Những dấu hiệu dưới đây có thể là biểu hiện của bệnh tật. Vì vậy khi gặp phải bạn nên đi khám để được tư vấn:
Thường xuyên đau đầu
Bạn thường trải qua những cơn đau đầu và thường phải dùng thuốc giảm đau. Dần dần, những cơn đau đầu có vẻ liên tục hơn và tăng mức độ hơn và bạn cũng phải uống nhiều thuốc hơn. Thủ phạm chính ở đây chính là thuốc, lạm dụng thuốc sẽ làm cho cơ thể đề kháng với tác dụng của nó khiến bạn “nhờn thuốc” và không hiệu quả.Mất thị lực thoáng qua
Có thể là do đột quỵ. Các nguy cơ chính gây đột quỵ là tăng huyết áp (trên 140/90 mmHg) và cholesterol toàn phần cao hơn 200 mg/dL. Tê một bên người và mất thị lực thoáng qua là những triệu chứng đáng chú ý nhất. Tê đột ngột, nói ngọng, cứng lưỡi, mất thăng bằng có thể là bằng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua. Đột quỵ nhẹ này thường báo trước cho một đột quỵ thật sự.Đau lưng nhiều
Đau tương tự như khi vừa dọn dẹp xong một đống bừa bộn. Thế nhưng chườm nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không bớt. Nếu không phải do tập thể dục thì đau lưng đột ngột như vậy có thể là dấu hiệu của bệnh phình động mạch. Một nguyên nhân khác của đau lưng ít nguy hiểm hơn là sỏi thận.Đau dữ dội ở bụng
Do vùng giữa xương sườn và bẹn chứa đầy các bộ phận nội tạng nên đau có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, viêm tụy hoặc viêm túi mật. Khi các bộ phận này bị viêm nhiễm sẽ gây nguy hại đến tính mạng. Nếu để lâu, các bộ phận trên bị hoại tử thì người bệnh có thể tử vong.Loét miệng
Loét miệng là tình trạng rất thường gặp ở nhiều người. Loét miệng thường xuất hiện khi bạn căng thẳng hoặc cơ thể mệt mỏi, thiếu chất. Tuy nhiên, tình trạng loét miệng lặp đi lặp lại có thể có liên quan đến tình trạng nghiêm trọng như bệnh đường ruột, và thậm chí cả ung thư họng và ung thư miệng.Vết thương lâu lành
Vết cắt đứt hay trầy xước chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý miễn dịch khác.Chảy máu nướu răng
Chảy máu nướu răng có thể là một dấu hiệu rõ ràng của bệnh nướu răng. Tuy nhiên, nếu nướu răng bị chảy máu dai dẳng thì nên đi khám bác sĩ, vì đó, rất có thể có liên quan đến bệnh nghiêm trọng như bệnh bạch cầu và rối loạn tiểu cầu.
Bùi Lam.CHITI tỗng hợp