Ngay cả những người thông minh cũng có thể đưa ra những quyết định tệ hại. Thế nhưng, lý do cho việc này không phải là họ đã dành thời gian suy nghĩ và rồi theo cách nào đó đã đưa ra câu trả lời sai cho vấn đề. Thực ra, họ chẳng hề dành thời gian nghĩ về chúng!
Ví dụ: bạn thường xuyên theo quán tính đặt điện thoại ngay trên bàn khi làm việc hay khi đói bụng, bạn chọn ngay một món sinh tố vì cho rằng nó ngon – bổ – rẻ. Nhưng đó lại không phải là những lựa chọn sáng suốt nhất bạn có thể đưa ra. Dưới đây là một vài “cạm bẫy” mà mọi người dễ mắc phải nhất trong cuộc sống, tại văn phòng và ở nhà, theo tổng hợp của Business Insider:
1/ Giải quyết các công việc dễ nhất trước
Cần khẳng định ngay: đó là một suy nghĩ sai lầm.
Một số người gọi chiến thuật này là “ăn con ếch” (eating the frog), dựa theo câu nói của đại văn hào Mark Twain: “Ăn một con ếch sống vào đầu buổi sáng và sẽ chẳng có gì tồi tệ xảy ra với bạn trong suốt cả ngày dài”.
Nhưng các nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng, sức mạnh ý chí của con người giảm dần từ đầu đến cuối ngày, do đó bạn nên xem xét giải quyết các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ vào buổi sáng.
Nhiều người khác lại không đồng ý với quan điểm sức mạnh ý chí là một nguồn tài nguyên hữu hạn. Nhưng rõ ràng, việc bắt đầu giải quyết các công việc khó nhất trước tiên là hoàn toàn hợp lý bởi bạn chẳng thể nào biết được những chuyện gì sẽ bất ngờ xảy ra trong ngày.
2/ Thường xuyên kiểm tra email
Tâm lý thôi thúc bạn thường xuyên kiểm tra email giống như giọng hát của tiên cá vậy: cực kỳ khó kháng cự.
Thế nhưng các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc chuyển đổi qua lại giữa các tác vụ – như vừa nghiên cứu vừa kiểm tra email mới – sẽ khiến thời gian thực hiện chúng lâu hơn 40% so với làm mỗi việc một lúc. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng đa nhiệm giúp tăng năng suất, có lẽ bạn đã sai.
Một giải pháp đơn giản, theo nhà tâm lý học Ron Friedman, là hãy chuyển điện thoại sang chế độ im lặng để bạn không còn nghe thấy âm báo email mới nữa, hoặc hãy đóng tab email khi đang làm một thứ gì đó quan trọng. Bạn nên đặt ra những khoảng thời gian cụ thể để kiểm tra và trả lời mọi email trước khi bắt đầu chuyển sang việc khác.
3/ Đặt điện thoại trên bàn khi làm việc
Chuyển điện thoại sang chế độ rung vẫn chưa đủ. Thậm chí tắt hẳn điện thoại còn… chưa xi nhê.
Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Association for Consumer Research cho rằng sự hiện diện của chiếc điện thoại di động bên cạnh có thể làm giảm hiệu suất các công việc trí óc, ngay cả khi bạn cho rằng chẳng có chuyện gì xảy ra. Giải pháp tốt nhất là bạn nên đặt điện thoại ở một căn phòng khác với căn phòng mình đang ngồi làm việc.
4/ Ngồi ghế cả ngày
Công việc văn phòng thường đòi hỏi bạn ngồi một chỗ suốt cả ngày trời.
Nhưng bạn không cần phải dành hàng giờ liền để tập thế dục, mà theo các nghiên cứu đã từng được tiến hành thì bạn chỉ cần vận động vài phút mỗi lần, và nhiều lần mỗi ngày, là đã có thể cải thiện sức khoẻ của mình rồi.
Một nghiên cứu gần đây, xuất bản trên tạp chí American Heart Association và đăng trên tờ The New York Times, đã phát hiện ra rằng những người vận động khoảng 1 tiếng mỗi ngày có tỉ lệ tử vong chỉ bằng 1/2 so với những người không vận động. Và cho dù bạn có vận động thêm 5 phút hay lâu hơn đi nữa thì tỉ lệ này cũng chẳng hề thay đổi.
