Chim lợn hay chim cú lợn là loài chim rất thông minh, đáng yêu. Tuy nhiên, từ xa xưa ở Việt Nam, chúng bị coi là quỷ dữ vì chim lợn kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết.
Chim cú lợn kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.
Người ta còn đồn rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra và báo hiệu. Vì quan niệm như vậy, nên khi tiếng chim lợn kêu éc éc thành tràng dài não nề trong đêm khuya tĩnh mịch, luôn tạo cảm giác rợn người.
Thậm chí, những tiếng chim lợn trong đêm, sẽ khiến cả làng bàn tán chuyện chết chóc sẽ xảy đến với một ai đó, rồi người ta thi nhau đoán già, đoán non. Vì niềm tin loài chim này mang lại những điềm xấu, nên chim lợn bị ghét bỏ, bị xua đuổi, thậm chí bị giết.
Từ những phân tích trên, câu hỏi “chim lợn có thực sự đáng sợ?” đã được các chuyên gia phủ nhận. Chuyên gia đưa thêm dẫn chứng để chứng minh cho nhận định này: “Chim lợn không những không đáng sợ mà nó còn là loài chim có ích cho nông nghiệp. Theo tài liệu, mỗi năm Cú lợn lưng xám (Tyto alba) có thể tiêu diệt 300 – 400 con chuột phá hoại mùa màng”.
Còn TS Vũ Thế Khanh dù thừa nhận chuyện chim lợn kêu có liên quan đến người chết, song ông cũng cho rằng không nên “đổ thừa” hoàn toàn do chim lợn. “Bởi thực tế thì dù chim lợn không kêu vẫn sẽ có người chết. Chim lợn chỉ nên coi như một chiếc chuông báo cũng như việc gà gáy thì trời sáng hoặc dù kiến không bay ra khỏi tổ thì trời vẫn mưa, chuồn chuồn không bay cao thì trời vẫn nắng…”, ông Khanh nói.
Như vậy, tiếng kêu của chim lợn hoàn toàn không phải là một điều kỳ bí, mang màu sắc tâm linh hay chỉ đem đến điều xui xẻo. Tuy nhiên, “việc tin hay không tin vào một điều gì đó là tuỳ thuộc ở quan niệm của mỗi người. Nên coi niềm tin chim lợn báo trước cái chết cũng giống việc người ta tin rằng chim khách kêu là báo trước nhà sẽ có khách đến thăm, hay các loài động vật trên thế giới dự báo kết quả của các trận bóng đá ở Wold Cup…”, chuyên gia nhận định.
Món ăn ưa thích nhất của chúng là ăn chuột và một số loại côn trùng. Khi không săn được chuột, chúng ăn tạm thằn lằn và một số loài chim khác. Cú lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú.
Trông loài vật này có vẻ chậm chạp, điềm tĩnh và bí ẩn, nhưng chúng thực sự là những sát thủ, với tốc độ của một cơn gió và những móng chân sắc như dao. Trong bóng đêm đen đặc, đôi mắt tinh tường của nó không bỏ sót một chú chuột nhỏ đang chạy ở một khoảng cách cả trăm mét.
Họ cú lợn là một trong hai họ động vật thuộc bộ cú. Một số loài thấy ở Việt Nam thường được gọi chung là chim lợn do tiếng kêu của nó giống tiếng lợn. Cú lợn là họ cú cỡ trung bình và lớn, đầu to, chân khỏe với móng vuốt sắc. Nét đặc thù của chúng là mặt dẹt như cái đĩa, hình trái tim, được tạo bởi lông vũ. Những lông vũ này còn có tác dụng định vị và khuyếch đại âm thanh khi săn mồi.
Lông vũ ở cánh cú lợn cũng có cấu tạo đặc biệt nên không phát ra tiếng động khi bay, giúp chúng nghe tốt hơn và tránh được sự phát hiện của con mồi. Cú lợn có lưng từ màu xám đến nâu, ngực và bụng màu sáng hơn, có thể có đốm
Cú lợn rừng thường nhỏ hơn và đĩa mặt không có hình trái tim mà được chia thành 3 phần, tai được lông bao bọc. Cú lợn phân bố khá rộng, nó có thể sống ở môi trường sa mạc, rừng, ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Cú lợn có mặt ở khắp nơi, trừ Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á.
Ở Việt Nam có 3 loài cú lợn, gồm cú lợn lưng xám (Tyto alba stertens), cú lợn rừng phương Đông (Phodilus badius saturatus) và cú lợn lưng nâu (Tyto longimembris). Cú lợn lưng xám và cú lợn lưng nâu được xếp vào các loài động vật là thiên địch của chuột (thức ăn chính là chuột), bị nghiêm cấm khai thác từ tự nhiên.
Cú lợn rừng được đưa vào sách đỏ Việt Nam (mức độ nguy cấp bậc T – bị đe dọa). Đây là loài có giá trị thẩm mỹ và khoa học, là nguồn gene quý. Mặc dù cú lợn rừng có vùng phân bố rộng nhưng số lượng cá thể ít, hiếm gặp. Hiện tại cũng chưa xác định được còn bao nhiêu cá thể tồn tại trong tự nhiên.
Mặc dù chim lợn là loài thiên địch, rất quý, song vì quan niệm dị đoan, nên chúng ta đang có sự phân biệt đối xử với loài chim này. Trong tiếng lóng của người Việt, “chim lợn” chỉ những người xấu, chuyên rình mò như cú và bới móc người khác.
Từ “chim lợn” cũng dành cho những người làm ăn phi pháp, buôn lậu. Sự gán ghép oan uổng đó khiến việc bảo tồn loài vật này càng thêm khó khăn. Trên thế giới, người ta coi đây là một loài chim có vẻ đẹp độc đáo, được yêu thích. Chúng có khuôn mặt hình trái tim rất ngộ nghĩnh. Bộ lông mượt có nhiều hoa văn khá đẹp mắ
Một số hình ảnh về chim lợn – loài chim “thần chết” theo quan niệm xưa của người Việt:
Theo Khoa học TV/anle20