Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Thiền ngôn

 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhlIPXxgB-F8E5HpNwrFClA8lxdcGEZ7CD3ZLKY9D9ZH6M3IRom6DzCKLfk0j4Xc_MVEV7JPh2vz8L4U8HioU4BNTxUmNWfr1v08e-hZTEq1ho8Q0aFNanDXpnSe-5g_onLtLbgtelvtLjQ/s640/0001.jpg

- Vô ngã có nghĩa là tất cả pháp đều không phải là ta hay của ta. Ta và của ta chỉ là ý niệm thôi chứ không có thật. Vì dù không có ý niệm "ta" gán vào thì pháp vẫn vận hành. Trong mỗi cá nhân có những yếu tố hợp lại mà thành như thân vật lý (physical body), cảm giác (sensation), tri giác (perception), phản ứng tâm lý (mental action and reaction), tâm thức (mind, consciousness), chúng tương quan với nhau mà tạo thành quá trình sự sống (living process), trong đó không có gì là ta và của ta cả.Viên Minh


 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjb0X7al5LiazoCtyDuqvLxL-sWT6EfGEWr8G_DF3bClRiHfXAaWsNvCnayADYmbzvp6MMbDTr0wLDoF32ufTtjCwO9e0i2EZHjVjt9c8FwttRFbhgGw2pgLRmOYjZqQVrVnYjbfcA8hm2B/s640/0002.jpg
- Dù có tôn giáo hay không tôn giáo, dù kiến tánh hay chưa kiến tánh thì luật nhân quả vẫn là sự vận hành chung cho muôn loài vạn vật không trừ một ai. Người làm đúng là đúng, người làm sai là sai, người làm tốt là tốt, người làm xấu là xấu, luật nhân quả không dành riêng cho người nào cả. Còn việc đúng sai tốt xấu thì cứ để luật nhân quả cân nhắc phán xét, chúng ta không nên dựa vào hiểu biết về nhân quả hạn hẹp của mình để đánh giá hành động của người khác.
Viên Minh
 

 
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjcD13CCxXDhA5p9IfsPmDOHsdcxa_qPVxCxV6vhOLeW7hcN9xP_vTj5VdeuwgpSlmHb-PyeHOSJk3PhnZHaLOpV3IOEBaWvMRgQkJkGNc8CQkBB6CedIT_ocq_7Ym-ZoD1j6_J03iW5vRk/s640/0003.jpg
- Tin vui cho tất cả mọi người: có thể tự giải phóng mình khỏi sự hành hạ của tâm trí. Cách đơn giản nhất như sau: Hãy bắt đầu nghe tiếng nói trong đầu mình như bạn vẫn thường có thể nghe. Hãy đặc biệt chú ý tới bất kỳ hình mẫu ý nghĩ lặp lại nào, những thứ âm thanh này có lẽ đã lặp đi lặp lại trong đầu nhiều năm rồi. Quá trình như vậy chính là chứng kiến người suy nghĩ.
 
- Không gian và thời gian chung cuộc là ảo tưởng của tâm trí. Chúng chứa cốt lõi chân lý là hai thuộc tính bản chất của cái Một: vô hạn và vĩnh hang.
Eckhart Tolle
 
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjpjRVusyn8mlSmFB6qTlkVFRkEaE81rwo9d9ivI28gsg9N6miR34dXVu04ptb-Dzc2jTsFLN-t_L3tn965xpNdGyeCa-XIukKKwNXQlnHnbFu_FHNvlc1_F3s4rMujm7p0TyxxxWE__8E2/s640/0004.jpg
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
Sumedho 
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgk1PMR0nYTil_s3LasfNp8SHqiRybpkhFh8bL-J-l00JTVCHGLc7Ej7ay9UoqIuGOpbIcGNkfiQhzxz200vsA5Csy-vgcjMMtXkga_M6uR-rlxutfCVxpdi7BaRcOo8-UUZmsJsEbeuCLI/s640/0006.jpg

