Bạn có biết, trong thực tế, các cơ sở y tế chỉ có khả năng hỗ trợ người bệnh phục hồi 25% sức khỏe, 75% còn lại do chính người bệnh dùng chính sức lực của mình để sửa chữa và tái tạo.
Ví dụ, trong khâu trị liệu, phục hồi chức năng sau gãy xương, bệnh nhân phải tập luyện chăm chỉ thì cơ bắp phát triển trở lại bình thường và đầy đủ, dù bác sĩ vật lý trị liệu giỏi đến đâu cũng không có cách nào làm thay bạn.
Điều này đặc biệt đúng với chế độ ăn kiêng. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên hữu ích, nhưng kiêng đến mức độ nào, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn.
Muốn khỏi đau ốm thì phải biết mình đang ăn gì, có no hay không, sau khi ăn xong cơ thể sảng khoái và tràn đầy năng lượng, hay uể oải, buồn ngủ, hoặc thậm chí có các phản ứng bất lợi như dị ứng và tiêu chảy.
Do đó, chọn thực phẩm rất quan trọng, ăn những gì phù hợp với bạn, và thực phẩm đó sẽ trở thành liều thuốc bổ tốt nhất cho bạn.
Khi bạn vừa ăn, vừa sử dụng điện thoại, xem tivi, lơ đãng, không biết mình đang ăn gì, không biết nguyên liệu có tươi không, có no không.
Nếu ăn như vậy trong thời gian dài, tâm trí của bạn sẽ mất kết nối với cơ thể, và bạn sẽ không nhận thức được sự mất cân bằng trong tất cả các khía cạnh.
Vì vậy, cơ thể phải sử dụng các phương thức mạnh hơn để nhắc nhở bạn, làm cho bạn đau, làm cho bạn nôn, khiến bạn khó chịu.
Từ bỏ thức ăn thiếu lành mạnh
Những thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất phụ gia, nêm nhiều gia vị, hư hỏng, không tươi ngon và vô hình chung đều là thực phẩm sậm màu.
Thỉnh thoảng bạn có thể ăn chúng, nhưng nếu chúng chiếm một tỷ lệ lớn trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, thì tốt nhất là bạn nên điều chỉnh lại.
Ví dụ, nếu vị ngọt tự nhiên của trái cây hoặc mật ong có thể thay thế cho vị ngọt của saccharin và aspartame (các chất làm ngọt nhân tạo), thì gánh nặng cho cơ thể chắc chắn sẽ được giảm bớt.
Ăn nhiều thực phẩm thiếu lành mạnh cho sức khỏe buộc chúng ta phải vận động nhiều hơn để chuyển hóa chúng.
Người đang khỏi bệnh thường có chức năng tiêu hóa, trao đổi chất, giải độc kém; nên lựa chọn thực phẩm ăn uống cẩn thận để giảm can nhiễu, hao tổn không đáng có, đồng thời dành phần lớn sức lực cho việc tự chữa bệnh.
3 yếu tố chính khiến tế bào có thể chuyển hóa thành ung thư
Nếu bạn là người hay cười, vị tha, hài hước, thì bạn đã âm thầm tích góp cho bản thân những vốn liếng quan trọng đối với khả năng chống ung thư.
Chỉ cần trái tim và cảm xúc không mất kiểm soát, cộng với kiến thức chăm sóc sức khỏe và luyện tập không ngừng, thì tế bào ung thư cũng có thể được chuyển hóa.
Có ba yếu tố chính khiến một số lượng lớn tế bào trở thành ung thư và đột biến thành bệnh:
· Dinh dưỡng kém.
· Tâm trạng hay buồn chán.
· Cách suy nghĩ có xu hướng tiêu cực.
Không khó để ngăn ngừa ung thư, miễn là loại bỏ được ba yếu tố tiêu cực trên. Nói cách khác, đó là chăm sóc tốt cho thể chất, tinh thần và tâm hồn về mọi mặt.
Dấu hiệu ung thư
Vậy bị ung thư thì sao? Việc chăm sóc tất cả các khía cạnh của cơ thể, tâm trí và tâm hồn cũng đều quan trọng như nhau.
Có rất nhiều trường hợp lâm sàng chỉ ra rằng, người mắc ung thư sau một quá trình điều trị thích hợp, cũng cần thay đổi tư duy, thay đổi thói quen và tính khí cũ. Điều chỉnh tâm trí theo cách này, nhiều người có thể khỏi bệnh một cách kỳ diệu.
Đừng phớt lờ những tác hại mà tâm trí gây ra cho cơ thể. Các chuyên gia đã phân loại mối quan hệ giữa cảm xúc bên trong với ung thư, và nhận thấy rằng tức giận, cảm xúc tiêu cực và ung thư dạ dày có một mức độ tương quan nhất định.
Đối với sự bất an và không tin tưởng vào bản thân, nó có thể dẫn đến bệnh ung thư hạch. Biểu hiện của ung thư vú như thế nào? Người có tính tình u uất, hay xung đột với người thân và người khác, thuộc nhóm rủi ro cao.
Nếu hiện tại bạn thường hủy hoại cơ thể và khiến bản thân không hạnh phúc, thì trong tương lai, tâm trí và tâm hồn của bạn sẽ quay ngược lại để "phản bội", thay đổi cơ thể, hủy hoại bạn và khiến bạn phải chịu đựng đủ thứ rắc rối cũng như đau đớn.
Hãy loại bỏ lần lượt ba yếu tố gây ung thư trên, làm dịu tâm trạng và chăm sóc cơ thể bạn nhé!
Hoàng Tuấn- Theo Epoch Times Tiếng Trung