Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

7 lý do khiến bạn thức dậy vào ban đêm để đi tiểu

Bạn thức dậy vào nửa đêm và câu hỏi đi tiểu hay không đi tiểu xuất hiện. Bạn đang thoải mái và  mệt mỏi, nhưng bàng quang của bạn thực sự sẽ không để cho bạn yên và bắt buộc bạn phải đứng dậy đi vội vào nhà vệ sinh. Và điều tương tự như vậy cứ tiếp tuc xẩy ra. Gần như hầu hết mọi người trong chúng ta đều thức dậy vào giữa đêm để đi tiểu vào một thời điểm nào đó. Nhưng đôi khi đi tiểu thường xuyên có thể là chỉ dấu báo hiệu sức khỏe có vấn đề.

Thường xuyên đi tiểu đêm (nocturia) thường được định nghĩa là thức dậy ít nhất một lần mỗi đêm để đi tiểu. Nếu bạn thỉnh thoảng thức dậy để đi tiểu vào ban đêm — hầu hết mọi người đều vậy — thì đó không phải là vấn đề lớn. Nhưng nếu chủ yếu đi tiểu  hằng đêm và việc này làm phiền bạn, thì bạn cần phải tham khảo với bác sĩ của bạn

Về mặt kỹ thuật, thức dậy dù chỉ một lần mỗi đêm để đi tiểu có thể được coi là mắc chứng tiểu đêm (nocturia). Chúng bệnh này thường được coi là khó chịu hơn đối với chất lượng cuộc sống của bạn khi mà thời gian đi vệ sinh vào ban đêm của bạn lên đến hai lần trở lên, -

Tuy nhiên, nó làm phiền bạn đến mức nào tùy thuộc vào từng cá nhân. Theo bác sĩ Matthew Rutman-- phó giáo sư về tiết niệu tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia---   thì đi tiểu thường xuyên vào ban đêm trở thành một vấn đề khi bạn cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày do giấc ngủ bị gián đoạn.

Tiểu đêm có xu hướng xảy ra vì một trong ba lý do : bàng quang của bạn khó giữ nước tiểu, cơ thể bạn sản xuất nhiều nước tiểu hơn bình thường trong ngày hoặc sản xuất nhiều nước tiểu hơn vào ban đêm.

 Cũng theo bác sĩ Rutman , đôi khi đi tiểu đêm chỉ là một chức năng của lão hóa. Nhưng nếu nó diễn ra liên tục hơn một lần mỗi đêm hoặc ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn vào ngày hôm sau, thì vấn đề vượt ra ngoài quá trình lão hóa bình thường. Có thể điều này xẫy ra là do  một lý do tiềm ẩn mà đôi khi nếu được giải quyết thì nhu cầu đi tiểu ban đêm sẽ biến mất.

Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến bạn bị tiểu đêm:

1- Tăng huyết áp

 Theo một nghiên cứu năm 2019 được trình bày tại Hội nghị Khoa học Thường niên của Hiệp hội Tuần hoàn Nhật Bản, những người thức dậy ít nhất một lần mỗi đêm để đi tiểu có 40 phần trăm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp; và những người thức dậy nhiều lần mỗi đêm có khả năng mắc bệnh này cao hơn.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là việc bạn đi tiểu hằng đêm là một dấu hiệu chắc chắn là bạn bị cao huyết áp. Nếu bạn không chắc  huyết áp của mình có bình thường hay không thì bạn nên đi kiểm tra  đặc biệt là nếu bạn có rủi ro cao bị tăng huyết áp. Có nhiều yếu tố gây rủi ro bị tăng huyết áp chẳng hạn như mắc bệnh tiểu đường, ăn quá nhiều natri và quá ít kali, không hoạt động thể chất, tăng cân, hút thuốc, có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp và uống quá nhiều rượu.

Nếu bạn có rủi ro cao bị tăng huyết áp và thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu thì bạn nên thảo luận với bác sĩ.

2- Vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến tiểu đêm

Càng thức dậy nhiều vào đêm, bạn càng có nhiều cơ hội nhận thấy mình phải đi tiểu — và làm trống bàng quang. Vì vậy, nhu cầu đi tiểu đêm có thể không thực sự là nguyên nhân đã đánh thức bạn thức giấc


Một lý do làm bạn có thể thức giấc vào đêm  chứng ngưng thở khi ngủ (slee apnea) -- một tình trạng mà nhịp thở của bạn ngừng lại trong khi ngủ. Chẳng hạn như một nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị chứng ngưng thở khi ngủ cũng đã giúp giải quyết  luôn cả chứng tiểu đêm. Vì thế nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào khác về giấc ngủ mà giải quyết đươc thì cũng có thể làm chứng tiểu đêm chấm dứt theo.

