Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Tìm hiểu về bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là gì?

How psoriasis develops

Bệnh vẩy nến (psoriasis)là một bệnh rối loạn da khiến các tế bào da nhân lên nhanh hơn gấp 10 lần so với bình thường. Điều này làm cho da tích tụ thành các mảng đỏ gồ ghề được bao phủ bởi các vảy trắng. Chúng có thể mọc ở bất cứ đâu, nhưng hầu hết xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới. Bệnh vẩy nến không thể truyền từ người này sang người khác. Nó đôi khi xảy ra ở các thành viên của cùng một gia đình.

Bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành sớm (early adulthood). Đối với hầu hết mọi người nó chỉ ảnh hưởng đến một số khu vực trên cơ thể, tuy nhiên trong những trường hợp nghiêm trọng nó có thể bao phủ những vùng lớn trên cơ thể. Bệnh có thể chữa lành nhưng sau đó sẽ trở lại trong suốt cuộc đời của một người.

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến

Plaque psoriasis

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào loại vẩy nến bạn mắc phải. Một số triệu chứng phổ biến đối với bệnh vẩy nến thể mảng (plaque psorasis) - loại bệnh phổ biến nhất - bao gồm:

• Những mảng da đỏ thường được bao phủ bởi các vảy màu bạc. Các mảng này có thể ngứa và đau, đôi khi nứt ra và chảy máu. Trong trường hợp nghiêm trọng, các mảng sẽ phát triển và hợp nhất lại bao phủ những vùng rộng lớn.

• Rối loạn móng tay và móng chân, bao gồm đổi màu và rỗ móng. Móng cũng có thể vỡ vụn hoặc tách ra khỏi lớp móng.

Nail psoriasis

• Những  mảng vảy (scales) hoặc đóng vảy (crusts) trên da đầu.

Những người bị bệnh vẩy nến cũng có thể mắc một loại viêm khớp gọi là viêm khớp vẩy nến (psoriatic arthritis). Nó gây đau đớn và sưng ở các khớp. Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia ước tính là từ 10% đến 30% những người bị bệnh vẩy nến cũng bị viêm khớp vẩy nến.

 

Các loại bệnh vẩy nến

Có nhiều loại bệnh vẩy nến khác nhau

Bệnh vẩy nến mụn mủ ( Pustular psoriasis) gây da đỏ và có vảy với các mụn nhỏ li ti ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

 Pustular psoriasis

Bệnh vẩy nến giọt(Guttata psoriasis) , thường bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc thanh niên, gây ra các nốt nhỏ, màu đỏ, chủ yếu trên thân và các chi. Các yếu tố kích thích có thể là nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng liên cầu ( strep throat) , viêm amidan (tonsillitis), căng thẳng, tổn thương da và dùng thuốc chống sốt rét và thuốc chẹn beta (beta blocker medications).


Guttate psoriasis

Bệnh vẩy nến thể ngược ( Inverse psoriasis), làm xuất hiện các tổn thương màu đỏ tươi, sáng bóng ở các nếp gấp da, chẳng hạn như nách, bẹn và dưới vú.

Inverse psoriasis

Bệnh vẩy nến đỏ da (Erythrodermic psoriasis ), gây đỏ da và bong vảy từng mảng. Nó được kích hoạt bởi cháy nắng nghiêm trọng, nhiễm trùng, một số loại thuốc và ngừng một số loại điều trị bệnh vẩy nến. Bệnh này cần phải được điều trị ngay lập tức vì nó có thể dẫn đến bệnh nặng.

Erythrodermic psoriasis

Nguyên nhân nào gây ra bệnh vẩy nến?

Không ai biết nguyên nhân chính xác của bệnh vẩy nến, nhưng các chuyên gia tin rằng đó là sự kết hợp của nhiều thứ. Hệ thống miễn dịch có vấn đề gì đó gây ra viêm nhiễm (imflammation), kích hoạt các tế bào da mới hình thành quá nhanh. Thông thường, tế bào da được thay thế sau mỗi 10 đến 30 ngày. Với bệnh vẩy nến, các tế bào mới phát triển sau mỗi 3 đến 4 ngày. Sự tích tụ của các tế bào cũ được thay thế bằng các tế bào mới tạo ra những vảy bạc.

