Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Tại Sao Hầu Hết Các Bác Sĩ Ở Mỹ Lại Tin Vào Thế Giới Tâm Linh?

Là cường quốc số một thế giới, Hoa Kỳ đi đầu trong rất nhiều lĩnh vực công nghệ trong đó có y học. Nhưng khác với các ngành khoa học khác, một cuộc khảo sát trên phạm vi toàn quốc về niềm tin tôn giáo của các bác sĩ tại Mỹ, kết quả thật bất ngờ: “Hầu hết các bác sĩ Mỹ đều tin vào sự tồn tại của Thần và thế giới bên kia.”


Khi công nghệ tân tiến cũng phải bó tay

Việc sở hữu thế mạnh về khoa học – công nghệ đã giúp Mỹ ứng dụng rất nhiều những phát minh vào nền Y học nói chung và các trang thiết bị y tế hiện đại tại các bệnh viện Mỹ nói riêng. Mỹ cũng được coi là đất nước có chất lượng dịch vụ y tế thuộc hàng tốt nhất thế giới.

Ngoài các trường đại học danh tiếng như Đại học Harvard, Đại học Johns Hopkins, Đại học Yale…nơi có các trung tâm nghiên cứu y học và đội ngũ giáo sư đầu ngành đã giành nhiều giải Nobel y học, các bác sĩ ở Mỹ cũng được trả mức lương cao ngất ngưởng. Do đó Mỹ được cho là mảnh đất mơ ước của tất cả các bác sĩ trên toàn thế giới.
Ngay cả khi sở hữu những công nghệ y học tân tiến và khám phá ra nhiều loại thuốc đặc trị hiệu quả thì vẫn có khá nhiều trường hợp khiến nền y học nước này phải bó tay ngay cả khi bệnh được phát hiện sớm.

Sự ra đi đột ngột của Steve Jobs, cha đẻ hãng công nghệ hàng đầu thế giới Apple, đã khiến thế giới bàng hoàng và nuối tiếc. Nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao ở một đất nước có ngành y học tiên tiến nhất, với những bác sĩ có chuyên môn giỏi nhất, Steve Jobs vẫn phải đầu hàng số phận khi mới 56 tuổi và đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp.

                                         Steve Jobs tại buổi ra mắt iPhone mới. (Ảnh: MacMagazine )
Trước đó, Steve Jobs đã trải qua hai lần phẫu thuật. Năm 2004, ông trải qua ca phẫu thuật đầu tiên và các bác sĩ điều trị cho biết là khá thành công, bệnh đã được chữa trị khỏi. Nhưng sau đó không bao lâu, căn bệnh ung thư của ông lại tái phát, Steve Jobs buộc phải từ chức rồi cuối cùng ra đi trong tình trạng cơ thể suy kiệt. 

Một trường hợp khác là tiến sĩ giải phẫu não Eben Alexander. Ông tốt nghiệp đại học danh tiếng Harvard, có kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật thần kinh 25 năm, và là một trong những bác sĩ nổi tiếng nhất trong giới chuyên môn ở Mỹ.
Năm 2008, ông đột nhiên bị viêm màng não, và được đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời. Dù được điều trị tích cực bởi ekip bác sĩ cũng là những đồng nghiệp giỏi nhất trong ngành thần kinh học của ông, Eben Alexander vẫn bị rơi vào hôn mê và tình trạng này kéo dài liên tục trong 7 ngày. Điện não đồ cho thấy não của tiến sĩ thần kinh học Eben Alexander không còn hoạt động, tỉ lệ sống sót chỉ còn là 2%.
Các bác sĩ điều trị đều bất lực và thông báo cho gia đình ông chuẩn bị hậu sự. Tuy nhiên, khi mọi nỗ lực của y học dường như đã bó tay thì Eben Alexander lại hồi sinh sau một trải nghiệm siêu thường.
Trải nghiệm siêu thường
Sau đúng 7 ngày hôn mê, khi các bác sĩ và người thân của ông đều đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất xảy ra thì Eben Alexander bắt đầu hồi phục trở lại. Sự hồi phục thần kỳ của ông khiến các bác sĩ điều trị và giới chuyên môn không thể nào lý giải nổi, cho đến khi Alexander kể về những trải nghiệm cận tử của mình và cho xuất bản cuốn sách “Proof of Heaven” (Chứng cứ về thiên đường).