3- Thói quen uống vào đêm

 Rượu là một chất lợi tiểu vì vậy uống rượu vào cuối ngày có thể dẫn đến đi tiểu đêm nhiều. Uống quá nhiều chất lỏng vào ban đêm, bất kể loại nào, cũng có thể dẫn đến tiểu đêm.

Bác sĩ  tiết niệu Jason M. Phillips---thuộc North Coast Urology--- khuyên bạn nên ngung uống tất cả các chất lỏng từ hai đến bốn giờ trước khi đi ngủ và tránh uống rượu bia vào buổi tối để ngăn chặn việc đi vệ sinh vào ban đêm nếu bạn thấy phiền khi phải tiểu đêm.

4- Một số loại thuốc

Bác sĩ Phillips cho biết một số loại thuốc thông thường, bao gồm Lasix và hydrochlorothiazide được sử dụng để điều trị phù nề (edema) và cao huyết áp, cũng là những thuốc lợi tiểu. Nếu đang sử dụng một trong những thuốc này thí  bạn hãy uống trước khi đi ngủ từ sáu giờ trở lên.

Có thể có những loại thuốc khác cũng gây tiều đêm, vì vậy trước khi dùng thuốc bạn nên hõi bác sĩ hoặc dược sĩ vế tác dụng phụ này.

5- Bệnh tiểu đường không được điều trị

Bác sĩ Phillips cho biết: khi bạn bị bệnh tiểu đường, lượng glucose dư thừa hoặc lượng đường trong máu, sẽ dồn đến thận kéo theo cả nước. Vì vậy bàng quang sẽ  đầy nhanh hơn bình thường. Do đó nếu bạn đi tiểu liên tục cả ngày cũng như  đêm, và bạn thực sự đi tiểu rất nhiều, thì bạn nên đi xét nghiệm phân tích nước tiểu, Theo bác sĩ  Phillips phương pháp này sẽ đo lường nhiều chất trong nước tiểu của bạn, bao gồm cả glucose.

 6- Phì đại tuyến tiền liệt

Khi đàn ông già đi  thì tuyến tiền liệt –bình thường hình dạng giống quả óc chó—sẽ to ra  gây ra chứng bệnh gọi là  tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ( benign prostatic hyperplasia) hoặc phì đai liệt tuyến tiền liệt., Điều này xẩy ra có thể là do thay đổi mức độ của các hormone, bao gồm sản xuất ít testosterone hơn hoặc tích tụ dihydrotestosterone. 


Bác sĩ Phillips cho biết tuyến tiền liệt phì đại có thể gây áp lực lên bàng quang, khiến cho bạn có ý nghĩ rằng bàng quang cần phải làm rỗng thường xuyên hơn.

Tuyến tiền liệt to hơn bình thường cũng có thể gây ra các triệu chứng tiết niệu khác, chẳng hạn như vấn đề khi bắt đầu tiểu  hoặc ngừng tiểu , dòng nước tiểu chảy yếu hoặc cảm giác bàng quang chưa hoàn toàn rỗng sau khi tiểu

Tuyến tiền liệt phì đại có thể được điều trị bằng các loại thuốc như Flomax, Myrbetriq hoặc thuốc kháng cholinergic giúp thư giãn cơ bàng quang, cũng như bằng thủ thuật UroLift

7- Bàng quang bị kích thích hoặc nhiễm trùng

Tương tự như trên , các chất gây kích thích như đồ ăn cay, rượu và nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tao cho bạn  cãm giác bàng quang đã đầy. Các vấn đề về bàng quang này có thể biểu hiện như đi tiểu thường xuyên cả ngày chứ không riêng gì vào đêm. 


Một thách thức khác đối với bàng quang của bạn có thể là nhiễm trùng bàng quang (bladder infection). Nam giới cũng có thể mắc bệnh này, đặc biệt nếu họ bị phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc niệu đạo bị thu hẹp kích thước do chấn thương hoặc do các  bệnh lây qua đường tình dục (sex transmitted diseases);

Các dấu hiệu khác của nhiễm trùng bàng quang bao gồm bỏng rát hoặc ngứa ran, sốt và nước tiểu có máu hoặc đục.

Tóm lại  

Đi tiểu nhiều lần hay ít tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tiêu thụ nhiều hay ít chất lỏng, vì vậy bạn không nên hoảng sợ khi phải đi tiều đêm. Tuy nhiên nếu sau khi bạn thay đổi nếp sống mà vẫn bị quấy rầy bới chứng tiểu đêm thí bạn nên đi găp bác sị để định rỏ căn nguyên

Theo “7 Reasons You Keep Waking Up At Night to Pee by Suzannah Weiss, Melissa Matthews on January 27, 2021 “