiêu, tuy nhiên việc kiêu ngạo hay ngạo mạn thái quá luôn là khởi đầu của những điều không may mắn.

Do đó, cần học cách khiêm tốn biết mình biết người, từ đó điều chỉnh suy nghĩ và hành vi sao cho thích hợp.

Bài học từ Kinh Dịch: Đời người có 5 cạm bẫy lớn, không ngộ ra sớm sẽ chẳng thể vượt qua - Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ

    Phóng túng

Một trong những sai lầm lớn nhất của đời người chính là phóng túng, buông thả bản thân. Chỉ vì những ham muốn nhất thời, không khống chế được hành vi của mình thường dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Cổ nhân có câu, phóng túng chính là con đường nhanh nhất huỷ hoại mỗi người. Ai trong chúng ta cũng có những ham muốn và dục vọng riêng, việc của mọi người là học cách kiểm soát và kiềm chế những thứ đó lại. Người nào làm được điều này, không sớm thì muộn không thành công ắt thành danh.

    Không có chính kiến

Tăng Quốc Phiên từng nói rằng: “Đừng hùa theo số đông mà đánh mất đi nguyên tắc sống của chính mình”.

Những người không có chính kiến là những người vĩnh viễn không thể thành công, cũng không thể làm được việc lớn. Vì suy nghĩ và ý kiến của họ luôn thay đổi theo số đông hoặc dễ lung lay khi bị tác động.

(theo soha)