Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Điều kỷ diệu: Mắc ung thư giai đoan cuối vẩn sống tới 102 tuổi

Theo New York Times, nhờ biết cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn, người đàn ông này đã trở thành điều kỳ diệu của y học khi chiến thắng căn bệnh ung thư suốt hàng chục năm.


Stamatis Moraitis đã xuất hiện trong nhiều câu chuyện truyền thông quốc tế về lối sống khác biệt trên hòn đảo Ikaria. Lối sống này sẽ không trở thành vấn đề nếu nó không giúp ông sống thêm hàng chục năm, kể từ khi nhận được chẩn đoán ung thư phổi vào những năm 1970.

Moraitis là một người Hy Lạp nhập cư vào Hoa Kỳ. Giống như nhiều người khác, ông đã làm việc chăm chỉ suốt nửa đời người để xây dựng một cuộc sống mới ở vùng đất của những giấc mơ.

Thế nhưng, một ngày năm 1976, Morettis lên cơn khó thở, thậm chí chỉ cần leo cầu thang cũng khiến ông không thể thở nổi nên phải xin nghỉ để đi khám. Theo kết quả chụp X-quang, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư phổi – 9 bác sĩ khác cũng đưa ra chẩn đoán tương tự. Morettis kể lại, rằng lúc đó ông khoảng 65 tuổi và được dự đoán, tuổi thọ của mình chỉ còn khoảng 6 đến 9 tháng nữa.

Ông từ chối hóa trị và thuốc thang của bệnh viện. Sau đó, nghĩ tới chi phí tang lễ quá cao ở Mỹ, ông quyết định thu dọn hành lý và trở về hòn đảo quê hương, nơi mà ông nghĩ rằng mình sẽ sống nốt những ngày tháng cuối đời.


Bất ngờ là, ở thời điểm ấy, Ikaria không phải điểm kết thúc cuộc đời như ông từng nghĩ, mà lại trở thành một khởi đầu hoàn toàn mới. Lối sống khác biệt tại hòn đảo đã hoàn toàn thay đổi ông.

Tại đây, Moraitis đã tự lựa chọn một liệu pháp khác cho cơ thể mình – đó là thiên nhiên. Tất cả những gì Moraitis quan tâm là nông trại của mình, vườn nho của nhà bố mẹ và những mẻ rượu vang tự nấu.

Mắc ung thư giai đoạn cuối, tưởng như từ bỏ điều trị nhưng ông đã sống tới 102 tuổi nhờ biết cách dưỡng sinh - Ảnh 1.

Mỗi ​​sáng Chủ nhật, ông chậm rãi đi bộ lên một ngọn đồi nhỏ, ghé qua nhà thờ một lúc. Những người bạn thời xưa đến thăm mỗi buổi chiều, họ vui vẻ trò chuyện trong vài giờ đồng hồ với vài ly rượu vang trong tay. Lúc đó ông đã nghĩ: “Chết thế này thì cũng sướng”.

Trong những tháng tiếp theo, một số điều bất ngờ đã xảy ra. Morettis cảm thấy mình đang dần lấy lại được chút sức lực, thậm chí ông còn tự tay trồng rau trong vườn, dù ông không bao giờ nghĩ mình còn sống đến ngày thu hoạch. Những lúc chăm lo nông trại, ông vừa được tắm nắng, vừa được hít thở mùi biển trong không khí.

Sáu tháng trôi qua, cái chết được dự đoán không những chưa đến mà ông còn cảm thấy khỏe mạnh hơn, với một tinh thần tràn đầy năng lượng tích cực. Ông có thể tự thu hoạch rau trong sân và bắt đầu tổ chức lại vườn nho của mình.

Đồng thời, ông cũng dần quen với cách làm việc và nghỉ ngơi trên đảo: ngủ đến khi tự nhiên tỉnh giấc, bận rộn ở vườn nho nửa ngày, tự mình nấu những bữa ăn, đi bộ dạo quanh làng, dành ra vài giờ buổi tối để giải trí, sau đó đánh một giấc thật ngon cuối ngày.

Mắc ung thư giai đoạn cuối, tưởng như từ bỏ điều trị nhưng ông đã sống tới 102 tuổi nhờ biết cách dưỡng sinh - Ảnh 2.

Đã vài năm trôi qua, tình trạng thể chất của Morettis ngày càng tốt hơn. Ông xây thêm một vài phòng ở quê để con cháu về thăm, thậm chí còn mở rộng quy mô vườn nho để sản xuất 400 lít rượu mỗi năm.

