Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

Nhiều Loại Nhẫn Và Các Kiểu Nhẫn

Có một nhà sư chọn tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, sau nhiều năm tháng nỗ lực tu tập thì sư cũng thành tựu được rất nhiều công hạnh, trụ vững như kim cương khi bình an trước mọi nghịch cảnh, bị người khách ganh ghét, lăng nhục, mưu hại sư vẫn luôn nở nụ cười trên môi thản nhiên như không.

Rất nhiều người tán thán sư và thường xuyên đến chỗ sư để đàm đào và thực tập hạnh tu này, sư luôn vui vẻ tiếp đón và chia sẻ những kinh nghiệm thực tập được cho họ.

****

Một hôm có một thanh niên đến tham quan chùa, anh ngưỡng mộ hạnh tu của sư nhưng vì mới tìm hiểu đạo nên không biết chuyện gì để tham vấn, nhìn quanh thấy trên tường treo tấm bảng gỗ có một chữ sư viết rất bay bướm, anh liền hỏi:

-Thưa Thầy, đây là chữ gì ạ?

Sư trả lời đầy vẻ tự hào:

- Chữ Nhẫn viết theo lối thư pháp, ta phải tập viết hàng trăm lần mới được như ý đấy con à.

Anh gật gù vẻ tán thưởng, sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng đây đó anh đứng trước tấm bảng gỗ gãi đầu gãi tai:

-Thưa Thầy chữ gì đây ạ?

Nhà sư tươi cười trả lời:

- Ta tu hạnh nhẫn nhục nên viết chữ Nhẫn đó mà.

Một chút sau, anh lại ngắm nghía tấm bảng và hỏi:

- Thưa Thầy, thầy viết chữ gì đây ạ?

- Chữ NHẪN!

Trước khi ra về anh lại tần ngần trước tấm bảng:

- Thưa Thầy, chữ gì đây ạ?

Nhà sư không chịu nổi nữa , nộ khí xung thiên:

- Chữ nhẫn! nhẫn ! nhẫn! Đồ ngu , ngu gia truyền ! Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay!

Lời bàn:

Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên và Tâm ở dưới. Tâm( tức là trái tim) mà không chịu nằm yên thì Đao ( tức con dao) sẽ phập xuống tức thì. Vậy đấy, tự mình mà nhẫn nhịn được thì đao kề cổ vẫn bình yên vô sự, bằng không thì tai họa sẽ giáng xuống đầu mình trước tiên

 

Các bộ thủ có trong chữ Nhẫn:

 

 

 

 

 

 

Chữ ĐAO (con dao) ở trên và chữ TÂM (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành …

“… Có khi nhẫn để yêu thương

Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân

Có khi nhẫn để xoay vần

Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa

Có khi nhẫn để vị tha

Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù

Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu

Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường

Có khi nhẫn để vô thường

Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai

Có khi nhẫn để lắng tai

Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng

Có khi nhẫn để bao dung

Ta vui người cũng vui cùng có khi

Có khi nhẫn để tăng uy

Có khi nhẫn để kiên trì bền gan …”

Có 12 loại “NHẪN”:

Nhẫn Nại = công việc nhiều rắc rối khó khăn, tiến hành chậm chạp, vẫn quyết trí làm cho được.

Nhẫn Nhục = Việt Vương Câu Tiễn thất bại, chịu đủ thứ hành nhục, khổ phiền, nằm gai nếm mật, chờ thời cơ phục quốc.

Nhẫn Nhịn = Chờ cho đúng thời cơ, chờ cờ đến tay, không nôn nóng. Đôi khi để kẻ khác giành lấy tiên cơ, ưu thế trước.

Nhẫn Thân = Phục Hổ Tàng Long để kẻ thù đang thế mạnh không tìm diệt mình. Khi lành bệnh, đủ lực sẽ xuất hiện chọc trời khuấy nước.

Ẩn Nhẫn = Trốn tránh, chịu đàm tiếu, xúc xiểm, không còn tỏ ý ham danh đoạt lợi. Có khi trốn tránh luôn, cũng có khi do thời chưa đến.

Nhẫn Hận = Ức lắm, thù lắm, bị xử ép nhưng không tỏ rõ thái độ bất bình, oán hận.

Nhẫn Hành = Thấy đã có thể hành động được rồi, nhưng còn kiên tâm chờ thêm cho chắc.

Nhẫn Trí = Khôn khéo hơn thượng cấp rất xa, nhưng giả ngu khờ hết mức.

Nhẫn Tâm = Thấy ác, thấy nạn, bỏ qua không có thái độ bênh vực, cứu giúp.

Tàn Nhẫn = Bất Nhẫn, tự làm những việc không màng tới lương tâm.

 

--Nguồn: nguoivietatlanta.com--