Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

Ngâm chân trị bệnh



Xin chia sẻ với các bạn một phương pháp thải độc tốt nhất có lợi cho sức khỏe và ai cũng có thể thực hiện được . 
Người xưa nói ‘chân có khoẻ, thân mới khoẻ’ và ‘người giàu ăn đồ bổ, người nghèo ngâm chân’. 
Kinh lạc của con người được phân bổ khắp toàn thân, có 11 đường kinh mạch được bắt đầu từ bàn chân. Từ mắt cá chân trở xuống có hơn 60 huyệt vị quan trọng của con người. Vì vậy, ngâm chân rất tốt cho sức khỏe.
- Mùa xuân ngâm chân để tăng trưởng nguyên khí.
- Mùa hè ngâm chân để giải trừ thấp khí. 
- Mùa thu ngâm chân để nhuận tràng, mát phổi.
- Mùa đông ngâm chân làm ấm đan điền.                                   
 
Lợi ích của việc ngâm chân bằng nước ấm: 
- Điều chỉnh tín hiệu thần kinh não, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Tăng tốc hệ bài tiết, có tác dụng trao đổi chất.     
- Sự tuần hoàn máu của bàn chân sẽ tốt hơn, tim sẽ không phải cố sức trong việc bơm máu đến bàn chân, giảm bớt cao huyết áp, tốt cho tim mạch và giảm bớt các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Nhuận phổi, tan đàm.
- Giải toả nỗi lo lắng bất an, stress, mất ngủ, đau lưng, nhức mỏi, các triệu chứng tiền mãn kinh.
- Bớt cảm cúm.
 
Ngâm chân rất đơn giản nhưng hãy ngâm chân cho đúng cách thì tác dụng sẽ tốt hơn :
- Quan trọng nhất là mực nước ngâm chân phải cao hơn một nửa chiều cao của bắp chuối (cách đầu gối từ 10 đến15 cm). 
- Phải đặt nguyên bàn chân, từng chân một trên đáy thùng một cách thoải mái.
- Ngâm cả hai chân.
- Nhiệt độ nước khoảng 40 độ C.
- Trước và sau khi ngâm chân, cần uống nước ấm để tạo điều kiện tốt cho việc thải độc và trao đổi chất, tránh thiếu nước cho cơ thể.
- Ngâm chân trước và sau khi ăn một giờ.
- Không nên ngâm chân khi bụng đói.
- Sau khi uống rượu, không nên ngâm chân
- Nên rửa chân sạch rồi mới ngâm chân. Nên lau khô chân sau khi ngâm xong.
- Trong lúc ngâm chân, nếu bị đổ mồ hôi chân thì nên rút chân lên lau sạch mồ hôi rồi mới ngâm tiếp để không bị cảm lạnh.
- Trong thời gian bị bong gân hay có vết thương ở chân thì không nên ngâm chân.
 
Các thứ có thể dùng với nước ấm để ngâm chân như:
- Tinh dầu thiên nhiên (organic): nhỏ chừng 3-5 giọt vào bồn nước ấm ngâm chân.
- Muối: cho hai muỗng canh muối vào nước ấm sẽ có tác dụng chống viêm, sát trùng, thông đại tiện, trị táo bón.
- Gừng tươi: có tác dụng chữa phong thấp, phong hàn.
- Rượu trắng: khoảng 50ml, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp máu lên não.
- Chanh: với 3-4 lát sẽ trị cảm mạo, thông mũi, thơm hơi thở, giảm stress.
- Giấm trắng: với ba thìa canh giấm trắng, có thể trung hoà axit trong cơ thể, thải độc trong nội tạng và tốt cho người bệnh gout, đẹp da.
 
Thời gian ngâm chân:
Nếu có thời gian, có thể ngâm chân mỗi tối hoặc 3 lần mỗi tuần.  Khoảng thời gian ngâm chân tốt nhất là từ 9 đến 10 giờ tối.
Thời gian ngâm chân tốt nhất là 30 phút , khi ngâm chừng 15 phút có thể thêm chút nước nóng vô để giữ nhiệt độ của nước.
 
Lưu ý:
- Không bỏ xà phòng vào nước ngâm chân vì sẽ làm khô chân, nứt chân.
- Người bị bệnh giãn tĩnh mạch nên ngâm chân đều hàng ngày thì sẽ giảm bớt rất nhiều.