                             Eben Alexander và cuốn sách Chứng cứ về thiên đường. (Ảnh: Gloomy Grim)
Khi ở trong trạng thái cận kề cái chết, tiến sĩ Alexander thấy mình bay tới một nơi giống như “thiên đường”, ở đó bầu trời tuyệt đẹp, có những đám mây trắng, có những sinh vật màu trắng phát sáng, có âm nhạc du dương, thanh thoát. Eben Alexander còn gặp một thiên thần với đôi mắt màu xanh dương.
Ông nói: “Cảm giác rõ ràng, chân thực và sâu sắc ấy mang đến cho tôi một lý do khoa học để tin vào sự tồn tại của ý thức của con người sau khi chết”. Trước đó ông luôn hoài nghi về sự tồn tại của thế giới linh hồn, ngay cả khi các bệnh nhân của ông kể về trạng thái cận tử, bác sĩ Eben Alexander đều cho rằng đó chỉ là ảo giác.
Cho tới khi chính bản thân mình được trải nghiệm, thì bác sĩ Eben Alexander mới thực sự tin rằng những gì bệnh nhân của mình kể là chân thực, và những quan niệm của ông cũng thay đổi. Ông nói: “Mọi người đều nói sự tồn tại của ý thức sau khi chết là điều hoang đường, khó tin. Nhưng trạng thái mà tôi trải qua không phải là ảo giác. Tôi cảm nhận nó rõ ràng như những sự kiện chân thực đã từng xảy ra trong đời tôi.
Trong nhiều thập niên qua, tôi hành nghề bác sĩ phẫu thuật não tại một trong những cơ sở y khoa danh tiếng nhất tại Mỹ. Giống như mọi đồng nghiệp, tôi hiểu rõ những lý thuyết về não bộ nhưng niềm tin cũ đã sụp đổ bởi những trải nghiệm mà tôi vừa có được”.

Một trải nghiêm tương tự khác của bác sĩ Rajiv Parti, là Trưởng khoa của một bệnh viện Tim danh tiếng tại Mỹ. Ông có một sự nghiệp rất thành công và cuộc sống vật chất sung túc nhưng cũng không tránh được quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Ông được chuẩn đoán là mắc ung thư tiền liệt tuyến và đã phải qua nhiều đợt phẫu thuật.

                        Tiến sĩ – bác sĩ Rajiv Parti kể về trải nghiệm cận tử. (Ảnh: Black versions)
Vào năm 2010, do biến chứng sau ca phẫu thuật, ông được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Đại học California trong tình trạng nguy kịch, toàn bộ các cơ quan nội tạng của ông hầu suy kiệt khiến các bác sĩ phải đưa ống thông vào trong cơ thể để hỗ trợ. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ, bác sĩ Rajiv Parti bị nhiễm trùng nặng kèm với sốt cao khoảng 40,5 độ.
Sau khi tiêm mooc-phin giảm đau, ông lại được đưa vào phòng phẫu thuật. Chính ở thời điểm này, bác sĩ Rajiv Parti khẳng định đã nhìn thấy thiên đường. Sự việc này về sau đã được ông viết lại trong cuốn sách “Dying to wake up” (Chết để thức tỉnh).
Ông kể rằng, cơ thể mình cảm giác như đang bay lơ lửng trong không khí và nhìn thấy bản thân mình đang nằm trên bàn mổ và nghe các bác sĩ khác đang nói chuyện, thậm chí còn ngửi thấy mùi thuốc sát trùng. Cùng lúc đó, ông thấy gương mặt của mẹ và em gái. Bà mặc bộ đồ truyền thống của Ấn Độ, em gái thì mặc quần bò, áo lửng màu xanh đang ngồi ở nhà. Họ đang cùng chuẩn bị bữa tối có rau, sữa chua và cơm.
Rajiv Parti đã viết:
“Tôi có thể hồi tưởng lại toàn bộ quá trình trải nghiệm khi cận kề cái chết: Tôi đã gặp được tổ tiên của mình ở ranh giới của địa ngục, một vài tiền kiếp mà tôi đã trải qua – đủ để giải thích những khổ nạn xảy ra trong đời mình và tại sao lại luôn phải ỷ lại vào những đơn thuốc như thế? Và tôi còn có vinh hạnh được gặp hai vị thiên sứ hộ mệnh tỏa ra thứ hào quang rực rỡ là Raphael và Michael. Họ bước ra từ một biển hoa, trên thân còn tỏa ra sức mạnh từ bi thuần chính tới mức khó có thể dùng ngôn ngữ để diễn tả”.

Cũng như Eben Alexander, các bệnh nhân của Rajiv Parti cũng kể cho ông về trải nghiệm khi linh hồn rời khỏi thể xác của họ, nhưng ông chưa bao giờ thực sự quan tâm. Khi chính bản thân mình được trải nghiệm thì ông thực sự tin tưởng và quyết định chia sẻ những trải nghiệm đó trong cuốn sách của mình.

