Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Những biến đổi của cơ thể khi về già

Nhiều năm nay các Viện lão khoa trên thế giới đã nghiên cứu về quá trình lão hoá ở con người và có kết luận chính xác về tuổi già. Hoá ra các cơ quan của cơ thể có thời điểm già không giống nhau. Cụ thể là :

Những biến đổi cơ thể khi về già 1


Các nhà khoa học Pháp cho biết chất lượng tinh trùng bắt đầu suy giảm từ tuổi 35, vì vậy nam giới trên tuổi 45 nên dừng việc sinh con.

Tuổi suy thoái của các cơ quan trong cơ thể người như sau:

1. Não người bắt đầu quá trình suy thoái năm 20 tuổi. Qua tuổi 20, số lượng tế bào não giảm dần, thể tích não thu nhỏ lại. Trên tuổi 40 mỗi ngày con người mất 10.000 tế bào não và trí nhớ con người giảm dần.
2. Phổi suy thoái từ tuổi 20 thể hiện ở sụn sườn bị vôi hoá, nhu mô phổi giảm tính đàn hồi, dung tích phổi giảm dần.
3. Da suy giảm năm 20 tuổi. Cơ thể giảm sản xuất keo dính da và việc thay thế các tế bào chậm dần.
4. Tóc lão hoá từ năm 30 tuổi. Năm 35 tuổi tóc sẽ ngả mầu và rụng dần.
5. Các cơ suy giảm từ tuổi 30. Từ năm 40 tuổi trở đi các cơ bị giảm 0,5 đến 2% mỗi năm. Do đó người cao tuổi hoạt động chậm chạp, khó giữ thăng bằng, dễ ngã.

6. Vú thoái hoá từ năm 35 tuổi. Dấu hiệu thoái hoá đến với phụ nữ lúc 30 tuổi, các mô mỡ giảm dần, kích thước vú nhỏ lại. Từ năm 40 tuổi thì vú phụ nữ bị thòng xuống.
7. Xương lão hoá từ năm 35 tuổi. Trẻ em phát triển xương rất nhanh, cứ 2 năm là thay đổi toàn bộ tế bào xương, nhưng đến tuổi 20 quá trình phát triển xương chậm lại và dừng hẳn ở tuổi 25, đến tuổi 35 bắt đầu suy thoái.
8. Cơ quan sinh sản ở phụ nữ suy thoái từ tuổi 35 do số lượng và chất lượng trứng giảm xuống.
9. Răng bị suy từ tuổi 40. Qua tuổi 40 niêm mạc teo dần, dễ bị bệnh về răng miệng và răng ngày càng mòn.
10. Mắt lão hoá từ năm 40 tuổi, khả năng tập trung của mắt giảm và từ những năm này thông thường người ta phải đeo kính điều chỉnh thị lực.

11. Tim lão hoá từ tuổi 40, khối lượng cơ tim giảm, tuần hoàn nuôi tim giảm, huyết áp của người tăng dần.
12. Cơ quan thính giác suy thoái từ tuổi 50, đặc biệt khả năng nghe của nhiều người kém hẳn khi 60 tuổi.
13. Tuyến tiền liệt bắt đầu lão hoá từ tuổi 50. Tuyến tiền liệt lớn dần theo tuổi sẽ ép vào bàng quang và niệu đạo, gây ra triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.
14. Thận lão hoá ở tuổi 50, số đơn vị lọc của thận giảm xuống.

16. Ruột suy thoái từ tuổi 55 với dấu hiệu số vi khuẩn có ích giảm xuống, nhất là ở ruột già. Các chất dịch vị tiết ra từ dạ dày, gan tụy, ruột non đều giảm và gây ra một số bệnh như táo bón.
17. Vị giác và khứu giác suy thoái từ tuổi 60. Người bình thường phân biệt được khoảng 100.000 vị. Con số này giảm khá nhanh khi tuổi cao.
18. Cơ quan phát âm suy yếu từ tuổi 65.

19. Bàng quang suy thoái từ tuổi 65. Khả năng chứa nước tiểu giảm nhanh, ở tuổi 70 bàng quang chỉ chứa lượng nước tiểu bằng nửa lúc 30 tuổi, do đó người già phải đi tiểu nhiều lần hơn và dễ nhiễm trùng nước tiểu.
20. Gan lão hoá ở tuổi 70 khi chức năng chuyển hoá và giải độc giảm. Trong cơ thể gan là cơ quan suy thoái chậm nhất, người ta có thể ghép gan của người 70 tuổi cho người 20 tuổi mà vẫn hoạt động tốt.


Để làm chậm quá trình lão hoá của người cao tuổi các bác sĩ khuyên nên sống lạc quan, yêu đời, sinh hoạt điều độ, không làm việc quá sức, giữ cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, giữa lao động trí óc và chân tay…nên tăng cường ăn rau quả, giảm ăn thịt, năng vận động vừa sức. Nếu giữ đúng những nguyên tắc nói trên con người có thể sống khoẻ mạnh trong khả năng tuổi sinh học không dưới 100 tuổi.

Theo 123 sức khỏe