Tắm vào mùa đông như thế nào để an toàn cho sức khỏe là điều mà không chỉ người già, trẻ nhỏ mà những thanh niên trẻ khỏe cũng phải quan tâm. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi tắm trong mùa đông, trong những ngày rét đậm, mời các bạn tham khảo để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Một số lưu ý khi tắm trong thời tiết lạnh
Không cần thiết phải tắm hàng ngày
Vào mùa đông, nhiệt độ giảm đáng kể nhưng không ít người vẫn giữ thói quen tắm hàng ngày. Thực tế, thói quen này lại khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm lạnh.
Thêm nữa, việc tắm thường xuyên vào mùa đông sẽ làm mất chất dầu bài tiết trên về mặt da và cách vi khuẩn bảo vệ ký sinh trên da. Điều này dẫn đến lớp biểu bì của da bị tổn thương gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da yếu đi và dẫn tới các bệnh về da ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tắm thường xuyên cũng khiến da bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nổi mụn. Các chuyên gia da liễu cho biết bạn nên tắm 2 – 3 lần/tuần vào mùa đông
Hạn chế ngâm mình trong nước quá nóng
Vào mùa đông, nhiệt độ thường xuống thấp nên việc tắm hay ngâm mình trong nước nóng quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe và làm mất đi độ ẩm trên da. Cơ thể đang trong môi trường lạnh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ cao có thể sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, giãn mạch máu.
Khi trời lạnh, bạn chỉ nên tắm trong nước ấm vừa phải và trong thời gian khoảng 5-10 phút để vừa giữ sức khỏe, vừa bảo vệ làn da.
Tuyệt đối không tắm đêm
Theo y học cổ truyền, từ 11h khuya đến khoảng 3h sáng là lúc khí dương lui vào sâu trong cơ thể, sức chống đỡ của cơ thể bị suy giảm nhiều nhất. Nếu tắm trong khoảng thời gian này, cơ thể rất dễ bị khí lạnh xâm nhập và gây cảm lạnh, thậm chí có thể khiến tuần hoàn máu giảm do các mao mạch co lại gây đột tử.
Không tắm sau khi ăn quá no hoặc quá đói
Máu được tập trung lưu thông đến dạ dày để tiêu hóa thức ăn sau khi ăn no. Nếu bạn tắm ngay sau khi ăn quá no sẽ làm thân nhiệt hạ thấp. Lúc này, máu phải di chuyển từ đường ruột đến các bộ phận khác của cơ thể như da, mô dưới da để duy trì nhiệt khiến quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, tim phải hoạt động nhiều hơn nên dễ gây ra các bệnh về tim mạch.
Cũng không nên tắm khi quá đói bởi khi đó đường huyết hạ, dễ bị chóng mặt, ngất.
Thời điểm tắm tốt nhất là trước bữa ăn; hoặc nếu sau khi ăn thì cách 1-2 tiếng.
Tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ
Nên giữ chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong phòng tắm và bên ngoài dao động trong khoảng 2-3 độ C.
Khi tắm nên tiếp xúc dần từng bộ phận của cơ thể với nước để hạn chế việc thay đổi thân nhiệt trung tâm cơ thể đột ngột. Thường là chân đầu tiên, đến tay, đầu, thân người.
Cần lau khô người ngay sau khi tắm
Phải lau khô cơ thể ngay sau khi tắm xong và trước khi bước ra khỏi phòng tằm để tránh bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, không nên sử dụng máy sấy để hong khô người vì thói quen này sẽ làm da mất nước, khô nẻ.
Lưu ý khi tắm vào trời lạnh với những người có bệnh tim mạch, tiểu đường
Không tắm khi cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, người nổi gai ốc… Khi cơ thể thoải mái mới tắm.
Người mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường có thể ăn nhẹ lót dạ và uống thuốc điều trị trước khi tắm.
Nếu đang tắm thấy chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, tim đập nhanh, cần lập tức đi ra khỏi phòng tắm, nằm nghỉ ngơi, uống chút nước nóng hoặc nước gừng.
Ngoài ra khi thời tiết lạnh vào mùa đông, bạn cũng nên lưu ý uống nước đúng cách, phòng ngừa cước tay chân vào mùa đông,... và bổ sung một số loại quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
(theo quantrimang)