Vào tháng 12, tôi bị đau ngực hơn một tuần. Nó không sắc nét, nhưng tôi cảm thấy tim mình thắt lại từ lúc tôi thức dậy cho đến khi tôi ngủ. Lo sợ điều tồi tệ nhất, tôi đã đặt lịch hẹn với bác sĩ của mình.
Bác sĩ đã thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi kết luận rằng tôi đau ngực có thể là do sự lo lắng (anxiety). Cơn đau giảm dần trong vài ngày sau đó và tôi nghĩ rằng đó là vì tôi đã được an tâm sau khi gặp bác sĩ
Từ cuộc gặp gỡ kể trên tôi đã học được rằng bất kể mô tả của bệnh nhân hướng đến một chẩn đoán nghiêm trọng nhiều hay ít như thế nào thì khi nghe thấy từ “đau ngực” hoặc “tức ngực” là bác sĩ cần phải xem xét kỹ lưỡng tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra. Thật vậy các triệu chứng khó chịu ở ngực có liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau.
Bác sị Carolyn Kaloostian-- một chuyên gia Y học Gia đình tại Đại học Keck thuộc Nam California-- cho biết: “Điều quan trọng là bất cứ cơn đau ngực nào cũng cần được đánh giá để loại trừ những vấn đề đáng sợ nhất rồi sau đó mới tìm hiểu cụ thể điều gì đang xảy ra và quyết định cách điều trị tốt nhất.
Không có loại đau ngực nào nên được loại bỏ một cách đơn giản. Dưới đây là những gì bạn cần phải cho bác sĩ biết một cách rõ ràng
1- Cơn đau tăng dần trong một khoảng thời gian hoặc đau ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
Theo bác sĩ Nicholas Leeper – chuyên gia về tim mạch tại Stanford Vascular and Endocular Care—thì các bác sĩ lo ngại khi bệnh nhân báo cáo cơn đau hoặc tức ngực trở nên tồi tệ hơn trong vài ngày hoặc vài tuần qua. Tương tự như vậy, bạn nên báo cáo bất kỳ “cơn đau khi nghỉ ngơi” (rest pain), tức là triệu chứng tức ngực xẩy ra ngay cả khi bạn không gắng sức, vì đây có thể là một dấu hiệu của vấn đề về tim.
Cơn đau chỉ dấu của bệnh tim cũng có thể trầm trọng hơn khi bạn tham gia vào một hoạt động nào đó, chẳng hạn như dọn giường, rổi sau đó giảm nhanh khi bạn ngừng hoạt động.
2-Cảm giác như ai đó đang ngồi trên ngực bạn.
Khó chịu ở ngực có thể do dòng máu đến tim bị tắc nghẽn, dẫn đến đau thắt ngực hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim - hay còn gọi là cơn đau tim. Bác sĩ Leeper cho biết cảm giác này có thể giống như căng tức hoặc nặng nề, gần giống như có ai đó đang ngồi trên thành ngực của bạn, hoặc đôi khi nó có thể biểu hiện như đau buốt hoặc âm ỉ hoặc khó chịu.
Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như khó chịu lan xuống hàm hoặc xuống cánh tay trái, khó thở, tập thể dục không dung nạp, đánh trống ngực hoặc choáng váng. Bác sĩ Kaloostian nhấn mạnh rằng các cơn đau tim có thể xảy ra ngay cả khi bạn không có cảm giác khó chịu ở ngực.
3-Đau buốt khi bạn hít thở hoặc nằm nghiêng.
Cảm giác khó chịu trở nên tồi tệ hơn khi bạn hít thở sâu hoặc khi bạn nằm nghiêng về bên trái. Theo bác sĩ Ethel Frese-- thuộc Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ-- thì điều này có thể là do bệnh viêm màng ngoài tim tức viêm túi “giữ” tim (pericarditis ).
Đau nhói hoặc áp lực cũng có thể do viêm màng ngoài tim (pericarditis), viêm cơ tim (myocarditis), bệnh cơ tim (cardiomyopathy) và các bệnh tim nghiêm trọng khác.
Sau cùng, đau ngực biểu hiện theo nhiều cách khác nhau đối với các vấn đề tim mạch, vì vậy bạn hãy hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân.
4-Đau nếu bạn ấn xuống khu vực này.
Theo bác sĩ Frese đây có thể là do tổn thương hoặc viêm cơ, khớp,xương hoặc các mô liên kết. Bạn có thể đang có cơ bị căng hoặc bị rách, gãy xương sườn hoặc viêm sườn-sụn tức là viêm của sụn mà xương sườn của bạn được gắn vào (costochondritis) .
