Chỉ trong mấy thập kỷ gần đây số lượng bệnh nhân ung thư tăng vọt một cách bất thường. Có đến hơn 200 loại ung thư khác nhau, nhưng các chuyên gia cho rằng đó chỉ đơn thuần là do chính con người tự tạo ra. Nguy cơ ung thư có thể đến từ những thói quen nhỏ đến mức bạn không phát hiện ra như thở sai cách, ít ngủ… hay ngay từ các đồ dùng hàng ngày.
Dưới đây là 9 thói quen, mối nguy cần tránh để trợ giúp cơ thể chặn đứng căn bệnh ung thư trước khi nó bắt đầu
.
1. Mối nguy từ đồ nhựa chứa đựng thực phẩm
Đồ nhựa quá thuận tiện và rẻ tiền khiến người ta dễ quên đi những mối nguy hại mà nó mang đến. Chất bisphenol A trong các sản phẩm nhựa có thể gây ra các rối loạn sinh lý trong cơ thể người, rối loạn chức năng sinh sản, tăng nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt… Việc sử dụng bát, đĩa, thìa nhựa trong bữa ăn, các túi nilon, hộp xốp để chứa đựng thực phẩm, đặc biệt là các loại sản xuất từ nhựa tái chế hoặc không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.
Các phân tử nhựa và hóa chất phụ gia có thể theo thực phẩm đi vào cơ thể, gây ra ung thư. Nếu là đồ ăn lỏng, canh, thịt cá, đồ ăn nóng, chứa dầu mỡ, có tính axit cao thì độ rủi ro càng lớn. Mức độ phát tán các chất độc hại này vào thực phẩm sẽ càng thêm nghiêm trọng nếu dùng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn trong đồ nhựa.
Do đó, hãy tận dụng mọi cơ hội để đồ ăn của bạn không phải tiếp xúc với nhựa.
2. Thiết bị nấu nướng chống dính
Lớp
vật liệu Teflan dùng để chống dính cho các dụng cụ nhà bếp
như chảo, nồi, lò nướng… được nhiều chuyên gia đánh giá là rất hại cho
sức khỏe. Ở nhiệt độ cao, nó có thể bị phân hủy, sinh ra các chất chứa
flo. Chúng có thể gây ra rối loạn cho hệ miễn dịch và hệ nội tiết, gây
suy gan, suy gáp, gây u cho nhiều cơ quan khác nhau, ung thư tinh hoàn…
Khi các chảo đã bị cũ, lớp chống dính đã bị xước, hoặc với các loại chảo
rẻ tiền dùng kỹ thuật chống dính không đảm bảo thì nguy cơ này sẽ càng
cao.
Để hạn chế nguy cơ này, có thể chọn một số loại công nghệ khác để thay thế (ví dụ chảo gốm chống dính), tránh nấu đồ ăn ở nhiệt độ quá cao, khi lớp chống dính bị xước thì không nên tiếp tục dùng…
3. Hóa chất gây ung thư trong các sản phẩm hóa mỹ phẩm
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, các sản phẩm tiêu dùng hiện tại có chứa rất nhiều hợp chất gây ung thư. Chúng có mặt trong nước xịt phòng, mùi thơm cho xe hơi, hóa chất tảy rửa, nước thơm xả vải, nến thơm, dầu gội, sơn móng chân móng tay, nước khử hôi miệng, khử mồ hôi nách, thậm chí có cả trong nước hoa…
Một số chất được công bố nhưng còn rất nhiều chất không được công bố vì chúng được xem như là “bí quyết công nghệ” độc hại hoặc đơn thuần là các nhà sản xuất gian lận. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng rủi ro ung thư chính là đến từ đó. Bạn hãy chọn dùng những loại thân thiện với môi trường, thân thiện với cơ thể, và nên thật đơn giản cuộc sống để hạn chế phải dùng đến chúng. Có thể nó cho bạn cảm giác dễ chịu nhất thời, đánh át được mùi hôi của xe hơi… nhưng vì sự độc hại mà cơ thể phải gánh chịu nên bạn phải cân nhắc. Hãy tìm dùng những sản phẩm thân thiện với tự nhiên, môi trường thay để phòng ngừa.
4. Trường điện từ kích thích phát triển ung thư
Đó là sóng di động, sóng wifi. Ngày nay mạng lưới wifi và sóng điện từ còn chằng chịt hơn cả mạng nhện, chúng bao vây con người gần như ở mọi nơi mọi lúc và thực sự nguy hiểm hơn là bạn nghĩ.
Đa số người tiêu dùng đều xem nhẹ, nhưng theo nhiều nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu của nhóm Niềm tin Sức khỏe Môi trường (ehtrust.org), thì bạn thường xuyên để điện thoại ở gần bộ phận nào trên cơ thể, ở đó sẽ phát sinh vấn đề: ung thư vú, u tuyến nước bọt, u mang tai, giảm chất lượng sinh sản. Do đó họ khuyến cáo hãy ở xa điện thoại nhất có thể, dùng tai nghe thay vì áp sát vào má, tắt điện thoại khi không cần liên lạc, không được để dưới gối hoặc đầu giường khi ngủ, tắt wifi khi không cần sử dụng hoặc khi đi ngủ.
5. Ngồi nhiều, xem Tivi nhiều sẽ tăng nguy cơ ung thư