Cơ thể chúng ta mặc dù mang một sức sống rất mạnh mẽ kiên cường nhưng cũng có một vài điểm thuộc diện “yếu huyệt”, chỉ cần những tổn thương nhỏ là gặp nguy hiểm. Bạn hãy nhận diện những bộ phận này và học cách bảo vệ chúng khi gặp điều bất trắc?
1. Huyệt Thái dương
Đây là nơi mỏng nhất trong hộp sọ, cũng là huyệt cách xương sọ chỉ khoảng 1 -2 mm. Quan trọng hơn dưới huyệt vị này còn có các động mạch não. Nếu bị tác động mạnh dễ dẫn tới vỡ mạch máu và xuất huyết. Từ đó gây tụ máu trong hộp sọ và làm chúng ta rơi vào trạng thái hôn mê. Khi bị thương ở vị trí này cần lập tức phẫu thuật nếu không sẽ có thể nguy hại tới tính mạng.
Thương tích thường gặp: do tai nạn giao thông, do đánh nhau, do bị ngã, do bị va đập mạnh, bị va chạm…
Biện pháp phòng vệ: Khi gặp động đất hoặc gặp sự cố bị ngã hay va đập trước tiên cần chú ý bảo vệ đầu. Dùng một tay che vào huyệt thái dương (Ở chỗ lõm phía sau lông mày nơi có đường mạch xanh của Thái dương). Một tay khác bảo vệ đốt sống cổ từ phía sau. Hai khuỷu tay hướng về phía trước kẹp chặt bảo vệ phần mặt đồng thời cong gập người giống hình hài trẻ sơ sinh. Đây là tư thế bảo vệ đầu và các bộ phận khác một cách hiệu quả khi bị thương hoặc va đập.
2. Nửa sau đầu
Ở bên trong sọ não ở phía sau đầu là vị trí của trung tâm điều chỉnh hô hấp và nhịp tim của cơ thể. Nó có chức năng sinh lý quan trọng phụ trách duy trì nhịp tim, hô hấp, tiêu hóa, nhiệt độ cơ thể, giấc ngủ.. Có thể nói đây là vị trí “trung tâm của sinh mệnh”. Xương sọ ở vị trí này tương đối yếu nếu bị thương nặng cũng có thể dẫn tới tụ máu trong não gây tử vong.
Thương tích thường gặp: Do tai nạn giao thông, do đánh nhau, do ngã, do va đập…
Biện pháp phòng vệ: Não bộ là cơ quan vô cùng trọng yếu của cơ thể, chỉ cần thiếu ô xi trong vòng 4 phút cũng có thể làm tế bào não tiêu vong. Do đó khi đi dạo, hoạt động, dạo chơi cần cố gắng rời xa những kiến trúc cao tầng và những vách núi cao dốc để tránh bị các vật rơi xuống đầu hoặc đá lăn xuống bị thương. Tư thế tự bảo vệ bộ phận này cũng giống với phần trên.
Nếu không may bị thương ở đầu cần lập tức tới bệnh viện chụp CT phần đầu để loại bỏ có bị tụ máu trong đầu hay không. Có những bệnh nhân bị thương ở bên ngoài đầu bị hôn mê trong thời gian ngắn và tỉnh lại sau đó lại rơi vào trạng thái hôn mê, đây có thể là triệu chứng xuất huyết trong não; Lại có những bệnh nhân không bị tổn thương ở phía ngoài nhưng cũng không nên xem thường mà nên đi khám kịp thời.
3. Cột sống cổ
Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống từ C1 cho tới C7, liên kết với nhau nhờ đĩa đệm. Đối với cơ thể, cột sống cổ có 3 vai trò chủ chốt không thể thay thế:
Thứ nhất, đây là bộ phận được ví như chiếc “giá đỡ” để chống đỡ cho đầu, nối liền đầu và lưng.
Thứ hai, cột sống cổ có công dụng bảo vệ tủy sống cùng hệ thống dây thần kinh và mạch máu.
Thứ ba, cột sống cổ là đòn bẩy vận động cho loạt các hoạt động như quay đầu, ngửa đầu, cúi đầu…
Thứ nhất, đây là bộ phận được ví như chiếc “giá đỡ” để chống đỡ cho đầu, nối liền đầu và lưng.
Thứ hai, cột sống cổ có công dụng bảo vệ tủy sống cùng hệ thống dây thần kinh và mạch máu.
Thứ ba, cột sống cổ là đòn bẩy vận động cho loạt các hoạt động như quay đầu, ngửa đầu, cúi đầu…
Theo Trung y, bộ phận này nằm ở vị trí của mạch Đốc, là một trong “kỳ kinh bát mạch”. Mạch Đốc nhận tất cả các kinh khí từ những đường kinh dương trong cơ thể, nên được ví như “dương mạch chi hải” (bể của các kinh dương). Vì vậy, mạch này có tác dụng điều chỉnh dương khí toàn thân và duy trì nguyên khí trong cơ thể.
