Muốn
ngăn ngừa hoặc giữ cho các biến chứng của bệnh tiểu đường chậm tiến triển thì cách tốt nhất là bạn phải kiểm soát mức
glucoz-huyết cho tốt bắng cách thay đổi nếp sống cho lành mạnh
cũng như chích insulin và/hay uống thuốc trị tiểu đường
Mức
glucoz-huyết cao gây tổn thương cho hầu hết mọi bộ phân của cơ thể từ mắt, thận
và thần kinh tới răng, lợi và tiêu hóa.
Dưới
đây là những biến chứng mà các bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt và cách làm
sao sống được khoẻ mạnh không bị các biến chứng ấy hủy hoại cuộc đới
1. Các vấn đề về nhận thức (cognitive issues)
Mức A1C ( tức là số đo trung bình
cũa mức glucoz-huyết trong thời gian ba tháng) mà cao thì thành quả trắc nghiệm
về chức năng nhận thức sẽ thấp. Một nghiên cứu cũng đã cho thấy là những người
bị tiểu đường phản ứng chậm hơn và kém chính xác hơn khi làm các trắc nghiệm nói trên. Một nghiên cứu khác
đã phát hiện là những cao niên có mức đường huyết thấp có rủi ro bịmắc bệnh
Alzheimer tăng gấp đôi
Có thể
làm gì?
Ngoài việc chăm sóc hàng ngày bệnh tiểu đường cho
tốt bạn cần
- Ăn uống lành mạnh theo một chế độ ăn uống có chỉ
số glycemic thấp đễ duy trì glucoz-huyết ở mức tốt nhất
- Uống thuốc trị tiểu đưòng theo như chỉ dẫn
- Cố gắng hoạt động! Các lợi ích của thễ dục và tạo
dựng mô cơ bắp không mỡ rất lớn. Hoạt động thể lực có thễ giúp cải thiện viêc
sử dụng glucoz-huyết và insulin của cơ thể
- Các vitamin C (1,000ng) và vitamin E (800 IU) bổ
sung giúp cho tâm trí bệnh nhân tiểu đường được tỉnh táo sau những bữa ăn nhiểu
đường và chất béo
-Giảm stress (căng thẳng)! như vậy giúp cho phẩm chất
đời sống tốt hơn và mức đường huyết hạ giảm
- Động não (brainstorm) vì tập luyện
trí óc cũng quan trọng như tập thể dục. Bạn có thể chơi ô chữ, chơi video game,
hay tham gia các cuộc đố vui như Jeopardy, Are You SmarterThan a
Fifth Grader, or Family Feud
2. Các vần đề về da (Skin Problems)
Da là bộ
phận lớn nhất của cơ thể.Có nhiều bệnh da liên quan tới bệnh tiểu đường-- gai đen
(Acanthosis nigricans), bệnh da do
tiểu đường (diabetic dermopathy),
hoại tử mỡ do tiểu đường (necrobiosis
Lipoidica Diabeticorum)---nhưng bệnh thông thường nhất là da khô (dry skin),
Sự tổn thương mạch máu và thần kinh -- kèm
theo sự mất nước (có thễ cũng ảnh hưởng lên đường-huyết) do mức glucoz-huyết cao
thường xuyên --có thễ làm cho da bị khô. Điều này gây ngứa và nặng hơn nữa có
thể làm nứt da dễ gây nhiễm khuẩn làm cho da sớm nhăn hay chóng già
Có thể
làm gì?