Phải sau đó gần 40 năm so với thời hạn được dự đoán, Moriatis mới qua đời một cách thanh thản – và không phải vì ung thư – vào ngày 3 tháng 2 năm 2013

Trước khi qua đời, sự mạnh mẽ vượt qua căn bệnh quái ác của Stamatis Moraitis đã được Thời báo giới thiệu trong một câu chuyện có tên “Hòn đảo nơi mọi người quên đi cái chết“.

Một tác giả dạy nấu ăn nổi tiếng Diane Kochilas đã viết một tác phẩm về hòn đảo này với tiêu đề “Ikaria: Lessons on Food, Life, and Longevity from the Greek Island Where People Forget to Die: A Cookbook” (tạm dịch: “Ikaria: Bài học từ Đồ ăn, Cuộc sống và sự Trường thọ từ hòn đảo Hy Lạp, nơi mà người ta quên đi việc phải chết”). Quyển sách này bao gồm hàng chục công thức nấu ăn, ảnh và câu chuyện từ người dân địa phương, thông qua đó đi sâu vào triết lý “ẩm thực như cuộc sống” của người Ikaria. Đó chính là cách họ đã chăm sóc sức khỏe hiệu quả tới lạ kỳ.

Mắc ung thư giai đoạn cuối, tưởng như từ bỏ điều trị nhưng ông đã sống tới 102 tuổi nhờ biết cách dưỡng sinh - Ảnh 3.

Hòn đảo Ikaria chỉ cách đất liền Hy Lạp một vùng biển, nhưng tuổi thọ trung bình của cư dân trên đảo dài hơn 8-10 năm. Nó đã được biết đến như một khu nghỉ dưỡng sức khỏe từ 2.500 năm trước với những khu rừng sồi rậm rạp, vườn nho trong lành cũng như suối nước nóng dồi dào.

Vào thế kỷ 17, vị tổng giám mục địa phương đã nói: “Điều đáng khen ngợi nhất về hòn đảo này là chất lượng không khí và nước của nó tốt đến mức cư dân sống lâu hơn. Những cụ ông cụ bà sống đến 100 tuổi tại đây nhiều hơn hẳn những vùng khác.”

Một bí mật dưỡng sinh khác của hòn đảo đến từ thói quen đi ngủ và thức giấc tự nhiên của người dân nơi đây. Dường như họ quên đi sự tồn tại của thời gian nên cũng ít khi đeo đồng hồ.

Một trong số ít bác sĩ trên đảo, Ilias Leriadis cho biết: “Người dân ở đây thường ngủ muộn và dậy muộn. Họ cũng ngủ trưa mỗi ngày. Phòng khám của tôi lúc nào cũng mở cửa sau 11 giờ sáng vì mở sớm hơn cũng không có ai đến.”

Mắc ung thư giai đoạn cuối, tưởng như từ bỏ điều trị nhưng ông đã sống tới 102 tuổi nhờ biết cách dưỡng sinh - Ảnh 4.

Không chỉ cách nghỉ ngơi, thói quen ẩm thực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe. Người dân biết cách tự cung tự cấp, tự chuẩn bị thực phẩm cho nhà mình nên các bữa ăn hoàn toàn tươi mới và rất sạch sẽ. Rượu vang họ uống cũng là hàng tự nấu và tự cất giữ.

Họ ít khi ăn đường tinh luyện, thường xuyên ăn cá nhiều hơn thịt, sử dụng dầu ô liu, sữa dê chưa qua chế biến, đều là những thói quen rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, trên đảo cũng có một loại thức uống phổ biến, tuy mọi người chỉ gọi là trà, nhưng chúng được chế biến từ các loại thảo dược truyền thống của Hy Lạp như ngải thảo, bạc hà, hương thảo… rất giàu polyphenol (một loại hợp chất hữu cơ tự nhiên), có tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu và có tác dụng tốt với người cần điều trị huyết áp cao.

Có thể thấy rằng, cách sống của bạn sẽ quyết định chất lượng cuộc sống sau cùng. Chế độ ăn uống, sinh hoạt và thói quen xã hội trên đảo đã tạo thành một “hệ sinh thái” độc đáo, ảnh hưởng tinh tế đến cả sức khỏe thể chất cũng như đời sống tinh thần của mỗi người. Có lẽ nhờ vậy, Stamatis Moraitis đã trở thành một điều kỳ diệu khó lòng giải thích, người đã mạnh mẽ chống lại căn bệnh ung thư quái ác nhờ thay đổi cách sống của chính mình.

Phương Thúy / Theo Trí thức tre/anle20