Theo suy nghĩ thông thường thì vào những lúc trưóc khi chết tim giữ vai trò chủ yếu , tức là khi tim ngưng đập và máu ngưng chảy thì toàn cơ thể còn lại sẽ từ từ ngưng hoạt động . Thế nhưng nghiên cứu mới đây gợi ý là quan niệm này dường như không đúng
Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoat động của tim và não của chuột trước khi chúng bị chết vì thiếu oxigen và đã phát hiện là não đã gởi một loạt những tín hiệu cho tim gây tỗn thương không thể cứu vãn cho bộ phận này mà trên thực tế đã dẫn đến cái chết của tim. Khi các nhà khảo cứu ngăn chặn các tín hiệu nói trên thì tim đã có thể sống sót lâu hơn
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences ( PNAS)ngày 6 tháng tư vừa qua thì nếu tiến trình tượng tự như trên xẩy ra cho con người " chúng ta sẽ có thễ cứu người được sống sót sau khi tim ngưng đập bằng cách "cắt đứt" cơn bão tín hiệu mà não phóng ra
Giáo sư Jimo Borjigin, nhà nghiên cứu thần kinh học thuộc Đai học Y khoa Michigan, Ann Arbor và là đồng tác giả bản báo cáo trên đây, nói " Người ta tập trung một cách tự nhiên vào tim, vì nghĩ rằng cứu sống được tim thì sẽ cứu sống được não ". Thế nhưng nhóm nghiên cứu của bà đã phát hiện một điều đáng ngạc nhiên: đó là chúng ta phải cắt đứt sư liên hệ hoá học giữa não và tim thì mới có thể cứu sống được tim. Điều này- theo bà Borijin- " gần như trái ngược với tất cả các thủ thuật cấp cứu y tế hiện nay "
Hàng năm có hơn 400,000 người dân Mỹ bị chứng ngưng tim (cardiac arrest). Theo tổ chức American Heart Association thì trong số này chỉ có khoảng 10 phần trăm được cứu sống và xuất viện mà thôi
Các nhà khảo cứu đã đặt vấn để là tại sao tim của một người đang khỏe mạnh lại đột nhiên ngưng hoạt động hoàn toàn, chỉ sau khi thiếu oxigen trong vòng vài phút
Họ đã khám phá ra là : ngay cả khi một người có tim ngưng đập mất ý thức và không còn dấu hiệu nào của sư sống thì não của người này vẫn tiếp tục hoạt động. Trong một nghiên cứu truớc đây đăng trên PNAS vào năm 2013, giáo sư Borjigin và các cộng sự đã phát hiện là tim khi sắp chết bị tràn ngập bởi những tín hiệu do não phóng ra có thể là do cố gắng tuyệt vọng để cứu sống tim. Giáo sư Borjigin cho rằng hàng rào các tín hiệu này có thễ có trách nhiệm về các kinh nghiệm khi cận kề cái chết mà một số người báo cáo đã trải qua
(Đọc: Near-Death Experiences May Be Triggered by Surging Brain Activity)
Trong nghiên cứu mới này, các nhà khảo cứu đã khiến tim của chuột ngưng đập bẳng cách cho chúng thở thán khí hoặc bằng cách tiêm thuốc độc. Sau đó các nhà khảo cứu đã nghiên cứu hoạt động cũa não chuột qua não điện ký (EEG) và hoạt đông của tim chuột qua siêu âm tim đồ (ECG) vào những lúc các con vật đang tới gần cái chết. Nhóm nghiên cứu cũng đã đo các hoá chất phát tín hiệu (signaling chemicals) hiện diện trong tim và não chuột trong suốt thời gian thí nghiệm
Vào lúc đầu, nhip tim của các con vật tụt dốc nhanh chóng. Nhưng sau đó, hoạt động cũa não đồng bộ hóa mạnh mẽ với hoạt động của tim. Các nhà khảo cứu đã sử dung một kỹ thuật mới --do họ sáng chế--để đo nhip tim theo từng nhịp đập một ( beat by beat)
Trong khi tim và não đống bộ với nhau, các nhà khảo cứu đã quan sát thấy một luồng gồm có hơn chục những hoá chất thẩn kinh, như dopamine tạo cảm giác vui thích (pleasure) và norepinephrine tạo cảm giác lanh lẹ (alertness). Luồng hoá chất này có thễ giải thích tại sao những người có kinh nghiệm cận kề cái chết miêu tả họ như là "thực hơn cả thực" (realer than real)
Trong chuột hoạt động của não và tim tiếp tục đổng bộ với nhau cho tới khi tim rơi vào tình trạng rung tâm thất (ventricular fibrillation). Ở tình trạng này các phòng dưới của tim sẽ rung thay vì co bóp nên tim không thể bơm máu được nữa
Nhưng khi mà các nhà khảo cứu ngặn chăn luồng hoá chất nói trên chạy từ não tới tim bẳng cách cắt đứt tủy sống (spinal cord) của chuột trước khi giết chúng thì tình trạng rung tâm thất được trì hoãn lại. Kết quả là các con vật sống sót gấp ba lần lâu hơn so với các con chuột mà nối tim-não được để nguyên.
Đương nhiên đây mới chỉ là thí nghiệm trên chuột. Nhưng nếu các nhà khảo cứu có thễ kiếm ra một cách để "cắt đứt" mối liên quan giữa nảo và tim bẳng thuốc ( thay vỉ phải cắt thật sư tủy sống) thỉ người ta sẽ có thể dùng thuốc này cho những người mà tim ngưng đập. Theo giáo sư Borjigin "Như thế các nhân viên cấp cứu sẽ có nhiều thời gian hơn để cứu chữa các bệnh nhân này"
(Đọc hêm Change of Heart: Increasing Heart Resuscitation Time Is Backed)