5/ Nhìn vào màn hình liên tục nhiều tiếng đồng hồ
Nhìn vào màn hình liên tục cả ngày có thể gây ra hội chứng “mỏi mắt kỹ thuật số”, dẫn đến nhiều triệu chứng khác như khô mắt, mờ mắt… Để giải quyết vấn đề này, bạn nên vận dụng nguyên tắc 20-20-20: mỗi 20 phút, hãy nhìn vào một thứ khác cách đó 20 feet (khoảng hơn 6m) trong ít nhất 20 giây.
6/ Làm việc đến tận chiều tối mới nghỉ
Thay vào đó, hãy nghỉ vào giữa buổi sáng.
Một nghiên cứu vào năm 2015 đề xuất rằng bạn càng nghỉ trễ, lợi ích của việc nghỉ ngơi càng giảm đi. Các đợt nghỉ ngơi vào đầu ngày sẽ có khả năng cao giúp bạn hồi phục năng lượng, khả năng tập trung và động lực cao hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng bạn không nhất thiết phải tham gia vào các hoạt động không liên quan đến công việc trong giờ nghỉ. Chỉ cần đảm bảo bạn làm thứ gì đó bạn thích, hay nói cách khác: thực hiện một phần thú vị nào đó trong công việc mà bạn cảm thấy hứng thú thậm chí còn hiệu quả hơn nhiều so với việc bật điện thoại lên và lướt Facebook.
7/ Nghe nhạc trong khi làm việc
Có thể bạn sẽ cảm thấy năng suất hơn khi vừa nghe nhạc vừa làm các công việc đòi hỏi tập trung. Nhưng sự thật lại ngược lại.
Năm 2015, nhà nghiên cứu thần kinh học và nhạc sỹ Daniel Levitin đã cho biết nhiều nghiên cứu đang được thực hiện cho thấy trong mọi trường hợp, hiệu suất làm việc trí tuệ (như đọc hay viết) giảm đáng kể khi bạn nghe nhạc.
Mội ngoại lệ là khi bạn làm các công việc lặp lại và đơn điệu, như khi làm trong dây chuyền lắp ráp hay lái xe trong thời gian dài. Lúc này, nghe nhạc có thể sẽ giúp bạn phấn khởi hơn.
Levitin còn cho rằng tốt nhất, bạn nên nghe nhạc từ 10 – 15 phút trước khi bắt đầu tập trung cho công việc, bởi âm nhạc sẽ giúp tâm trạng bạn tốt hơn và đầu óc được giải trí.
8/ Chọn các món ăn có vẻ đầy dinh dưỡng, nhưng lại không phải vậy
Đừng tin vào quảng cáo, mà thay vào đó, hãy nắm chắc mọi thông tin về món ăn bạn chọn. Có rất nhiều món ăn mà bạn nghĩ sẽ tốt cho bản thân mình, nhưng lại không phải, và có nhiều món ăn bạn nghĩ không tốt nhưng thực ra thì ngược lại.
Ví dụ: nước ép đóng chai và sinh tố mang đi có vẻ đầy chất dinh dưỡng, nhưng thực tế chúng lại đầy đường và có lượng calo cao. Trong khi đó, nhiều người nghĩ ăn trứng sẽ làm tăng nồng độ cholesterol, nhưng điều này không hoàn toàn đúng với phần lớn chúng ta.
9/ Lướt mạng xã hội một cách thụ động
Các nhà khoa học cho biết có hai cách dùng Facebook khác nhau: thụ động và chủ động.
Chủ động là khi bạn tương tác trực tiếp với những người khác. Ví dụ: đăng cập nhật trạng thái và bình luận các trạng thái của người khác.
Thụ động là khi bạn đọc thông tin bằng cách cuộn liên tục trên News Feed. Hầu hết mọi lúc, chúng ta sử dụng Facebook một cách thụ động.
Và nguy hiểm hơn nữa khi một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Experimental Psychology General cho thấy sử dụng Facebook một cách thụ động sẽ khiến chúng ta cảm thấy không vui. Lý do của việc này là chúng ta sẽ thấy ghen tị với cuộc sống đầy màu sắc mà mọi người khoe khoang công khai trên mạng.
Do đó, thay vì chỉ lướt mạng xã hội, bạn nên thử gởi tin nhắn đến một người bạn cũ, hay bình luận ảnh gia đình của một ai đó.
10/ Không nhường nhịn khi cãi nhau với vợ/chồng
Khi vợ/chồng của bạn đưa ra một bình luận ác ý, bạn sẽ rất dễ đáp trả bằng một lời nói thù hằn và khiến người đó tổn thương. Thay vào đó, hãy cố kìm cảm xúc lại.
Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Hal Runkel, cách hiệu quả nhất để giải quyết xung đột là tỏ ra bị tổn thương thay vì xây nên một bức tường phòng ngự, và khuyến khích bạn đời làm điều tương tự.
Nhà trị liệu dành cho các cặp đôi Esther Perel thì cho biết cách giải quyết một cuộc xung đột là tán đồng những gì bạn đời của bạn đang nói và bày tỏ sự đồng cảm. Hãy nói với bạn đời rằng bạn hiểu vấn đề xuất phát từ đâu, dù cho bạn chẳng biết nó từ đâu mà ra cả!
11/ Ghép cặp với hàng tá người trên các ứng dụng hẹn hò, nhưng chẳng nhắn tin cho ai cả
Hẹn hò trực tuyến không phải là một điều cần nhanh gọn, khi mà nhiều người hối hả ghép cặp với càng nhiều người càng tốt trong những khoảng thời gian ngắn.
Nhà nhân sinh học Helen Fisher, giám đốc khoa học của Match.com, cho biết vấn đề lớn nhất với các ứng dụng hẹn hò là “quá tải nhận thức”. Bà nói thêm rằng “bộ não chúng ta không được phát triển tốt để chọn giữa hàng trăm hay hàng ngàn đối tượng khác nhau”, và khuyên mọi người nên dừng lại khi họ tìm được 9 người ăn khớp với mình và xem xét lựa chọn những người đó.
12/ Thức quá khuya
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hiện tượng phổ biến gọi là “trì hoãn giờ ngủ”: “không thể đi ngủ vào giờ đã định, dù không có yếu tố bên ngoài nào ngăn một người không làm điều đó”.
Ví dụ: bạn cứ ngồi xem hết tập này đến tập khác của một show truyền hình không mấy hấp dẫn.
Đây không chỉ là một hành động ngớ ngẩn, nó còn rất nguy hiểm nữa. Nhiều báo cáo cho biết, trong nhiều trường hợp, mất ngủ có thể nguy hiểm như hút thuốc vậy.
Do đó, hãy tắt TV và chuẩn bị chìm vào giấc ngủ. Bạn sẽ cảm ơn chính mình vì điều này vào ngày mai và trong nhiều năm về sau.
Đọc thêm
https://khoahocvadoisong.wordpress.com/2018/04/17/nen-di-ngu-truoc-11h
Minh.T.T, 10/4/2018- khoahoc va doi song
Ví dụ: bạn thường xuyên theo quán tính đặt điện thoại ngay trên bàn khi làm việc hay khi đói bụng, bạn chọn ngay một món sinh tố vì cho rằng nó ngon – bổ – rẻ. Nhưng đó lại không phải là những lựa chọn sáng suốt nhất bạn có thể đưa ra. Dưới đây là một vài “cạm bẫy” mà mọi người dễ mắc phải nhất trong cuộc sống, tại văn phòng và ở nhà, theo tổng hợp của Business Insider:
1/ Giải quyết các công việc dễ nhất trước
Cần khẳng định ngay: đó là một suy nghĩ sai lầm.
Một số người gọi chiến thuật này là “ăn con ếch” (eating the frog), dựa theo câu nói của đại văn hào Mark Twain: “Ăn một con ếch sống vào đầu buổi sáng và sẽ chẳng có gì tồi tệ xảy ra với bạn trong suốt cả ngày dài”.
Nhưng các nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng, sức mạnh ý chí của con người giảm dần từ đầu đến cuối ngày, do đó bạn nên xem xét giải quyết các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ vào buổi sáng.
Nhiều người khác lại không đồng ý với quan điểm sức mạnh ý chí là một nguồn tài nguyên hữu hạn. Nhưng rõ ràng, việc bắt đầu giải quyết các công việc khó nhất trước tiên là hoàn toàn hợp lý bởi bạn chẳng thể nào biết được những chuyện gì sẽ bất ngờ xảy ra trong ngày.
2/ Thường xuyên kiểm tra email
Tâm lý thôi thúc bạn thường xuyên kiểm tra email giống như giọng hát của tiên cá vậy: cực kỳ khó kháng cự.
Thế nhưng các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc chuyển đổi qua lại giữa các tác vụ – như vừa nghiên cứu vừa kiểm tra email mới – sẽ khiến thời gian thực hiện chúng lâu hơn 40% so với làm mỗi việc một lúc. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng đa nhiệm giúp tăng năng suất, có lẽ bạn đã sai.
