Ngón cái sưng to, chân lở loét, tê bì, móng biến dạng, đổi màu… là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề, mọi người không nên chủ quan mà cần đi khám bác sĩ.
Chân không có lông
Hầu như mọi người thường có vài sợi lông trên đôi chân của mình. Tuy nhiên, nếu thấy bàn chân ngày càng trở nên mượt mà, sạch lông dù không can thiệp gì, đó là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về lưu thông máu.
Tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Anh (NHS) cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là do xơ cứng động mạch, khiến tim bạn khó bơm máu đi khắp cơ thể.
Móng chân bị trũng hoặc lõm xuống (Koilonychia)
Koilonychia (chứng móng lòng thuyền) là tình trạng móng tay, móng chân trở nên mỏng bất thường, có thể phẳng hoặc cong lõm xuống.
Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu máu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở, đau ngực, chóng mặt…
Lở loét chân
Nếu thấy có vết loét xuất hiện trên bàn chân và rất lâu lành, thậm chí kéo dài mãi giống như vết thương hở thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể phải cắt cụt chân.
Bàn chân lạnh
Bàn chân lạnh dù thời tiết mùa đông hay hè không lý do, bạn nên nghĩ ngay đến việc cơ thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mối liên hệ giữa yếu tố môi trường và rối loạn tuyến giáp. Hoạt động tuyến giáp kém đi có thể được kết hợp với việc sản sinh homocysteine quá mức – một axit amin có liên quan đến bệnh tim, tuần hoàn máu kém và mạch máu rất cứng.
Khi các chất dinh dưỡng thiết yếu trong các mạch máu không tiếp cận đến chân, tay có thể dẫn đến lạnh tay và chân hoặc nhiễm nấm mãn tính.
Móng chân màu vàng
Móng chân màu vàng, dày hơn so với bình thường là biểu hiện của nhiễm nấm. Vệ sinh kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm nấm ở móng chân. Các bệnh nhiễm trùng này thường do thói quen cá nhân gây ra như đi giày quá bó khiến mồ hôi trộn lẫn với vi khuẩn.
Ngoài ra, đi tất ướt trong thời gian dài hoặc đi chân đất ở những nơi công cộng có vấn đề cũng có thể dẫn đến nhiễm nấm.
Đau khớp chân
Đau khớp chân, còn được gọi là viêm khớp dạng thấp, là một tình trạng mà hệ thống miễn dịch tấn công nhầm mô trong cơ thể. Nó thường ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của khớp, gây sưng đau đớn, thậm chí có thể dẫn đến xói mòn và biến dạng khớp xương.
Chuột rút
Chuột rút xảy ra khi cơ căng đột ngột hoặc cơ thể mất nước. Giảm đau thư giãn cơ bằng cách uốn cong, xoa bóp chân. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm khăn lạnh vào vùng bị chuột rút hoặc uống sữa nóng trước khi ngủ. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie, kali…
Ngón cái sưng to
Đây là dấu hiệu của người mắc bệnh gout. Căn bệnh thường gặp ở những người thừa cân, nạp quá nhiều protein, uống ít nước…
Chân tê cứng không rõ nguyên nhân
Trong một vài trường hợp, bàn chân tê cứng hoặc ngứa ra có thể là dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng, tổn thương thần kinh, đau xơ cơ hay tiểu đường.
Lưu ý
– Nếu đôi chân có các đốm đỏ hoặc mụn nước, bạn nên kiểm tra độ mềm mại của đôi giày. Một đôi giày vừa vặn sẽ giúp đôi chân khỏe, tránh những vết thương.
– Sử dụng viên đá ấm bọc trong chiếc khăn nhỏ lăn dưới bàn chân giúp ngăn da chết và vết chai cho bàn chân mềm mại, tăng độ ẩm. Massage bàn chân mỗi tối nhẹ nhàng trước khi đi ngủ cho giấc ngủ đến ngon hơn.
– Nếu ngón chân có màu tím, xanh hay tím xanh thì rất có thể là dấu hiệu của vấn đề tuần hoàn máu, nhiễm trùng hay chấn thương. Nên đi khám sớm để có điều trị kịp thời. Cắt tỉa móng chân theo chiều thẳng lên, ngăn móng chân mọc ngược.
– Các chuyên gia hướng dẫn bài kiểm tra nhỏ về sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Ấn ngón chân cái của bạn đến lúc sắc màu ngón chân trắng bệch. Sau đó, bạn ngừng ấn tay, kiểm tra xem thử mất bao lâu để ngón chân lấy lại sắc màu bình thường. Nếu thời gian hơn 5 giây để ngón chân hồng lại, dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về lưu thông.
Phương Nam- theo dkn.tv 22/6/2018