Cùng với việc hàng ngày quản lý tốt bệnh tiểu đường,bạn
nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây
- Uống nhiều nước đễ giữ cho cơ thể không thiếu nước
và dùng các sà-bông và những sản phẫm chăm sóc da nhẹ (gentle)
- Kiểm soát chặt chẽ glucoz- huyết và huyết áp
(huyết áp cao có thể làm cho da khô)
- Ăn theo một chế độ bổ dưỡng, quân bình và tập thể
dục đều đặn. Uống những chất lỏng lành manh giúp cơ thể có đủ nước, trong khi
hoạt động thể lực giúp máu lưu thông và ảnh hưởng tới sắc diện của da
- Luôn luôn bôi kem chống nắng vì một số thuôc trị
tiểu đường có thể làm da nhạy cảm với ánh nắng
- Hệ thẩn kinh có thể không còn nhận ra được nguy hiểm như thông thường, vì vậy bạn nên bảo
vệ da chống những nhiệt độ cực đoan. Bạn nên tránh dùng chăn điện, bồn nước
nóng, và những miếng đệm sưởi nóng. Trước khi tắm vòi sen bạn nên thử nhiệt độ sao
cho vừa ấm với nhiêt kế hay khuỷu tay
- Nếu có vết thương, bạn cần phải xem xét, rửa sạch,
chữa trị và bảo vệ chống nhiễm trùng
3. Các biến chúng vể thị lực (Vision complications)
Biến chứng thông thuờng nhất liên quan
tới tiểu đường là bệnh võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy).
Mỗi năm có thêm khoàng 12,000 tới 24,000 người bị mù vì bệnh này. Bệnh võng mạc
này xẫy ra khi các mạch máu chạy tới
võng mạc bị nghẹt và/hay rò rỉ máu hoặc dung chất vào trong mắt.
Những biến chứng khác có thể bao gồm bệnh võng mạc do điểm vàng (macula) bị sưng làm mắt mờ, bệnh tăng áp nhãn (glaucoma) làm cho
dịch chất tích tụ gây tăng áp suất trong mắt có thễ dẫn đến tỗn thương dây thẩn
kinh mắt dẫn tới mất thị lực hoặc nhức đầu ghê gớm, và bệnh
cườm (cataract) làm đục thể thủy tinh dẫn đến nhạy cảm với ánh sáng và mắt
mờ
Có thể làm gì?
Ngoài việc quản
lý tốt bệnh tiểu đường, bạn cần thực hiện những điều sau đây
-Theo chĩ dẫn cũa Hội Tiểu đường Hoa kỳ đi bác sỉ nhãn khoa khám mắt mỗi năm ít nhất một lẩn
- Kiểm soát huyết áp, giữ số đo A1C
ở mức thấp (A1C là số đo trung bình cũa
mức đường-huyết trong 3 tháng), bỏ hút thuốc v à duy trì cholesterol ở mức lành mạnh
-Bệnh tiểu
đường chẫn đoán và trị liệu sớm có thễ giúp tránh khỏi mất thị lực. Thế nhưng
những ngưởi bị tiểu đường loại 1 và hầu hết những người bị tiểu đường loại 2
cuối củng sẽ đều bị bệnh võng mạc ở một mức độ nào đó.
4. Vấn để vể răng lợi (Teeth and Gum Issues)
Những ngưởi bị tiểu đường có rủi ro cao
bị nhiễm khuẫn đường miệng. Mức glucoz- huyết cao mạn tính có thễ gây ra những
vấn để vể răng miệng như bệng nướu răng (gum disease), mồm khô, hôi miệng
(halitosis), nhiễm trùng miệng và thậm chí sâu răng
Có thể làm gì?
Bạn hãy chăm lo cẫn thận bệnh tiểu đường và làm thêm nhữngđiều sau đây
- Giữrăng
và lợi cho sạch nhờ tạo thói quen đánh răng, cọ răng (floss) và xúc miệng ít nhất
hai lần một ngày
- Nếu
mang răng giả thì bạn phải giữ cho sạch
- Đi gặp
nha sĩ đểu đặn để ngăn ngừa các vần để vể răng miệng có thễ xẩy ra,
- Kiểm
soát mức đường-huyết ;điều này có thễ giúp ngăn chặn các vấn đề về răng miêng
- Bỏ hút
thuốc vì hút thuốc làm cho bệnh nướu răng thêm nặng
- Kiểm
tra mồm thường xuyên xem nướu răng có chảy máu không, miệng có mùi hôi , có những mảng trắng (white patches) , bi khô hay đau không
5. Cơ bắp và Xương (Muscles
and Bones)
Charcot foot
Hệ cơ bắp-bộ xương gồm các xương,
các cơ bắp, các khớp xượng và các mô ở bên trong và quanh các khớp xương. Glucoz-huyết
không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng tới hệ cơ bắp-bộ xương và gây những
vấn đề như đau ống quay cổ tay (carpal tunnel), bàn chân Charcot (Charcot
foot), bàn tay cứng đơ (stiff hand), vai đông lạnh (frozen shoulder), và ngón
tay kích hoạt (trigger finger)
Có thể làm gì?