- Ai trải qua sự thật về khổ thì người ấy thấy ra bản chất vô thường, khổ, vô ngã trên cõi thế gian, nhờ chấp nhận sự thật này mà người ấy thanh tịnh trong sáng, và ai thanh tịnh trong sáng thì giác ngộ giải thoát, thấy rõ thực tánh chân đế và Niết-bàn.
-Thấy pháp và chia sẻ pháp với những người hữu duyên hình như là sứ mạng rất tự nhiên và đương nhiên của bất kỳ ai nhận ra lẽ sống trong nguyên lý "tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha". Thấy pháp thì một mặt chịu ơn sâu của Tánh Biết, mặt khác lại mang nghĩa nặng của Đất Trời - khó mà có thể đáp đền.
Viên Minh
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjMgbLn4kO3FDZmtemeYL5YX01GPuZhAG9v4AEgHDLnkMZam3O8FU24ykwH4WU30VfYinoE6kHgH9x8DDs5xo-MKsFfNMu1yHgFkoKgkJ6vnME_EGGGjqw8Xn6uMdQwKMuuhXdXn_AuOGcD/s640/0007.jpg
Trong một nội tâm đầy chánh niệm, tất cả hạnh phúc và khổ đau đều đồng giá trị. Không có gì khác biệt giữa hai thực tại này hết. Cái nào cũng là Ðang Là, xuất hiện rồi biến mất. Hạnh phúc vẫn là Hạnh phúc, Ðau khổ cũng cứ là Ðau khổ. Chúng là cái Chúng Là. Chúng vô ngã và chỉ có vậy. Chúng ta đừng để mình phải đau khổ vì chúng. Chỉ việc đón nhận, nhìn mặt và hiểu biết chúng. Tất cả cái gì có mặt đều phải có lúc biến mất. Tất cả đều vô ngã!
Sumedho 
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgGGw8Qp5z6UjkPPOOUcPDLr8_lWfTD26NgLUze4tDbVFa6zv8sfEMWragnVy3i93Yk7p4IFhNKBEkeAyJrrn1hcfq9GI3sqv5cr5PBHFwALRO8W4RcgpWqdBEG9tv2s6Q7uixnVyI3_3pC/s640/c%25E1%25BA%25A3nh+%25C4%2591%25E1%25BA%25B9p+NB.jpg
- Trong thực tánh chân đế không có khái niệm toàn hảo và bất toàn. Nhưng khi có sự      mong mỏi đạt đếnmột lý tưởng toàn hảo thì mới có khái niệm bất toàn đối nghịch với ý niệm toàn hảo mà sinh ra chấp thủ nhị nguyên. Khi nói câu này thầy chỉ muốn nhắc rang nếu muốn cầu toàn trong ảo vọng một cách nhị nguyên như vậy thì tốt hơn là nên trở về nhận ra tính bất nhị ngay trong thế giới vô thường, bất toại và vô ngã này. Giác ngộ chính là thấy ra mọi hiện tượng thế gian đều không hoàn hảo như lý tưởng cầu toàn, do đó buông xuống cái ta ảo tưởng lăng xăng tạo tác để cầu toàn, mới giác ngộ ra thực tánh chân đế như nó đang là vượt ngoài khái niệm toàn hảo và bất toàn. 
Viên Minh  
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgHNkC2n1nsr5cvr-2Q6aTzXhyphenhyphen1eLUgG6tP9y_ZNvA_a1YKP5heiaFggcoC-DItWopBH6JaOWOjKKkVwsM6ywVRNbRYEqRX6C3wjqol1pY8iY9oiiaMWBpxxIvbAwSgZcwpKey7PNSEUphO/s640/0008.jpg
- Về bản chất, vô trí là nơi phát sinh mọi sự sáng tạo. Đa số những người có bằng cấp cao lại ít sáng tạo không phải vì họ không biết cách suy nghĩ, mà vì họ không biết cách dừng suy nghĩ.
 
