Đôi khi chúng ta có thể gặp phải các tình huống khẩn cấp mà chúng ta có thể xử lý trong khi chờ nhân viên y tế đến. Ngất xỉu là một trường hợp mà chúng ta có thể giúp nạn nhân nếu chúng ta có một số kiến thức về sơ cứu.
Ngất xỉu là một sự mất ý thức đột ngột trong thời gian ngắn, xảy ra khi não không nhận đủ máu và oxy do máu vận chuyển tới. Nó thường xảy ra mà không có dấu hiệu hoặc triệu chứng báo trước, hoặc có thể báo trước bằng một số triệu chứng.
Ngất xỉu có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở những người trên 70 tuổi. Người ta ước tính 23% số người sau độ tuổi này đã ngất xỉu ít nhất một lần.
Ngất xỉu có thể xảy ra với chúng ta
Ngất xỉu đi kèm với mất trương lực cơ và xanh xao trên khuôn mặt. Trước khi ngất, trong người cảm thấy yếu, chóng mặt, buồn nôn, đầu trống rỗng, nhìn mờ hoặc tối, cảm nhận âm thanh bị bóp méo. Nếu bạn có những triệu chứng này, trước hết nhờ những người xung quanh giúp đỡ, sau đó ngồi xuống, hoặc nếu bạn đang ở nhà, thì nằm lên giường.Để ngăn chặn ngất xỉu, bác sĩ khuyên bạn nên ăn sáng trước khi rời khỏi nhà. Nếu bạn không quen với việc ăn vào buổi sáng, thì ít nhất nên uống một tách trà nóng với mật ong. Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng chủ yếu dựa vào các loại trái cây và rau quả.
Nguyên nhân
Ngất xỉu hoặc tạm thời mất ý thức là một khởi phát đột ngột, diễn biến rất nhanh. Điều quan trọng cho bất cứ ai khi gặp người ngất xỉu là sơ cứu đúng cách để đảm bảo an toàn cho nạn nhân tại thời điểm đó cho đến khi nhân viên y tế đến.Nguyên nhân thường gặp, là mất ý thức khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao (do mất nước và chất điện giải), nỗ lực quá sức (như lao động vất vả), ngất sau một số hành vi sinh lý (đại tiện/đi tiểu), mất ý thức do tác dụng của thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc an thần và/hoặc trachilizante).
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ngất xỉu là: thay đổi đột ngột của tâm trạng (tin tức xấu, căng thẳng bất ngờ, sợ hãi); quá đau; làm gì đó quá sức; đứng một thời gian dài; ho kéo dài hoặc ho quá mạnh; giảm huyết áp đột ngột, có thể xảy ra do nhiều yếu tố như mất nước, tác dụng một số thuốc, chảy máu hoặc ngay cả khi đứng lên quá đột ngột; lạm dụng ma túy hoặc rượu; hạ đường huyết; đột quỵ hoặc đau tim.
Ngoài ra, ngất xỉu có thể xảy ra khi: đổ mồ hôi quá nhiều; chứng đau nửa đầu dai dẳng; ở lâu trong môi trường thiếu không khí; mệt mỏi. Do vậy, ngất xỉu thể xảy ra ngay cả với những người hoàn toàn khỏe mạnh.
Sơ cứu trong trường hợp ngất xỉu
- Nếu có thể, giúp người bị ngất nằm thẳng xuống tránh để bị ngã. Ngay cả khi vụ việc xảy ra trên đường phố, điều quan trọng là phải đặt nạn nhân nằm nghiêng, tốt nhất là ở bên trái và gối đầu bằng gối hay hay một chiếc áo khoác. Đặt người ngất nằm duỗi dài để máu được kéo trở về từ phần dưới thân. Ở vị trí này, máu chảy tốt hơn và cung cấp đủ lên phần não. Tư thế này cũng giúp cho nạn nhân ngất xỉu lúc đang bị nôn ói sẽ không bị sặc nuốt vào. Sau đó, kiểm tra đường thở để loại trừ khả năng có dị vật, nới lỏng thắt lưng hoặc quần áo bó chặt, để chắc chắn người bị ngất có đủ không khí, không để mọi người tụ tập xung quanh.
- Cố gắng giúp nạn nhân tỉnh lại, bằng cách vẩy nước lạnh lên mặt hoặc tát vào má, bạn thử gọi nạn nhân.
- Kiểm tra đường thở để loại bỏ dị vật và cẩn thận nếu nạn nhân nôn mửa;
- Kiểm tra hơi thở và mọi cử động;
- Đắp khăn lạnh lên trán.
- Nếu nạn nhân không tỉnh trở lại trong một phút, hãy gọi cấp cứu.
- Nếu nạn nhân bị ngất sau khi bị đánh, hãy chú ý đến những vết bầm tím hoặc vết thương. Kiểm soát chảy máu bằng cách băng vết thương lại
- Sau khi nạn nhân tỉnh lại, vẫn để nạn nhân nằm duỗi dài cho đến khi nhân viên y tế đến.
- Nếu xét thấy lý do bị ngất là không đáng kể, tốt nhất vẫn để nạn nhân nằm 15-20 phút nữa sau khi tỉnh.
- Hãy hỏi nạn nhân nếu còn có triệu chứng dai dẳng khác như nhức đầu, đau lưng, đau ngực, đau bụng, khó thở, yếu mệt, bởi vì những điều này có thể chỉ ra một nguyên nhân nghiêm trọng hơn của ngất xỉu.
Tác giả: A. D. - ET Romania | Dịch giả: Kim Xuân
25 Tháng Chín , 2015 (theo Đại Kỷ Nguyen)