Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Thể dục cải thiện sức nghe cho người già


 
Lãng tai là sự giảm hoặc mất sức nghe, thường xảy ra với những người cao 
tuổi. Khi ở vào tình trạng lãng tai thì thật là khổ, không nghe ai nói được lời
 nào rồi sanh ra nhiều chuyện nghe nhầm, hiểu không đúng, xảy ra nhiều
 tình huống buồn cười như câu chuyện  "Điếc cả làng”. Ngoài ra, người lãng
 tai không thể giao tiếp với mọi người nên họ không đối đáp được với ai, 
riết rồi đành sống trong thế giới riêng mình. Đó là chưa kể người lãng tai đi
 ra đường, không nghe tiếng xe cộ để tránh thì thật là nguy hiễm…
 
Khi bước vào tuổi 50, loa tai bị lão hoá, kém khả năng tiếp nhận âm thanh từ 
bên ngoài. Màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các 
mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) 
nằm trong tai giữa bị loãng xương và vôi hóa khiến việc dẫn truyền âm thanh
 suy giảm đi. Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị 
thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm 
giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác. 
Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính 
lực.
 
Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì tình trạng lãng tai của người già (suy 
giảm thính lực) là tình trạng lão hoá, không thể hồi phục được.
Qua sự tiếp xúc với những bệnh nhân cao tuổi, tôi thấy rất nhiều người già bị
 lãng tai. Và qua kinh nghiệm điều trị, tôi rất ngạc nhiên khi thấy một số lớn 
các cô bác đã cải thiện sức nghe của mình chỉ bằng 5 động tác tập thể dục 
đơn giản cho đôi tai trong một thời gian trung bình khoảng 02 tháng.
 
Hình ảnh sau đây là một trong nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài
 tập thể dục đơn giản để hồi phục sức nghe của mình. Tôi xin giới thiệu với 
các bạn, bác H..66 tuổi, lãng tai hơn 10 năm. Sức nghe của bác đã được cải 
thiện tốt sau khi tập những động tác đơn giản chỉ trong vòng 2 tháng:
Vô giá vì không phải tốn tiền nhưng vô cùng quý giá vì có thể hồi phục sức 
nghe ở người cao tuổi
 
Trước khi bước vào bài tập xin mời các bạn lướt sơ qua phần giải phẩu tai:
Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
– Tai ngoài gồm loa tai, ống tai.
– Tai giữa (phía trong màng nhĩ) gồm 3 xương con là xương búa, xương đe,
 xương bàn đạp và vòi Eustaches nối liền tai giữa và thành sau họng.
– Tai trong gồm ốc tai, các ống bán khuyên và thần kinh tiền đình, thần kinh 
thính giác.
 
Tai nghe âm thanh như thế nào ?
Đầu tiên là âm thanh từ ngoài chạm đến loa tai, đi vào trong ống tai ngoài 
và tác động trên màng nhỉ. Rung động này truyền đến nhóm xương con
(xương búa, xương đe, xương bàn đạp). Sau đó, rung động âm thanh lan 
đến ốc tai rồi được dẫn đến dây thần kinh thính giác truyền lên não. Lúc bấy
 giờ, chúng ta nghe được âm thanh.
 
Ở TUỔI GIÀ, tất cả bộ phận thính giác (loa tai, màng nhỉ, nhóm xương con, 
dịch trong ốc tai…) đều bị ảnh hưởng bởi sự lão hoá.
Những động tác tập sau đây thực tế đã cải thiện tốt sức nghe của một số lớn 
người già.
 
Bài tập thể dục cho tai gồm 5 động tác 
MỖI NGÀY TẬP 2 LƯỢT: SÁNG TẬP 1 LƯỢT, CHIỀU 1 LƯỢT
 
1 – Kéo Loa tai: dùng 2 ngón tay cái và trỏ kéo loa tai xuống 20 lần, kéo 
ngang 20 lần, kéo lên 20 lần. Mục đích làm tăng sự tiếp nhận âm thanh vào 
loa tai


 
2 – Xoay tròn loa tai: Áp sát và kín lòng bàn tay vào tai + xoay tròn 30 
vòng rồi xoay ngược lại 30 vòng: Động tác này giúp giảm xơ cứng các 
xương đe, búa, bàn đạp.


 
3 – Bịt kín 2 tai rồi buông: Áp kín 2 lòng bàn tay vào 2 tai rồi buông ra đột 
ngột 30 lần, giúp màng nhĩ căng giãn tốt.

 
4 – Vổ vào xương chẩm (sau đầu) : Lòng bàn tai áp kín tai rồi dùng các lòng
ngón 2,3,4,5 (ngón trỏ, giữa, áp út và ngón tay út) vỗ vào vùng xương chẩm
 (phía sau đầu) 30 lần.

 
5 – Xoa loa tai: Lòng ngón cái đặt dọc sau tai, lòng bàn tay đặt tại loa tai. 
Xoa lên xoa xuống 30 lần, tập cho thần kinh của loa tai nhạy cảm với âm thanh
 hơn.
dài (thường nghe headphone, gần các xưởng máy, quán nhạc v.v...)
 
(theo thanhphogio)