Cảm nhận sức mạnh của Từ bi

Theo thống kê thì mỗi năm, tại Mỹ có khoảng 200.000 người đã có những trải nghiệm cận tử giống như trường hợp của hai tiến sĩ – bác sĩ Eben Alexander và Rajiv Parti. Đây là một trong những lý do chính khiến hầu hết các bác sĩ tại Mỹ, tuy là những người làm trong lĩnh vực khoa học nhưng lại tin vào sự tồn tại của Thần và có tồn tại một thế giới tâm linh sau khi con người chết.

Farr Curlin, một nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Chicago cho biết:
“Những nghiên cứu trước đây cho thấy, có chưa tới một nửa số nhà khoa học tin vào Thần vì họ có suy nghĩ cố hữu rằng khoa học và tôn giáo là mâu thuẫn với nhau. Y học cũng là một ngành khoa học nhưng khác với các nhà khoa học, các bác sĩ thường phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, và chứng kiến họ trải qua những giờ phút cận tử khi ở trên ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nên đa số các bác sĩ rất tín vào sự tồn tại của Thần.”

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện với 1044 bác sĩ trên toàn nước Mỹ về niềm tin tôn giáo trong y học, có tới 76% các bác sĩ nói rằng họ tin vào Đấng Sáng Thế, 59% tin có thế giới tâm linh và 55% bác sĩ nói rằng niềm tin tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới công việc của họ.

Edward Hill, Chủ tịch Hiệp hội Y học Mỹ cho biết:
“Y học và tôn giáo là hoàn toàn tương thích với nhau. Có niềm tin vào Đấng Tối cao là một điều vô cùng quan trọng đối với cả bệnh nhân và bác sĩ, đặc biệt đã có khá nhiều những chuyện thần kỳ đã xảy ra sau trải nghiệm cận tử mà chúng tôi đã được chứng kiến thường xuyên”.

Có một trường hợp khá nổi tiếng là giáo sư – bác sĩ Uông Chí Viễn. Ông mắc chứng xơ cứng teo cơ ALS – căn bệnh đã khiến nhà Vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking phải sống lệ thuộc vào chiếc xe lăn trong phần lớn cuộc đời. Tuy nhiên, may mắn hơn Stephen Hawking, nhờ có niềm tin vào Thần Phật và tuân theo những giá trị sống tốt đẹp, bác sĩ Uông đã thoát khỏi căn bệnh hiểm ác này.
Trong lúc đang tuyệt vọng vì căn bệnh “vô phương cứu chữa” vẫn không thuyên giảm dù đã nhận được những liệu pháp điều trị tích cực ở Mỹ, bác sĩ Uông đã nhận được một lá thư từ một người bạn ở Trung Quốc giới thiệu về một môn khí công Phật gia đang thịnh hành – Pháp Luân Công. Sau khi đọc xong thư, bác sĩ Uông ngay lập tức tìm kiếm thông tin về môn tu tập này. Cuối cùng, ông đã tìm được một lớp học qua băng video kéo dài 9 ngày tại Viện Công nghệ Massachusetts.

                Giáo sư vật lý Stephen Hawking (trái) và giáo sư Uông Chí Viễn (phải). (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Chỉ trong vòng ba tháng tập luyện các bài công pháp và thực hành Chân – Thiện – Nhẫn theo những lời dạy trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, mọi triệu chứng bệnh tật của ông đã biến mất. Bác sĩ Uông đã tăng cân trở lại, mạnh khỏe và tràn đầy năng lượng.

Được trải nghiệm hoặc chứng kiến những điều siêu thường như thế, khiến đạo đức nghề nghiệp của các bác sĩ tại Mỹ được duy trì ở mức cao. Giống như tiến sĩ Rajiv Parti đã chia sẻ:
“Mặc dù là một bác sĩ có kỹ thuật giỏi, nhưng trước kia bản thân tôi rất vị tư, chưa thực sự đồng cảm và quan tâm hết lòng với bệnh nhân.” 
Nhưng khi có được trải nghiệm cận tử ở bên kia thế giới và nghe được những lời mà thiên sứ đã nói với ông: “Hãy thay đổi cách hành xử với mọi người, với bệnh nhân”, tiến sĩ Rajiv Parti đã không màng đến lợi ích vật chất, mở phòng khám thiện nguyện giúp người nghèo chữa bệnh không mất tiền và với ông, đây mới là mục đích sống.