Bệnh vẩy nến có xu hướng phát triển trong gia đình, nhưng nó có thể bỏ qua nhiều thế hệ. Ví dụ, người ông và cháu trai có thể bị ảnh hưởng, nhưng mẹ của đứa cháu trai này lại không bị.

Những thứ có thể gây bùng phát bệnh vẩy nến bao gồm:

• Vết cắt, vết xước hoặc phẫu thuật

• Căng thẳng về cảm xúc

• Nhiễm trùng Strep

• Thuốc, bao gồm như thuốc huyết áp (thuốc chẹn beta chẳng hạn),

  Hydroxychloroquine, thuốc trị sốt rét

Chẩn đoán bệnh vẩy nến

Khám sức khỏe. Bác sĩ của bạn thường dễ dàng chẩn đoán bệnh vẩy nến, đặc biệt nếu bạn có các mảng trên các khu vực như:

• Da đầu

• Tai               

• Khuỷu tay

• Đầu gối

• Rốn

• Móng tay

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể cho bạn và hỏi xem những người trong gia đình bạn có ai bị bệnh vẩy nến hay không.

Thử nghiệm. Bác sĩ có thể làm sinh thiết – lấy  một phần da nhỏ đem đi xét nghiệm để xem da có bị nhiễm trùng hay không. Ngoài ra không có thử nghiệm nào khác để xác nhận hoặc loại trừ bệnh vẩy nến.

Điều trị bệnh vẩy nến

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Một số làm chậm sự phát triển của các tế bào da mới, và một số khác làm giảm ngứa và khô da.

Bác sĩ sẽ chọn một kế hoạch điều trị phù hợp với bạn dựa trên kích thước phát ban, vị trí phát ban trên cơ thể, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bạn cùng với những thứ khác.

Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

• Kem steroid

• Kem dưỡng ẩm cho da khô

• Nhựa than đá (coal tar) :một phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh vẩy nến da đầu có sẵn trong thuốc sức (lotion), kem (cream), bọt ( foam), dầu gội (shampoos)và dung dịch tắm

• Kem hoặc thuốc bôi dẻo/pomat (loại mạnh do bác sĩ chỉ định. Vitamin D trong thực phẩm và thuốc không có tác dụng.)

• Kem retinoid

Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến trung bình đến nặng bao gồm:

Liệu pháp ánh sáng. Bác sĩ chiếu tia cực tím vào da của bạn để làm chậm sự phát triển của tế bào da. PUVA là phương pháp điều trị kết hợp một loại thuốc gọi là psoralen với một dạng ánh sáng cực tím đặc biệt.

Methotrexate. Thuốc này có thể gây ra bệnh về tủy xương và gan cũng như các vấn đề về phổi, vì vậy thuốc chỉ dành cho những trường hợp nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ phải làm các xét nghiệm nhưl chụp X-quang phổi, và có thể là sinh thiết gan.

• Retinoids. Những viên thuốc, kem, bọt, thuốc xức và gel thuộc loại này là một nhóm thuốc liên quan đến vitamin A. Retinoids có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm cả dị tật bẩm sinh, vì vậy không được dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai.

Một loại thuốc được sản xuất để ức chế hệ thống miễn dịch, có thể được dùng cho các trường hợp nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Thuốc có thể làm hư thận và tăng huyết áp, vì vậy bác sĩ sẽ phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bệnh nhân trong khi sữ dụng thuốc.

Phương pháp điều trị sinh học.Phương pháp này hoạt động bằng cách ngăn chặn hệ thống miễn dịch của cơ thể (hoạt động quá mức trong bệnh vẩy nến) để kiểm soát tốt hơn tình trạng viêm do bệnh vẩy nến. Thuốc sinh học bao gồm adalimumab (Humira), brodalumab (Siliq), certolizumab pegol (Cimzia) etanercept (Enbrel), guselkumab (Tremfya), infliximab (Remicade), ixekizumab (Taltz), risankizumab-rzaa (SKYRI) tildrakizumab (Ilumya), và ustekinumab (Stelara).