Ngoài việc quản lý bệnh tiểu đường
cho tốt , bạn nên
- kiểm soát mức đường huyết
- đi gặp bác sĩ đểu đặn . Điều không
kém phần quan trọng là bạn cần tìm sự giúp đỡ y tế ngay khi nhận thấy hoặc nghi
có vần đề đang xẩy ra cho sức khỏe của mình. Nếu bạn có bất kỳ một biến chứng
ghi trên thì hãy đi gặp một chuyên viên vật lý trị liệu ( physical
therapist-PT) vì chuyên viên nàygiữ một vai trò quan trọng trong việc trị liệu
một số những biến chứng khác nhau của bệnh tiẽu đường
6. Bệnh thần kinh ngoai biên (Peripheral Neuropathy)
Bệnh thần kinh ngoại biên là một vấn đề liên quan tới các dây
thần kinh truyền thông tin từ não và cột
sống (hệ thần kinh trung ương) tới mỗi
bộ phận trong cơ thể. Đau ở bàn tay, bàn chân, cánh tay và chân thường
được liên kết với dạng này của bệnh thần kinh. Đau có thể là ngứa như kiến bò (tingling) và tê (
numbness) cho tới suy yếu cơ bắp ,đau rát
và tê liệt, có thể dẫn tới nhạy cảm với
các nhiệt độ nóng và lạnh
Các rủi
ro liên quan tới bệnh thẩn kinh ngoại biên bao gồm các vẩn để về bàn chân như
ngón chân quặp (hammer toes) và bàn chân Charcot
Có thễ làm gì?
Quản lý
tốt bệnh tiễu đường là điều lý tưởng bởi vì cho tới nay chưa có phương cách chữa
trị bệnh thẩn kinh ngoại biên (mặc dầu bệnh thẩn kinh ngoại biên là một trong số
ít biến chứng của bệnh tiểu đường có thể tự đảo nghịch nếu glucoz- huyết được
quàn lý tốt). Bạn hảy theo những chỉ dẫn sau đây đễ tránh các biến chứng này
- gặp bác sĩ bộ khoa (podiatrist) đều đặn
- kiểm soát huyết áp và cholesterol
- để ý tới các triệu chứng liên quan
tới bệnh thẩn kinh ngoại biên như cơ bắp suy yếu, co cứng cơ gây đau (painful
cramps), co giật cơ không kiểm soát được (uncontrolled muscle twitching), thoái hóa xương, mất cơ
bắp (muscle loss) , và những thay đổi về da, tóc và móng tay chân
7. Bệnh thần kinh tự trị (Autonomic
Neuropathy)
Bệnh thẩn kinh tự trị là một dạng bệnh thẩn kinh ngọai biên và không "tấn
công" một cách rõ ràng. Bệnh này là một nhóm những triệu chứng xẩy ra khi mà tổn thượng xẩy ra cho các dây
thần kinh điểu hòa huyết áp, nhịp tim, sự đào thải căn bã ra khỏi ruột và bàng
quang, sự tiêu hoá và các chức năng khác của cơ thể. Bệnh thần kinh tự trị có
thể gây ra một loạt những triệu chứng bao gồm sự không kiềm chế được đai tiểu
tiện, choáng váng, tiêu chảy, táo bón và
ra mồ hôi quá mức
Có thể
làm gì?
