Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

Loài tôm ‘hóa thạch sống’ có khả năng sinh sôi giữa sa mạc



 









Dù chỉ tồn tại được trong môi trường nước ngọt, điều đáng ngạc nhiên là nhiều loài tôm nòng nọc lại sinh trưởng ở những sa mạc khô cằn, nơi lượng mưa trung bình hàng năm rất thấp.

Tôm nòng nọc là tên gọi chung của các loài giáp xác thuộc chi Triops, họ Tôm nòng nọc (Triopsidae). Chúng được xem là hóa thạch sống vì đã không thay đổi đáng kể hình thái bên ngoài kể từ kỷ Tam Điệp (khoảng 200 đến 251 triệu năm trước).


Các loài giáp xác cổ nhất hành tinh này rất dễ nhận diện với phần đầu hao hao cua móng ngựa (con sam), còn đuôi dài nhiều đốt và có hai cái “râu” dài chĩa về phía sau.

 

Trong điều kiện nuôi nhốt, tôm nòng nọc phát triển đến chiều dài khoảng 6 cm. Dù vậy, trong tự nhiên chúng có thể đạt kích thước 11cm.


Trên đỉnh đầu tôm nòng nọc có một cặp mắt kép cùng “con mắt thứ ba”, khiến chúng mang tên gọi “triops” (nghĩa là “ba mắt” trong tiếng Hy Lạp cổ).

 

Dù chỉ tồn tại được trong môi trường nước ngọt, điều đáng ngạc nhiên là nhiều loài tôm nòng nọc lại sinh trưởng ở những sa mạc khô cằn, nơi lượng mưa trung bình hàng năm rất thấp.


Chúng làm được điều này nhờ một chiến lược sinh tồn đặc biệt. Theo đó, ấu trùng tôm sống trong vũng nước được tao ra từ những trận bão hiếm hoi ở sa mạc.


 Khi các vũng nước khô đi, tôm trưởng thành sẽ chết, nhưng trứng của chúng có thể tồn tại trong môi trường khô hạn và nhiệt độ cao khoảng hơn 15 năm. Chỉ cần có một cơn mưa, trứng sẽ nở ngay.


24 giờ sau khi nởm, tôm nóng nọc đã giống như phiên bản thu nhỏ của con trưởng thành. Chúng sẽ trưởng thành hoàn toàn trong 2-3 tuần và kịp sinh sản trước khi nguồn nước hiếm hoi bốc hơi hết dưới ánh mặt trời.

Do năng lực tiềm sinh đáng nể của mình, trứng tôm nòng nọc đã được các công ty đóng gói thành các bộ “kit” để người yêu thích sinh vật cảnh mua về ươm nở và nuôi trong bể cảnh.


Khá dễ nuôi, tôm nòng nọc có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Thông thường, chế độ ăn dành cho chúng khi nuôi nhốt là cà rốt, tôm viên và tôm khô.

 

Trong tự nhiên, chế độ ăm của tôm nòng nọc gồm cả động vật và thực vật. Chúng có thể được thả vào ruộng lúa như giải pháp sinh học nhằm tiêu diệt cỏ dại do đặc tính háu ăn của mình.

 

 Là kẻ săn mồi tốc độ, tôm nòng nọc đặc biệt thích xơi ấu trùng muỗi. Vì vậy, chúng còn được coi là đồng minh của con người trong công cuộc tiêu diệt virus tây sông Nile – loài virus gây bệnh chủ yếu lây truyền qua muỗi Culex.


Hiện tại, các loài tôm nòng nọc có phạm vi phân bố rộng trên thế giới. Trong đó, các loài sinh sản hữu tính thống trị ở phía Nam bán cầu và loài trinh sản (sinh sản không cần con đực) thống trị phía Bắc.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG/anle20