Phải chăng vì họ được thừa hưởng gene di truyền hay vì đã có lối sống khoa học, hợp lý nên phòng tránh được bệnh tật.
Để xác định điều này, các nhà khoa học đã khảo sát, phỏng vấn 424 người từ 100 tuổi trở lên:
Có hay không hoặc ở tuổi nào họ bị mắc 10 bệnh sau đây: tăng huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, ung thư (kể cả ung thư da), loãng xương, bệnh tuyến giáp, bệnh Parkinson, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
Lối sống: Chế độ dinh dưỡng, vận động, thói quen hút thuốc lá...
Mối liên hệ giữa tuổi mắc bệnh với tuổi thọ được quan tâm nhưng kết quả thu được lại làm cho chúng ta khá ngạc nhiên. Số người sống từ 100 trở lên đã được phân thành 3 nhóm:
Nhóm sống sót là những người đã từng mắc ít nhất 1 bệnh (trong số các bệnh kể trên) trước tuổi 80, gồm 24% số cụ ông và 43% số cụ bà.
Nhóm thoát hiểm tức đã đạt đến tuổi 100 mà không hề bị mắc một bệnh nào kể trên, gồm 32% số cụ ông và 15% số cụ bà.
Nhóm chậm, tức đã mắc một trong số các bệnh kể trên sau tuổi 80, gồm 44% số cụ ông và 42% số cụ bà.
Khi xem xét 3 bệnh gây tử vong nhiều nhất là bệnh tim, ung thư (không kể ung thư da) và đột quỵ, các nhà nghiên cứu nhận thấy hầu hết những cụ đã thọ 100 tuổi đều thuộc nhóm thoát hiểm, 87% số cụ ông và 83% số cụ bà 100 tuổi trở lên đều không bị một bệnh nào trong số 3 bệnh kể trên.
Như vậy, những người sống đến 100 tuổi hay cao hơn nữa không nhất thiết chỉ cần có “bộ gene di truyền tốt” để giúp họ có miễn dịch với những bệnh thường gặp khi có tuổi. Điều này chắc chắn đúng với một số người nhưng nhiều người khác vẫn có thể vượt qua được bệnh tật và sống khỏe mạnh qua tuổi 100 nhờ lối sống tích cực.
BS. Đào Trung Dũng/suckhoedoisong