Quan trọng nhất là bạn phải quản lý bệnh tiểu đường
cho tốt và chú ỳ vào các việc sau đây:
-Kiểm soát mức đường huyết vì đây là cách tốt nhất để
bảo vệ chống các biến chứng về thẫn kinh
-Nhớ uống thuốc theo như bác sĩ chỉ dẫn
-Ăn theo một chế độ bổ dưỡng và quân bình. Tập thễ dục
đều đặn
-Trị liệu tùy theo căn bệnh và các triệu chứng
8. Các biến chứng về tim mạch (Cardiovascular complications)
atherosclerosis
Bệnh tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu của các bệnh
nhân tiểu đường. Có những dạng biến chứng tim mạch khác nhau :
-Vữa xơ động
mạch (atherosclerosis) : cholesterol cao làm hẹp các động mạch có thể dẫn tới
bệnh động mạch vành (coronary artery disease)
- Cao huyết áp
làm tăng huyết áp trong các động mạch
- Bệnh mạch
ngoại biên (Peripheral vascular disease) làm hẹp các động mạch ở bên ngoài
tim và não
-Đột quỵ
(stroke) gây ra bởi sự tắc nghẽn các mạch máu hay động mạch chay tới não-
-Bệnh thẩn
kinh tự trị tim mạch (cardiovascular autonomic neuropathy) đây là hậu quả của
sự tổn thương dây thẩn kinh thuộc hệ tim mạch
-Bệnh động mạch
ngoại biên (Peripheral Artery Disease) làm cứng các động mạch gây trở ngại
cho việc lưu thông máu
Có thể làm gì?
Bạn cần quản lý tốt bệnh tiểu đường
và kiễm soát múc đường-huyết cho chặt chẽ. Vì cholesterol cao cũng làm nghẹt
các động mạch do sự lắng đọng chất béo,
nên bạn cũng cần giữ cho cholesterol ở mức thấp. Ngoài ra sự để kháng insulin
(isulin resistance) cũng được xác đinh có liên quan với các vấn đề tim mạch nên
bạn phải nhớ đi khám bệnh định kỳ
9. Các vấn đề về thận (Kidney problems)
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân số một dẫn đến suy
thận mạn tính tại Hoa kỳ. Trong năm nay số người bị suy thận (kidney failure)được
ước lượng lên tới 661,330 người, các người này cần phải được thẩm tách (dialysis) hoặc ghép thận mới sống
sót được
Lúc còn sớm bệnh thận không có triệu chứng gì và có
thễ biến thành suy thận nếu không được chữa trị. Thường ra nếu không được thử nghiệm hay trị liệu sớm thì bệnh thận chỉ được
phát hiên ngay trước khi thận bị suy. TUY NHIÊN bệnh thận có thễ được trị liệu
có hiệu quả nếu được chẩn đoán sớm.
Có thể làm gì?
Quản lý tốt glucoz-huyết và:
-kiểm soát huyết áp vì cao huyết áp
là một trong những lý do làm cho bệnh nhân tiểu đường có rủi ro cao bị bệnh
thận
-giữ cholesterol ở mức an toàn
-đi soi thận. Bệnh thận nếu được
phát hiện sớm có thể ngăn chặn được thậm chí có thễ được đảo nghịch. Bạn hãy để
ý tới các dấu hiệu và triệu chứng như máu trong nước tiểu; đi tiểu thường xuyên;
thấy rát khi tiểu tiện; sưng mặt, bàn tay và bàn chân; cao huyết áp; ngứa da;
buồn nôn và ói mửa; và suy yếu
10. Các vấn đề về tiêu hóa ( Digestion issues)
Mặc dầu chứng liệt nhẹ dạ dày (
gastroparesis)là một dạng của bệnh thần kinh tự trị (automotive neuropathy)
nhưng đó cũng là một trong những biến chứng thông thường cũa bệnh tiểu đường loại
1 và 2. Chứng liệt nhẹ dạ dày này --còn gọi là chứng trì hoãn dốc sạch dạ dày
(delayed stomach emptying)-- xẩy ra khi các dây thần kinh dạ dày bị hư và dạ dày mất quá nhiều thởi gian để dốc
hết dung tích của nó. Chứng liệt nhẹ dạ dày làm cho bệnh tiểu đường nặng hơn vỉ
việc kiễm soát glucoz huyết trở thành khó khăn hơn
Có thễ làm gì?