Một giải pháp đơn giản, theo nhà tâm lý học Ron Friedman, là hãy chuyển điện thoại sang chế độ im lặng để bạn không còn nghe thấy âm báo email mới nữa, hoặc hãy đóng tab email khi đang làm một thứ gì đó quan trọng. Bạn nên đặt ra những khoảng thời gian cụ thể để kiểm tra và trả lời mọi email trước khi bắt đầu chuyển sang việc khác.
3/ Đặt điện thoại trên bàn khi làm việc
Chuyển điện thoại sang chế độ rung vẫn chưa đủ. Thậm chí tắt hẳn điện thoại còn… chưa xi nhê.
Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Association for Consumer Research cho rằng sự hiện diện của chiếc điện thoại di động bên cạnh có thể làm giảm hiệu suất các công việc trí óc, ngay cả khi bạn cho rằng chẳng có chuyện gì xảy ra. Giải pháp tốt nhất là bạn nên đặt điện thoại ở một căn phòng khác với căn phòng mình đang ngồi làm việc.
4/ Ngồi ghế cả ngày
Công việc văn phòng thường đòi hỏi bạn ngồi một chỗ suốt cả ngày trời.
Nhưng bạn không cần phải dành hàng giờ liền để tập thế dục, mà theo các nghiên cứu đã từng được tiến hành thì bạn chỉ cần vận động vài phút mỗi lần, và nhiều lần mỗi ngày, là đã có thể cải thiện sức khoẻ của mình rồi.
Một nghiên cứu gần đây, xuất bản trên tạp chí American Heart Association và đăng trên tờ The New York Times, đã phát hiện ra rằng những người vận động khoảng 1 tiếng mỗi ngày có tỉ lệ tử vong chỉ bằng 1/2 so với những người không vận động. Và cho dù bạn có vận động thêm 5 phút hay lâu hơn đi nữa thì tỉ lệ này cũng chẳng hề thay đổi.
5/ Nhìn vào màn hình liên tục nhiều tiếng đồng hồ
Nhìn vào màn hình liên tục cả ngày có thể gây ra hội chứng “mỏi mắt kỹ thuật số”, dẫn đến nhiều triệu chứng khác như khô mắt, mờ mắt… Để giải quyết vấn đề này, bạn nên vận dụng nguyên tắc 20-20-20: mỗi 20 phút, hãy nhìn vào một thứ khác cách đó 20 feet (khoảng hơn 6m) trong ít nhất 20 giây.
6/ Làm việc đến tận chiều tối mới nghỉ
Thay vào đó, hãy nghỉ vào giữa buổi sáng.
Một nghiên cứu vào năm 2015 đề xuất rằng bạn càng nghỉ trễ, lợi ích của việc nghỉ ngơi càng giảm đi. Các đợt nghỉ ngơi vào đầu ngày sẽ có khả năng cao giúp bạn hồi phục năng lượng, khả năng tập trung và động lực cao hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng bạn không nhất thiết phải tham gia vào các hoạt động không liên quan đến công việc trong giờ nghỉ. Chỉ cần đảm bảo bạn làm thứ gì đó bạn thích, hay nói cách khác: thực hiện một phần thú vị nào đó trong công việc mà bạn cảm thấy hứng thú thậm chí còn hiệu quả hơn nhiều so với việc bật điện thoại lên và lướt Facebook.
7/ Nghe nhạc trong khi làm việc
Có thể bạn sẽ cảm thấy năng suất hơn khi vừa nghe nhạc vừa làm các công việc đòi hỏi tập trung. Nhưng sự thật lại ngược lại.
Năm 2015, nhà nghiên cứu thần kinh học và nhạc sỹ Daniel Levitin đã cho biết nhiều nghiên cứu đang được thực hiện cho thấy trong mọi trường hợp, hiệu suất làm việc trí tuệ (như đọc hay viết) giảm đáng kể khi bạn nghe nhạc.
Mội ngoại lệ là khi bạn làm các công việc lặp lại và đơn điệu, như khi làm trong dây chuyền lắp ráp hay lái xe trong thời gian dài. Lúc này, nghe nhạc có thể sẽ giúp bạn phấn khởi hơn.
Levitin còn cho rằng tốt nhất, bạn nên nghe nhạc từ 10 – 15 phút trước khi bắt đầu tập trung cho công việc, bởi âm nhạc sẽ giúp tâm trạng bạn tốt hơn và đầu óc được giải trí.
