Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

6 điều cần biết khi mua vitamin và chất bổ sung




Không phải tất cả các vitamin và chất bổ sung dinh dưỡng (dietary supplement) đều giống nhau. Trên thực tế nhiều thương hiệu chất bổ sung quen thuộc có chứa những chất phụ gia nhân tạo, những tác nhân chống vón cục tổng hợp, những hoá chất tạo mầu và thậm chí cả những hợp chất giả mạo vitamin  .




Vi vậy làm sao bạn  có thể phân biệt vitamin và chất bô sung nào là an toàn và hữu hiệu.  Dưới đây là sáu lời khuyên có thể giúp ích cho bạn 

1- Vitamin tổng hợp (synthetic viamins)
Các vitamin thiên nhiên (natural vitamins) có trong thực phẩm khác nhiều với nhửng thứ gọi là vitamin  được thêm vào nhiều chất bổ sung dinh dưỡng phổ biến. Các vitamin dựa trên các thực phẫm nguyên vẹn (whole food) chỉ có dưới  dạng thiên nhiên  trong các thực phẩm, thực vật và thảo mộc. Trái lại các vitamin tổng hợp  (synthetic vitamins) được sản xuất trong phòng thí nghiệm và có thể làm từ những nguồn độc hại như nhựa than và dầu hỏa

Làm sao phân biệt được vitamin tổng hợp với vitamin thiên nhiên?  Các vitamin tổng hợp thường được liệt kê , trên  nhãn dán ghi các thành phần,  dưới tên riêng (isolated name) của chúng --- chẳng hạn như  ascorbic acid (vitamin C), riboflavin (vitamin B2) và  dl-alpha tocopherol acetate (vitamin E) là  những thí  dụ  về những vitamin tỗng hợp thông thường được thêm vào các vitamin và các chất bổ sung kể cả các multivitamin. Bạn hãy chỉ   chọn mua những vitamin và chất bổ sung gốc thực phẩm, bao gồm cả những vitamin và chất bố sung đựợc ghi rõ là dẫn xuất từ thực vật hay các nguồn thiên nhiên khác.

Hiệp hội Organic Consumers Association giải thích như sau:" Các vitamin tách riêng (isolated vitamin) không nhũng là những chất tổng hơp mà lại  còn thiếu tất các các yếu tố hiệp lực và vận chuyển thiết yếu. Một vitamin tổng hợp có thể kích thích sự chuyển hóa của một tế bào nhưng không thể nâng cấp hoặc thay thế các thành phẩn của tế  bào với những nguyên tố có chất lượng tốt hơn, cao cấp hơn. Hậu quả là tế bào trở thành thoái biến (degraded cell) http://www.organicconsumers.org/nutricon/qa.cfm

2- Magnesium stearate.
Nhiều chất bổ sung, bao gồm c ả những thương hiệu nổi tiếng, đều chứa một chất phụ gia mà với thời gian sẽ chặn đứng sự hấp thu các chất dinh dưõng vào trong cơ thễ. Chất phụ gia này được biết dưới tên magnesium stearate, và sự tiêu thụ đểu đặn chất này sẽ tạo thành một "màng sinh học" (biofilm) bên trong ruột có thể gây ra những vấn đễ về tiêu hóa

Tuy trong tên của nó có chữ magnesium, nhưng magnesium stearate không phải là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng  magnesium. Lý do duy nhất vì sao các nhà sản suất phải thêm chất giống như phấn viết bảng này vào sản phẫm của họ là để cho tiến trình sản xuất qua các thiết bị được dể dàng hơn. Thế nhưng hậu quả lâu dài trên sức khoẻ cũa việc tiêu thu magnesium stearate đem lại quá nhiều rủi ro.

3- Titanium dioxide
Một chất phụ gia khác không cần thiết có mặt trong nhiều chất bổ sung là titanium dioxide, chất này thưng được dùng như là một thuốc màu (pigment) cho các vitamin và chất bổ sung. Titanium dioxide có những rũi ro vể sức khoẻ riêng của nó như làm tỗn thượng tế bào, gây rối loạn miễn nhiễm, gây ung thư và nhiều bệnh tật khác.

Mới đây Cơ Quan Quốc tế International Agency for Research on Cancer ( IARC) đã xếp titanium doxide vào nhóm những chất có khả năng gây ung thư cho người (IARC Group 2B carcinogen 'possibly carcinogen[ic] to humans'). Bằng chúng đưa ra là nồng độ cao titanium dioxide dưới dạng bột hay bụi siêu mịn đã gây ung thụ đường hô hấp cho chuột qua sự hít vào và cài đặt vào khí quản 
 http://www.naturalnews.com/027000_titanium_dioxide_vitamins.html

4. Chất màu nhân tạo
Mặc du không thường thấy trong nhiều thương hiệu vitamin và chất bỗ sung nôi tiếng hơn, các chất màu nhân tạo ( artificial colors) vẫn còn có mặt trong nhiếu chất  bổ sung dòng chính, Chẳng hạn như  Centrum--thượng hiệu chất bổ sung của Pfizer--có chứa những chất nhuộm màu độc hại như FD&C Blue No. 2 Aluminum Lake v à  FD&C Red No. 40 Aluminum Lake, cả  hai  đều có  khả năng là  những độc tố  thần kinh.Thậm chí ngay cả các vitamin dành cho trẻ em như Flintstones Complete cũng chứa nhưng tác nhân nhuộm màu độc hại này và những chất khác nữa http://www.greenmedinfo.com

5. Các sinh vt biến đổi di truyền (GMOs)
Nếu trong công thức vitamin hay chất bổ sung bạn đang dùng có   những thành phần như maltodextrin, citric acid, dextrose, vegetable-based filler, đường thuộc bất cứ loại nào, hay thậm chí cả vitamin C tỗng hợp (ascorbic acid) thỉ có nhiều khả năng là vitamin hay bổ sung bạn đang dùng có chứa GMOs. Trừ trường hợp trên bao bì sản phẩm có ghi rõ "GMO-free" (không chứa GMO)  thì một vitamin bổ sung không phải gốc thực phẫm nguyên vẹn (whole food-based) có nhiều khả năng chứa những thành phần dẫn xuầt từ các GMOs.

Dầu đậu nành (soybean oil) thuờng được dùng làm chất nhồi(filler) trong các các con nhộng gelatin (gelcapsule)chức chất bổ sung và là một nguồn GMO thông thường. Vitamin E là một chất phụ gia GMO thông thuởng khác thường được dẫn xuất từ đậu nành; tại Hoa kỷ hơn 90 phần trăm chất này có gốc GMO. Những thành phẩn GMO thông thưởng khác, nếu không  có ghi khác trên nhãn dán, bao gồm soy lecithin, inositol, choline, vegetable oil, và vegetable cellulose
http://www.responsibletechnology.org/docs/Non-GMO-Shopping-Guide.pdf

6. Chiếu xạ
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm(FDA) hiện nay đang cấm sử dụng chiếu xạ (irradiation) làm phượng tiện diệt trùng cho các chất bổ sung. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là mỗi một thành phần sống (raw ingredient) của các chất bổ sung đều không bị chiếu xạ bởi vì có những nhà cung cấp nguyên liệu vẫn có thể bán lậu các vật liệu chiếu xạ của họ, như đã xẩy ra tại Châu Âu vàonăm 2002.

Six Crucial Things to Watch out for when Buying Vitamins and Supplements- Jamelle Agbuis- February 28 2013