Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

3 thói quen ăn đậu phụ không tốt cho sức khỏe






Việc sử dụng quá nhiều đậu phụ trong các bữa ăn hàng ngày làm tăng nguy cơ ung thư, sỏi thận, loãng xương… Dưới đây là 3 thói quen ăn đậu phụ khiến cơ thể ngày càng thêm bệnh.

1. Ăn đậu thay rau
Đậu phụ có nguồn gốc thực vật nhưng không chứa chất xơ, do đó nếu ăn thay rau trong thời gian dài, có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
Bên cạnh đó, nếu ăn nhiều đậu mà không bổ sung chất xơ, dạ dày sẽ khó tiêu hóa được thức ăn, gây trướng bụng, tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường ruột





2. Ăn đậu phụ thay thịt
Đậu phụ và các chế phẩm từ nó rất giàu protein, do đó nó được coi là “thịt thực vật” và có thể thay thế đạm động vật.
Tuy nhiên, hàm lượng và tỷ lệ axit amin trong protein từ đậu phụ không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, không thể thay thịt bằng đậu phụ trong khẩu phần.

3. Ăn quá nhiều đậu phụ


3 thói quen ăn đậu phụ khiến cơ thể "bệnh càng thêm bệnh"
Đậu phụ giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, vitamin A, B, magie, sắt, canxi…
 
  Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá 150g/ngày ,3 lần/tuần
Việc lạm dụng đậu phụ sẽ đem đến nhiều nguy hại cho sức khỏe

– Bệnh về tim và xương khớp: Đậu phụ giàu axit amin có thể chuyển hóa thành cysteine khi được đưa vào cơ thể. Cysteine là thủ phạm gây tổn hại các tế bào trong động mạch, tích tụ cholesterol và triglyceride trong thành động mạch, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch.

– Yếu sinh lý: Theo nhà dinh dưỡng học Neha Sanwalka (Ấn Độ) ăn nhiều đậu phụ có thể làm thay đổi lượng testosterone của nam giới khiến cơ thể giảm ham muốn, tác động xấu đến số lượng và chất lượng tinh trùng.

– Sỏi thận: Đậu phụ giàu oxalat – hoạt chất tham gia vào quá trình hình thành sỏi. Nếu ăn nhiều đậu phụ, hàm lượng oxalat trong nước tiểu tăng cao, kết hợp với canxi tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận.

- Suy yếu chức năng thận :Ngoài ra, protein thực vật trong đậu phụ sẽ chuyển hóa thành chất thải chứa nitơ và bài tiết qua thận. Điều này khiến thận phải làm việc quá tải, về lâu dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng thận.
Đối với người già, khả năng bài tiết chất thải của thận đã giảm rất nhiều. Trong trường hợp này, nếu họ không chú ý đến chế độ ăn uống của họ, ăn quá nhiều đậu phụ và hấp thu protein thực vật quá mức, nó làm tăng hàm lượng chất thải chứa nitơ trong cơ thể, thêm gánh nặng cho thận, tiếp tục làm suy yếu chức năng của thận. 




– Thiếu hụt iốt: Trong đậu có chứa glycosides – hoạt chất ảnh hướng đến quá trình bài tiết iot, khiến chúng diễn ra nhanh hơn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thyroid (Anh) cho thấy, isoflavone trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ ảnh hưởng xấu đến chức năng của tuyến giáp. Nghiên cứu cũng cảnh báo ăn nhiều đậu phụ có thể tăng nguy cơ gây bướu cổ.




– Tăng nguy cơ bệnh gout: Ăn quá nhiều đậu phụ làm tăng purin – chất chuyển hóa axit uric. Khi nồng độ axit uric cao, dẫn đến tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat, nguyên nhân hình thành nên bệnh gout.

– Tăng nguy cơ ung thư vú: Trong khi nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra khả năng ngăn ngừa ung thư vú của đậu phụ, một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ) cho thấy, hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có thể gây nguy hiểm đối với bệnh ung thư vú.




Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên kết hợp đậu phụ với các loại thực phẩm khác như củ cải, cải thìa, lá hẹ, nấm hương, tôm… để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, tránh khó tiêu.
Nên chọn mua đậu phụ tại cơ sở chế biến uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không chứa thạch cao.

H.H-dkn.tv 5/5/2018