- Một cách rất đơn giản để tránh xa tâm trí là đưa sự tập trung chú ý của bạn hướng vào thân thể. Cảm giác về thân thể bên trong của bạn là vô hình dạng, vô giới hạn và không dò được.Eckhart Tolle 
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj2g3zW6v_5EuiaQg0oMet1toli0_c3ECoJgUlHO6fWPrhTOXQASG-vrs7Sm1Hdu2Nx6X08nG6puwCSkPDowebyrWNE4iHhE3r6I4lPy8A3lDX-teJakPsEVZtk2DuNYxgDMf96uLwlxcoN/s640/00011.jpg

- Tâm của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ. Khi tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm. Nói cách khác người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả.
 
- Đừng cố gắng trở thành cái gì. Đừng nhẩy vào bất cứ chuyện gì. Cũng đừng là một thiền sinh. Đừng mong giác ngộ. Lúc ngồi thì hãy ngồi. Khi đi thì hãy đi. Chẳng nắm giữ gì mà cũng không chống đối gì cả... Hãy để mọi sự tự nhiên.Ajahn Chah
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh8L1t2yIgkPjUax03x0dHYKqsB35bJxs7-SMMT10PWCSghndIzY6oEoNstP6HlC_GlqUWLczAsQZaS9P4lXFzKhgFEVWLreXffd4Ri8h6PjiZvTr-zqfM_fgbo3aOtLRbKaZvdTshi35sK/s640/00001.jpg

Tánh biết thấy pháp là việc tự nhiên nên nó không cần dụng ý dụng công, chỉ có "người muốn biết" mới có dụng ý và phải dụng công. "Người muốn biết" chính là cái ta ảo tưởng, khi nó xen vào tánh biết thì cái biết trở nên chủ quan và trì trệ, khó thấy được pháp như nó đang là.
 
Cứ để tâm tự nhiên mà thấy thì tánh biết tự biết điều chỉnh cái thấy cho thích nghi với mọi đối tượng của nó. Đừng cố gắng nhìn, nghe... để nắm bắt điều gì vì lúc đó khái niệm đã xen vào, mà khái niệm đi trước thì cái thấy bị trì trệ và không còn trung thực được nữa nên cái thấy không thể đồng nhất với pháp trên tính chất chỉ có duy nhất tại đây và bây giờ (thời, vị và tính) của nó. Tự nhiên, vô tâm (không trước ý) và giản dị là bí quyết mà cũng là phẩm chất của tánh biết đối với vạn pháp.
Viên Minh
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEghK1qcNWEaVQtYskx59ABo27K5WoAbRu1Z6e2Ufyw-s8vbnM0dmLRNFzb5ljN8zChd7iAykVpC2wYogwFpTVggxpBOzOkdeVzKe6wyJlX4x6qMJcp2anl6pfhoa6MWcpJ3ztU3AM1KItjd/s640/00012.jpg
- Bạn “đạt tới” chứng ngộ (cứu giúp) bằng việc bạn nhận ra rằng bạn đã ở đó rồi. Bạn tìm thấy Thượng Đế vào khoảnh khắc bạn nhận ra rằng bạn không cần tìm kiếm Thượng Đế. Bạn không thể làm được điều này trong tương lai. Bạn làm nó Bây giờ hoặc không bao giờ làm được điều đó.
Eckhart Tolle
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgvU0wyDkJpg-Y9XBghLdE5fdBkMRYwPvuRQcg_9W_ldQFkoATllQZ-oblMxe19LSTeS2km9BjOoV3sA9AOqHQ7ethZiMBsvtNHp3hlkshFdDdT8YEkp328Ist1o4U3TGNlxDu7VFZ6D59Y/s640/0000.jpg
- Khi tâm an tịnh tức là nó đang ở trong điều kiện bình thường. Khi tâm di động thì tư tưởng hình thành. Hạnh phúc hay đau khổ là một phần của tâm hoạt động này. Bất an và tham ái cũng được hình thành như thế. Nếu bạn không hiểu rõ chuyển động này, bạn sẽ săn đuổi đàng sau tư tưởng hình thành mãi, và trở thành nạn nhân của nó.
Ajahn Chah
 
Vu That (bài do bạn BáTrần giới thiệu)