Thông thường, bạn sẽ có thể nhớ lại khi nào bạn có thể đã gắng sức quá mức và có khả năng bị thương ở một vùng cụ thể - ví dụ như nâng tạ quá nặng trong quá trình tập thể dục
Ngoài ra, bác sĩ Frese nói “Nếu bạn bị đau do nguyên nhân cơ xương khớp (musculoskeletal cause) thì hầu như lúc nào bạn cũng có thể ấn vào vùng đó và tái tạo cơn đau. Vì vậy, nếu tôi bị gãy xương sườn, tôi sẽ thấy đau khi ấn vào chổ xương đó”
Loại cảm giác khó chịu ở ngực này sẽ trầm trọng hơn khi bạn sử dụng vùng bị thương, nhưng sẽ không trầm trọng hơn nếu bạn sử dụng bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như dùng chân để đi bộ. Nếu bạn ngừng di chuyển vùng bị đau thì cơn đau có thể sẽ giảm.
Khi bác sĩ của bạn đã loại trừ các nguyên nhân gây khó chịu do tim thì loại đau này có thể được kiểm soát bằng thuốc chống viêm và nghỉ ngơi. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể giúp bạn tăng cường cơ bắp hoặc cải thiện tư thế (posture) và tính linh hoạt (flexibility)của bạn để ngăn ngừa căng thẳng (strain) hoặc chấn thương trong tương lai.
5- Đau dữ dội khi hít thở sâu hoặc ở vai.
Các vấn đề về phổi có thể gây ra một số áp lực hoặc đau tức ngực và những dấu hiệu này thường liên quan đến sư hô hấp của bạn.
Bác sĩ Frese cho biết, cảm giác khó chịu trở nên tồi tệ hơn khi hít thở sâu có thể chỉ ra tình trạng viêm niêm mạc phổi (lining of the lungs), được gọi là viêm màng phổi (pleurisy). Bạn cũng có thể cảm thấy đau ở vai khi điều này xảy ra. Bác sĩ sẽ cần phải kê cho bạn các loại thuốc và phương pháp điều trị nhắm giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy phục hồi.
Theo bác sĩ Kaloostian, đau hoặc tức ngực có thể xuất hiện tương tự như trước khi cơn hen suyễn xẩy ra, khi bạn bị viêm phổi (pneumonia) hoặc khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu trong phổi.
6-Bỏng rát trong hoặc gần ngực của bạn.
Vấn đề về hệ tiêu hóa có thể gây ra đau ngực, thường gây cảm giác như bỏng rát (burning) hoặc căng tức (tightness). Thực quản bị vỡ (ống nối miệng với dạ dày), trào ngược axit hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng (vết loét phát triển trên dạ dày hoặc ruột non) đều có thể gây khó chịu.
Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn có vấn đề, bác sĩ có thể sẽ kê đơn các loại thuốc để điều trị căn bệnh. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn tránh các bữa ăn nặng và nhiều gia vị trước khi đi ngủ và kê cao đầu khi nằm.
7- Đau thắt đột ngột kèm theo khó thở và đánh trống ngực.
Đau ngực có thể là một triệu chứng lo lắng hàng ngày hoặc có thể phát sinh trong bối cảnh của một cơn hoảng loạn kèm theo khó thở, đánh trống ngực và đổ mồ hôi. Nhiều người chưa từng trải qua điều này có thể nghĩ rằng họ đang bị đau tim vì các triệu chứng cũng tương tự.
Tình trạng căng tức ngực liên quan đến lo lắng có thể được kiểm soát bằng cách làm việc với chuyên gia trị liệu và sử dụng các kỹ thuật thư giãn để chuyển hướng tâm trí khỏi tình trạng căng cơ ngực.
Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ cơn đau ngực nào bạn đang gặp phải.
Nhà tâm lý học Kahina Louis -- người sáng lập ra Strengths and Solutions--- cho biết: “Bất cứ khi nào có vấn đề, đặc biệt liên quan tới ngực, bạn cần được kiểm tra kỹ càng vì có thể nhiều điều về sức khõe đang xẩy ra cho bạn. Chúng tôi không muốn chỉ nói rằng đó chắc chắn là sự lo lắng và không cần đến sự chăm sóc y tế bổ sung nào.”
Cũng có khả năng là hai căn bệnh cơ bản đang xảy ra cùng một lúc, một ở tình trạng nghiêm trọng hơn
Bác sĩ Kaloostian cho biết “Tôi không muốn bạn nói ‘ Ồ, đây chỉ là trào ngược acid (reflux) , chắc chẳng cần phải nói với bác sĩ ‘ ”. Ông khuyên bạn hãy nói với bác sĩ của bạn , hãy để họ trấn an bạn và đưa ra phương pháp điều trị giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Ngay cả khi vì một lý do nào khác để gặp bác sĩ, bạn cũng nên sử dụng cơ hội này để đánh giá nguy cơ mắc bất kỳ bệnh tim nào và định cách tối ưu hóa sức khỏe tim mạch của bạn ”.
Theo “ 7 Types Of Chest Pain You Should Never Ignore - Seraphina Seow -- February 16, 2021 “,