Đây được coi là “hành lang” của trung khu thần kinh cũng là một trong những bộ phận yếu nhất của cơ thể, khi bị tổn thương ở mức độ nghiêm trọng có thể nguy hại tới tính mạng. Theo thống kê tỉ lệ tử vong do tổn thương cột sống cổ biến chứng sang tổn thương tủy sống cao tới 15 -20%. Đặc biệt việc gãy xương cột sống cổ dễ dẫn tới hệ hô hấp và tim ngừng hoạt động. Do đó, nếu cột sống cổ xảy ra vấn đề, hệ thống kinh mạch, huyệt vị và nguyên khí trong cơ thể đều sẽ bị tổn thương.
Thương tích thường gặp: Do tai nạn giao thông, do vết dao, do ngã, vận động… Do tập xà đơn xà kép, do trượt băng, do nhảy múa… cũng đều dễ bị tổn thương tới cột sống cổ.
Biện pháp bảo vệ: Khi cột sống cổ bị đau, không ít người thường tìm cách massage, đấm bóp để các cơn đau thuyên giảm. Nhưng trên thực tế, cách thức này không những không có tác dụng mà còn có nguy cơ tạo thành những tổn thương cho bộ phận này, thậm chí gây tê liệt.
Khi bị tổn thương bên ngoài cột sống cổ trước tiên nên đặt bệnh nhân nằm trên đất bằng, cố gắng cố định phần đầu của bệnh nhân, không được lắc lư và càng không nên tùy tiện massage để tránh gây tổn thương tới thần kinh.
4. Động mạch tứ chi
Là động mạch phía trên cánh tay và ở đùi, đây đều là những vị trí có lớp da mỏng hơn các chỗ khác. Không những dễ bị thương mà còn dễ vì xuất huyết quá nhiều gây tử vong. Nếu lượng máu xuất huyết vượt quá 30% lượng máu trong cơ thể thì có thể nguy hại tới tính mạng.
Thương tích thường gặp: Do tai nạn giao thông, do bị dao đâm…
Biện pháp bảo vệ: Nếu xuất hiện vết thương lớn ở động mạch tứ chi, trước tiên cần ấn chặt vào động mạch chỗ gần tim để nhanh chóng cầm máu sau đó nhanh chóng dùng khăn tay, khăn mặt hoặc băng gạc sạch buộc chặt phần trên của tứ chi.
5. Trái tim
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch, đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Tim hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2. Nếu bị chấn thương hoặc va chạm mạnh từ bên ngoài tác động có thể dẫn tới chảy nhiều máu hoặc tim ngừng đập gây tử vong.
Biện pháp bảo vệ: Khi tim bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn tới những triệu chứng như hôn mê, tứ chi co quắp, tim ngừng đập, ngừng hô hấp… Nếu xuất hiện tình trạng trên cần gọi cấp cứu và thực hiện các thao tác hô hấp nhân tạo. Nếu bị vũ khí đâm vào cơ thể tránh không được rút ra. Trước tiên cần dùng khăn bông, băng gạc băng bó vết thương.
6. Thận
Thận là cơ quan tiết niệu nằm trong khoang bụng sau, ngang thắt eo gồm 2 quả hình hạt đậu nằm đối xứng nhau qua cột sống lưng. Đây là cơ quan nội tạng giữ một vai trò quan trọng trong cơ thể. Với nhiệm vụ chính là lọc máu và chất lỏng trong cơ thể thông qua hàng triệu tiểu cầu thận.
Đây là cơ quan cũng rất dễ bị thương, nếu chấn thương phía ngoài nghiêm trọng có thể dẫn tới vỡ thận gây xuất huyết trong bụng, bị choáng thậm chí có thể tử vong.
Thương tích thường gặp: Do tai nạn giao thông, do ngã, do vận động… Một số người già khi bị ngã thắt lưng đập mạnh vào vật cứng cũng có thể dẫn tới vỡ thận dẫn tới tử vong.
Biện pháp bảo vệ: Người già cần hết sức chú ý để không bị ngã. Nền nhà không nên quá trơn, không nên có dây điện và những vật dụng bài trí cần hạn chế tối đa để không có những góc sắc nhọn. Người già cần đi lại nhẹ nhàng từ từ không nên vội vàng: Hằng ngày nên tăng cường vận động chi dưới, mưa gió không nên đi ra ngoài.
Theo Debby Herbenick, dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho hay, có đến 114 lít máu bơm qua thận mỗi ngày. Do vậy, người bị chức năng thận suy giảm nên thường xuyên đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ngoài trời. Những bài tập này giúp tăng cường lưu thông huyết áp, gia tăng hiệu quả làm việc của thận, đồng thời giảm những vấn đề về cơ khớp.
Ngoài tim và thận nếu những cơ quan nội tạng khác bị thương nặng cũng có thể gây nguy hại tới tính mạng. Nếu phổi bị thương sẽ làm không khí lấp đầy trong lồng ngực dẫn tới căng tràn khí màng phổi gây tử vong; Gan và lá lách mặc dù được xương sườn bảo vệ tuy nhiên đây là hai cơ quan cũng vô cùng yếu đuối dễ bị tổn thương. Khi bị vỡ dễ gây ra xuất huyết lớn trong khoang bụng, mất máu quá nhiều cũng có thể dẫn tới tử vong.
Theo secretchina- Kiên Định-dkn.tv 6/5/2018