Chất ức chế enzym. Thuốc apremilast (Otezla) là một loại thuốc mới dành cho các bệnh viêm nhiễm kéo dài như bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến. Đó là một viên thuốc ngăn chặn một loại enzym cụ thể, giúp làm chậm các phản ứng khác dẫn đến viêm.

Bệnh vảy nến có thễ chữa khỏi được không?

Không có cách chữa khỏi bệnh này, nhưng có thể điều trị để làm giảm đáng kể các triệu chứng, ngay cả trong những trường hợp nghiêm trọng. Các nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng khi bạn kiểm soát tốt tình trạng viêm của bệnh vẩy nến, nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, hội chứng chuyển hóa và các bệnh khác liên quan đến viêm sẽ giảm xuống.

6 cách để kiểm soát ngứa da khi bạn bị bệnh vẩy nến

Nếu tình trạng ngứa ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày của bạn, hãy xem xét các phương pháp dưới đây để giảm bớt.

 Những người bị bệnh vẩy nến cho biết ngứa da dai dẳng là một trong những triệu chứng khó chịu nhất mà họ gặp phải. Tình trạng ngứa này có thể gây đau đớn, cản trở giấc ngủ và gây khó cho việc tập trung làm việc.

Nếu bạn đang vật lộn với chứng ngứa da liên quan đến bệnh vẩy nến, đây là sáu chiến lược có thể giúp giảm bớt khó chịu .

1. Giữ ẩm cho làn da của bạn. Da khô gây ngứa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa của bệnh vẩy nến. Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày. Sử dụng xà phòng nhẹ nhàng (gentle soap) để không làm khô da của bạn. Nếu không khí nơi bạn sống rất khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí.

2. Giữ mát lạnh. Quá nóng có thể khiến da bạn bị ngứa. Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng để tắm. Mặc quần áo nhẹ nếu bạn ra ngoài trời vào những ngày nắng nóng để không bị quá nóng. Bật điều hòa nhiệt độ trong nhà để nghỉ ngơi khi thời tiết nóng bức. Giữ túi lạnh trong tủ đông lạnh và chườm lên các nốt ngứa để làm dịu mát. Một số loại kem dưỡng da có những thành phần tạo cảm giác mát lạnh, chẳng hạn như tinh dầu bạc hà.

3. Đừng gãi. Gãi chỉ giúp giảm ngứa tạm thời vì gãi thực sự làm cho da của bạn ngứa hơn vì nó kích hoạt các sợi thần kinh trong da của bạn. Nếu bạn cảm thấy muốn gãi, thỉ hãy che khu vực ngứa bằng  băng vải hoặc băng tạm thời. Cắt móng tay để không làm tổn thương da nếu bạn gãi.

4. Hãy nhẹ nhàng với làn da của bạn. Lau nhẹ nhàng thay vì chà xát da của bạn khi tắm. Tránh dùng xà phòng mạnh vì sẽ làm khô và kích ứng da của bạn. Chọn quần áo có chất liệu vải mềm để không gây ngứa.

5.Tránh căng thẳng  Căng thẳng làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa. Thực hiện các bước để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như dành thời gian cho những việc quan trọng đối với bạn và giảm bớt trách nhiệm bổ sung. Tìm cách tránh bớt căng thẳng chằng hạn như làm những việc bạn yêu thích và tham gia các hoạt động tập trung tâm trí vào điều gì đó khác với những căng thẳng của bạn. Tập thiền hoặc yoga và dành thời gian cho bạn bè và người thân

6. Thảo luận với bác sĩ của bạn. Điều trị bệnh vẩy nến có thể giúp giảm ngứa cho bạn .  Bạn hãy cho bác sĩ biết tình trạng ngứa cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn ra sao vì như vậy có thể giúp cho bác sĩ hoạch định một chiến lược điều trị mới thích hợp hơn. Bạn củng nên biết là hiện đã có những phương pháp điều trị đặc biệt dành cho chứng ngứa .

Theo “ Psoriasis- MayoClinic.org” NBNtintuccaonien