Quàn lý tốt bệnh tiểu đường và
- Kiểm soát mức đường huyết. Đường
huyết cao có thể dẫn đến những thay dổi hoá học trong các dây thẩn kinh và gây
tổn thương cho các mạch máu chuyển chất dinh dưỡng và oxigen tới các dây thần
kinh
- Chú ý đến các dấu hiệu và triệu
chứng cũa chứng liệt nhẹ dạ dày bao gồm ợ nóng (heartburn); buồn nôn; ói mửa
thực phẩm không tiêu; ăn chóng thấy no; sụt cân; bụng đầy hơi; mức glucoz huyết
không đều; biếng ăn; hồi lưu dạ dày-thực quản; co thắt thành dạ dày; và ruột
hoạt động thất thường
- Mục đích trị liệu chính của chứng liệt
nhẹ dạ dày là giành lại sự kiểm soát mức glucoz huyết. Các phương pháp trị liệu
gốm có insulin, thuốc uống, và thay đổi thành phẩn bữa ăn cũng như thời điểm ăn.
Trong những trường hơp nghiêm trọng có
thễ cần phải cho bệnh nhân ăn bẳng ống hay nuôi dưỡng qua tĩnh mạch
11. Các vấn đề tình dục (Sexual issues)
Ham muốn tình dục cũa cả phụ nữ và
đàn ông có thể bị ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Sư tổn thương dây thần kinh
hay mạch máu có thễ dẫn đến chứng liệt dương (rối loạn cương dương) của đàn ông
Bệnh tiểu đường còn làm cho lo âu, căng thẵng , trầm cảm và ảnh hưởng tới ham
muốn tình dục và sự khoái lạc. Đối với
phụ nữ, viêm âm đạo mạn tính và nhiễm khuẩn có thệ dẫn tới rối loạn chức năng tình
dục , một phẩn vì người phụ nữ cảm thẩy khó chịu hay lúng túng
Có thễ làm gỉ?
Ngăn ngừa
các vẩn đề về tình dục không cho xẫy ra bằng cách quản lý bệnh tiễu đường dưới
sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các thông tin sau
đây cũng có thể hữu ích
-Rối loạn
tình dục có thễ chữa trị được bằng cách uống thuốc, dùng thiết bị y khoa, phẫu thuật cấy ghép hay trị
liệu (therapy)
-Thảo
luận với bác sĩ về những điều cẩn làm để
cải thiện đời sống vơ chống và sức khỏe tinh dục
12. Các biến chứng vể bàn chân(Feet complications)
ulcer
Mối quan ngại
chính của nhiều bệnh nhân tiểu đường là bị cắt cụt các chi ,thường ra là
bắt đầu từ bàn chân. Trên 60 phẫn trăm các ca cắt cụt chi dưới không phải do chấn
thương đểu xẩy ra cho các bệnh nhân tiểu đường. Các vân để khác về bàn chân cẩn
quan tâm gồm có bệnh thẩn kinh ngoại biên, bàn chân Charcot , lở loét bàn chân
và những vết thương khác nơi bàn chân
Có thễ
làm gì?
Trước tiên là phải quản lý tốt bệnh tiểu đưởng. Ngoài
ra bạn cần :
-kiểm soát tốt glucoz-huyết
-khi mua giầy mới phải đo kỹ cho vừa chân
-đi gặp bác sĩ bộ khoa đều đặn vá áp dụng các biện
pháp chăm sóc phòng ngừa cho chân
- rửa chân và các ngón chân mỗi ngày
- giữ trọng lượng ở mức lành mạnh. Ăn theo một chế độ
bổ dưỡng quân bình và tập thể dục đều đặn
- luôn mang vớ dày, mềm
- đừng đi chân đất
-cắt móng chân thẳng ngang chứ đừng theo các cạnh
- ngưng hút thuốc
- không bao giờ tự cắt bỏ chai chân (calluses, corns)
mụn cóc (warts)
- nếu có vết thượng ở bàn chân phài xem xét, rửa sạch, bôi thuốc và bảo vệ
chống nhiễm trùng
(tin tuc cao nien the ky XXI)