Chỉ trong năm qua, công nghệ in 3D đã cho phép các bác sĩ chế tạo hơn 1.200 bộ phận cơ thể được mô phỏng y hệt cơ quan thực thụ cho khoảng 700 bệnh nhân.
Vừa qua, General Electric Co.---- công ty chuyên sản xuất máy in 3D với mức đầu tư hơn 3 tỉ USD--- đã tổ chức sự kiện trưng bày các sản phẩm in 3D cho thấy sự phát triển của công nghệ này, đồng thời khuyến khích người dùng ứng dụng rộng rãi công nghệ này hơn.
Trong các mẫu in như bộ phận xe, trang sức, khung kính, động cơ tên lửa… thì các bộ phận cơ thể người được chú ý hơn cả.
Jonathan Morris, đại diện của phòng thí nghiệm Mayo Clinic (Rochester, Minnesota, Mỹ), cho biết chỉ trong năm qua, công nghệ in 3D đã cho phép các bác sĩ chế tạo hơn 1.200 bộ phận cơ thể được mô phỏng y hệt cơ quan thực thụ cho khoảng 700 bệnh nhân.
Tuy nhiên, Morris cũng nói thêm: "Mọi thứ chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu và bệnh viện không cấy ghép các bộ phận in 3D lên bệnh nhân, mà chỉ dùng nó mô phỏng các bộ phận thực tế, giúp các bác sĩ quyết định cách thức thực hiện phẫu thuật, góp phần làm giảm rủi ro, chi phí và thời gian trong các cuộc cấp cứu."
John Flannery, CEO của General Electric Co., cho biết các bác sĩ đã làm việc trực tiếp với các kỹ sư để in các thiết bị y tế phù hợp với bệnh nhân. "Hiện chúng tôi đang làm việc với công ty thiết kế Autodesk Inc. để chế tạo các bộ phận in 3D nhẹ và phát triển hơn nữa các dòng sản phẩm của mình." - Flannery chia sẻ.
General Electric Co. cũng tham vọng sẽ bán được khoảng 500 máy in 3D trong năm nay, tạo ra khoảng 500 triệu USD doanh thu, gấp đôi doanh thu năm ngoái.
Ngoài các bệnh viện và cơ sở y tế ở Minnesota, Launcher, một start-up ở Brooklyn, cũng đã ứng dụng công nghệ in 3D để chế tạo động cơ tên lửa với hi vọng sớm có thể cạnh tranh với các hãng hàng không vũ trụ lớn.
Trong các mẫu in như bộ phận xe, trang sức, khung kính, động cơ tên lửa… thì các bộ phận cơ thể người được chú ý hơn cả.
Jonathan Morris, đại diện của phòng thí nghiệm Mayo Clinic (Rochester, Minnesota, Mỹ), cho biết chỉ trong năm qua, công nghệ in 3D đã cho phép các bác sĩ chế tạo hơn 1.200 bộ phận cơ thể được mô phỏng y hệt cơ quan thực thụ cho khoảng 700 bệnh nhân.
Tuy nhiên, Morris cũng nói thêm: "Mọi thứ chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu và bệnh viện không cấy ghép các bộ phận in 3D lên bệnh nhân, mà chỉ dùng nó mô phỏng các bộ phận thực tế, giúp các bác sĩ quyết định cách thức thực hiện phẫu thuật, góp phần làm giảm rủi ro, chi phí và thời gian trong các cuộc cấp cứu."
John Flannery, CEO của General Electric Co., cho biết các bác sĩ đã làm việc trực tiếp với các kỹ sư để in các thiết bị y tế phù hợp với bệnh nhân. "Hiện chúng tôi đang làm việc với công ty thiết kế Autodesk Inc. để chế tạo các bộ phận in 3D nhẹ và phát triển hơn nữa các dòng sản phẩm của mình." - Flannery chia sẻ.
General Electric Co. cũng tham vọng sẽ bán được khoảng 500 máy in 3D trong năm nay, tạo ra khoảng 500 triệu USD doanh thu, gấp đôi doanh thu năm ngoái.
Ngoài các bệnh viện và cơ sở y tế ở Minnesota, Launcher, một start-up ở Brooklyn, cũng đã ứng dụng công nghệ in 3D để chế tạo động cơ tên lửa với hi vọng sớm có thể cạnh tranh với các hãng hàng không vũ trụ lớn.