8/ Chọn các món ăn có vẻ đầy dinh dưỡng, nhưng lại không phải vậy
Đừng tin vào quảng cáo, mà thay vào đó, hãy nắm chắc mọi thông tin về món ăn bạn chọn. Có rất nhiều món ăn mà bạn nghĩ sẽ tốt cho bản thân mình, nhưng lại không phải, và có nhiều món ăn bạn nghĩ không tốt nhưng thực ra thì ngược lại.
Ví dụ: nước ép đóng chai và sinh tố mang đi có vẻ đầy chất dinh dưỡng, nhưng thực tế chúng lại đầy đường và có lượng calo cao. Trong khi đó, nhiều người nghĩ ăn trứng sẽ làm tăng nồng độ cholesterol, nhưng điều này không hoàn toàn đúng với phần lớn chúng ta.
9/ Lướt mạng xã hội một cách thụ động
Các nhà khoa học cho biết có hai cách dùng Facebook khác nhau: thụ động và chủ động.
Chủ động là khi bạn tương tác trực tiếp với những người khác. Ví dụ: đăng cập nhật trạng thái và bình luận các trạng thái của người khác.
Thụ động là khi bạn đọc thông tin bằng cách cuộn liên tục trên News Feed. Hầu hết mọi lúc, chúng ta sử dụng Facebook một cách thụ động.
Và nguy hiểm hơn nữa khi một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Experimental Psychology General cho thấy sử dụng Facebook một cách thụ động sẽ khiến chúng ta cảm thấy không vui. Lý do của việc này là chúng ta sẽ thấy ghen tị với cuộc sống đầy màu sắc mà mọi người khoe khoang công khai trên mạng.
Do đó, thay vì chỉ lướt mạng xã hội, bạn nên thử gởi tin nhắn đến một người bạn cũ, hay bình luận ảnh gia đình của một ai đó.
10/ Không nhường nhịn khi cãi nhau với vợ/chồng
Khi vợ/chồng của bạn đưa ra một bình luận ác ý, bạn sẽ rất dễ đáp trả bằng một lời nói thù hằn và khiến người đó tổn thương. Thay vào đó, hãy cố kìm cảm xúc lại.
Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Hal Runkel, cách hiệu quả nhất để giải quyết xung đột là tỏ ra bị tổn thương thay vì xây nên một bức tường phòng ngự, và khuyến khích bạn đời làm điều tương tự.
Nhà trị liệu dành cho các cặp đôi Esther Perel thì cho biết cách giải quyết một cuộc xung đột là tán đồng những gì bạn đời của bạn đang nói và bày tỏ sự đồng cảm. Hãy nói với bạn đời rằng bạn hiểu vấn đề xuất phát từ đâu, dù cho bạn chẳng biết nó từ đâu mà ra cả!
11/ Ghép cặp với hàng tá người trên các ứng dụng hẹn hò, nhưng chẳng nhắn tin cho ai cả
Hẹn hò trực tuyến không phải là một điều cần nhanh gọn, khi mà nhiều người hối hả ghép cặp với càng nhiều người càng tốt trong những khoảng thời gian ngắn.
Nhà nhân sinh học Helen Fisher, giám đốc khoa học của Match.com, cho biết vấn đề lớn nhất với các ứng dụng hẹn hò là “quá tải nhận thức”. Bà nói thêm rằng “bộ não chúng ta không được phát triển tốt để chọn giữa hàng trăm hay hàng ngàn đối tượng khác nhau”, và khuyên mọi người nên dừng lại khi họ tìm được 9 người ăn khớp với mình và xem xét lựa chọn những người đó.
12/ Thức quá khuya
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hiện tượng phổ biến gọi là “trì hoãn giờ ngủ”: “không thể đi ngủ vào giờ đã định, dù không có yếu tố bên ngoài nào ngăn một người không làm điều đó”.
Ví dụ: bạn cứ ngồi xem hết tập này đến tập khác của một show truyền hình không mấy hấp dẫn.
Đây không chỉ là một hành động ngớ ngẩn, nó còn rất nguy hiểm nữa. Nhiều báo cáo cho biết, trong nhiều trường hợp, mất ngủ có thể nguy hiểm như hút thuốc vậy.
Do đó, hãy tắt TV và chuẩn bị chìm vào giấc ngủ. Bạn sẽ cảm ơn chính mình vì điều này vào ngày mai và trong nhiều năm về sau.
Đọc thêm
https://khoahocvadoisong.wordpress.com/2018/04/17/nen-di-ngu-truoc-11h
Minh.T.T, 10/4/2018- khoahoc va doi song