Hôm nay đi taxi, tài xế sơ ý rẽ nhầm nên chúng ta về nhà muộn mất nửa tiếng.
Đến nơi, bác tài xế xin lỗi, ba nói: "Không sao đâu!" Con trách ba: "Bảo rẽ trái mà anh ta cứ
rẽ phải, loại người như vậy không đáng coi trọng!"
Có lần, ba tìm một người bạn quen từ năm cấp một. Bạn của ba chức vị thấp, phải đi
pha trà, bưng nước, chạy đi chạy lại. Chỉ gặp nhau có nửa tiếng mà ông bị gọi mấy lần.
Lúc chia tay, ông bạn cười cười bảo: "Đừng cho là tôi bị làm nhục, không sao cả,
tôi đã trả thù rồi. Có lần bạn gái của tên trung đội trưởng xấu tính đến thăm, hắn hết sai
tôi pha cà phê lại đến pha trà. Hắn đâu ngờ tôi đã nhổ nước bọt vào trong ấm rồi!"
Môt lần khác, hồi ba còn làm cho đài truyền hình, một đồng nghiệp nói với ba:
"Người kia trông rất phong độ, kì thực lại chẳng ra gì!" Ba hỏi: "Sao anh biết?". Người đồng
nghiệp cười: "Không những biết mà còn nắm rõ chứng cớ." Nguyên do là "người kia"
đối xử với tài xế riêng rất tệ, mà tài xế riêng bao giờ cũng là người biết rất rõ đời tư của
chủ. Bao tiếng xấu của ông ta cũng từ miệng tài xế riêng mà ra. Vì là người thân cận
nói nên ai cũng tin.
Từ hai câu chuyện trên, ba nhận ra: Đối với những người có thân phận càng thấp
mình càng phải tỏ ra tử tế lịch sự. Chức vị càng cao, danh càng nổi lại càng nên tôn
trọng những người thấp kém.
Khổng Tử có câu nói nổi tiếng: "Chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó chiều, gần thì
nhờn mà xa thì oán." Nhiều người cho rằng Khổng Tử chê bai phụ nữ và những người
thấp kém. Thật ra Khổng Tử muốn nói nữ tì và nô bộc là những người khó dùng nhất, thân
mật thì họ quá trớn, mà lạnh nhạt thì họ lại oán trách. Tuy câu nói đó có ảnh hưởng quan
điểm của tình trạng phân biệt giai cấp thời xa xưa, nhưng lại nói lên một điều nghìn
năm không thay đổi, là người càng ở vị trí thấp lại càng dễ nhạy cảm và tự ti. Ngay cả một
câu nói không chủ ý cũng có thể làm tổn thương họ, nói gì đến việc bị mắng nhiếc ngay
trước mặt mọi người.
"Không nên trách móc thẳng vào mặt" - đó là nguyên tắc số một khi ứng xử
với người dưới.
Còn nhớ một lần, ba cùng bạn bè đi ăn nhà hàng, món cá đưa lên, ai nếm thử
cũng thấy không ổn. Một người không hề tỏ thái độ gì, chỉ mời đầu bếp lên nói thật lịch
sự: "Nghệ thuật nấu ăn của bác thật hết ý. Món nào cũng ngon!" rồi thêm một câu: "Món cá
này bác có thể cho cay thêm một chút được không? Sẽ dể ăn hơn!". Lát sau, người đầu
bếp vui vẻ mang món cá lên, lại còn đợi bên bàn và hỏi: "Qúy khách thấy thế nào?" Không
nói ra, nhưng con cá đã được đổi.
Đó là ví dụ về cách nói chuyện mềm mỏng, đúng như người bạn của ba giải
(theo thích: "Nếu mình la lối: Ông chủ, món cá của ông không tươi - vì sĩ diện, có lẽ ông ta
sẽ khăng khăng cãi rằng cá của mình tươi - Cả hai bên sẽ đều bị tổn thương, việc gì phải
vậy? Vả lại, cứ cho là mình được đi, thì biết đâu trong món cá mới lại có cả nước bọt!"
Tình huống đi taxi của chúng ta hôm nay nào có khác gì?
Lúc rẽ nhầm, tài xế đã nói rất lịch sự: "E rằng tôi đã đi sai đường rồi!" Anh ta đã
vòng xe lại, không lấy thêm tiền, thậm chí còn xin lỗi, thế thì sao chúng ta không chia
tay nhau trong vui vẻ? Trách móc thêm mấy câu, cả hai bên sẽ đều bực mình.
Trên đường đời sau này, con sẽ tiếp xúc với không ít những người có vị trí thấp
kém. Con càng leo lên cao, người bên dưới con càng nhiều. Mà có lên cao được cũng là
nhờ những người ở dưới thấp. Họ là những người tôn con lên, cũng chính là những
người có thể kéo con xuống. Con đối xử với họ xấu một, trong lòng họ đau mười. Con
đối xử với họ tốt một, họ sẽ khen mười, họ sẽ vui sướng mà nói: "Không ngờ người ấy
chức vị cao xa, nổi tiếng như vậy mà lại tôn trọng mình đến thế!" Nhờ đó mà tiếng thơm
của con lại được lan xa. Mà khi tiếng tốt được truyền từ dưới lên, người ta sẽ nghĩ: "Đối
đãi với kẻ dưới tốt như vậy thì anh ta đúng là con người thân thiện, hòa đồng!"
Khi nguy cấp, những người giúp con thoát thân lại thường là những người có
thân phận thấp.
Nên nhớ, cổ nhân đã nói: người giúp ta thắt dây lưng treo bảo kiếm cũng rất có thể
là người sẽ đâm sau lưng ta!"
Người cắt tóc cạo râu cho con cũng có thể là người sẽ đưa lưỡi dao ngang cổ của con.
(theo nguoiphuongnam)