Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Mâu thuẫn gia đình ba thế hệ chủ yếu do 3 sai lầm này

Con cái hiếu thảo, vợ chồng tương kính, gia đình hoà thuận” là điều mọi người đều mong mỏi. Nhưng rất nhiều người than phiền rằng con cái bất hiếu, vợ chồng tranh cãi… mà dẫn đến gia đình bất hoà.

Căn nguyên của những vấn đề này thường đến từ 3 sai lầm dưới đây:

1. KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC TIỀN BẠC

Con người vào những năm tháng tuổi trẻ của cuộc đời, năng lượng còn dồi dào, đi bắc vào nam cũng đều là chuyện nhỏ. Nhưng một trong những lý do kiếm tiền quan trọng nhất là để dành khi về già.

Thời gian trôi đi, sức khoẻ ngày càng suy yếu, đến khi nghỉ hưu, thu nhập ít hơn, nhưng có rất nhiều người vẫn phải lo lắng cho con cái.

Người làm cha mẹ, chăm lo và giáo dục con cái đều là việc nên làm. Nhưng rất nhiều người là quan tâm một cách thái quá, nên đã đem toàn bộ tiền tích luỹ của mình cho con, không để lại một chút nào cho bản thân. 

Có thể có người nghĩ, tiền của tôi, nhà của tôi, chẳng phải tương lai cũng đều để lại cho con của tôi hay sao? Đưa trước hay đưa sau không phải đều giống nhau sao? Nhưng trên thực tế thì khác nhau rất nhiều. 

mâu thuẫn gia đình
                                                     (Ảnh: Shutterstock)

Khi về già, cha mẹ muốn có thể dựa vào con cái và gia đình, nhưng bởi vì thời đại đã biến đổi, con cái thời hiện đại có thể sẽ không nguyện ý chăm sóc cha mẹ, vì vậy vẫn cần có chút tiền để dự trữ bên thân, phòng tránh những lúc có chuyện ngoài ý muốn xảy ra.

Hiện tại có nhiều người già, sau khi con cái thành gia lập nghiệp đều đưa tất cả tiền tích lũy cho chúng giữ. Nhưng sau khi đưa tiền, chúng liền thay đổi. Không chỉ như vậy, chi phí chi tiêu sinh hoạt hàng tháng cũng dần dần ít lại, từ đó cũng bắt đầu phát sinh tranh chấp tài sản. 

Một khi hai bên xảy ra mâu thuẫn, người già sẽ cho rằng con cái bất hiếu, con cái thì cho rằng cha mẹ không hiểu chỗ khó của bản thân, một gia đình êm ấm cũng từ đó mà trở nên xa cách.

2. TƯ TƯỞNG DỰA DẪM VÀO CON CÁI KHI VỀ GIÀ

Rất nhiều người cho rằng, tôi chăm sóc con cái nhiều năm như vậy, chúng nhất định sẽ hồi báo tôi khi tôi về già. Nhưng con cái bây giờ trước thì có nhà có xe cần trả nợ, sau thì có vợ con thì cần chăm sóc cho gia đình riêng, ngoài ra còn phải chi tiêu hàng ngày cho chính mình. Đối với nhiều người mà nói, không phải không muốn hồi báo cha mẹ, mà là năng lực không đủ. 

Kỳ thực, người Châu Á có một quan niệm phổ biến là “dưỡng nhi phòng lão” (nuôi dưỡng con cái để phòng khi về già). Nhưng trong thời đại như ngày nay, xã hội Châu Á cũng ngày càng giống với xã hội Châu Âu. Sau khi con cái trưởng thành, liền để chúng tự lập, bản thân không cần lo lắng cho chúng quá nhiều, mà là bắt đầu quay lại sắp xếp cuộc sống của chính mình. Nếu cứ  trách móc con cái, sẽ tạo thành áp lực cho chúng, từ đó sẽ dễ dẫn đến phát sinh mâu thuẫn gia đình. 

Người già không dựa vào con cái để sống cũng không phải là chuyện xấu. Như vậy vừa có thể khiến bản thân làm được việc mình muốn làm, tự do tự tại, lại không phải phụ thuộc vào người khác, cũng không cần phải để ý nhiều đến “sắc mặt” của con cái ra sao.

                                                                 (Ảnh: Shutterstock)
3. KHÔNG BIẾT CÁCH GIỮ GÌN SỨC KHỎE CHO BẢN THÂN

Có câu nói rằng: “Không có người con hiếu thảo khi bệnh lâu, không có người vợ tốt khi nghèo lâu”.

Nếu không biết cách tự chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân, tương lai một khi xuất hiện vấn đề, sẽ phải đối diện với rất nhiều các loại chi tiêu, những chi phí lớn này thực sự có thể làm tan vỡ một gia đình. Con cái mâu thuẫn với cha mẹ, vợ chồng mâu thuẫn với nhau…

Bệnh lâu – nghèo lâu, không chỉ khiến bản thân chịu khổ, mà còn khiến gia đình cũng phải chịu khổ. Trong hoàn cảnh nghèo khổ này sẽ có rất nhiều mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên rất tệ, giữa vợ chồng cũng sẽ vì tiền bạc mà phát sinh mâu thuẫn. 

Vì vậy đối với một người mà nói, sức khoẻ chính là tài phúc.

Khi cha mẹ khoẻ mạnh, không những vui sống khi về già, mà nếu đứng ở một góc độ khác mà nhìn thì kỳ thực cũng chính là giảm nhẹ gánh nặng cho con cái.

Muốn tập thể dục hãy tập luyện, muốn dưỡng sinh thì dưỡng sinh, cần đối đãi tốt với sức khoẻ của bản thân mình. Chỉ cần có sức khoẻ tốt, sống lành mạnh thì chính là “tích đức” cho con cháu đời sau.

                                                              (Ảnh: Shutterstock)

Thu Hà /TrithucVn/anle20