Bệnh tiểu đường là căn bệnh xảy ra khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày một gia tăng là do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Trong số đó, bệnh tiểu đường loại 2 là căn bệnh phổ biến nhất.
Nếu bạn có thói quen ăn uống thiếu khoa học thì rất dễ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy cẩn trọng hơn trong chế độ ăn uống của mình bạn nhé!
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, có 4 loại rau được mệnh danh là "thuốc hạ đường huyết tự nhiên" sau đây mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
1. Đậu bắp
Đậu bắp là một loại thực phẩm ít đường, rất giàu chất xơ hòa tan nên đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy quá trình bài tiết insulin. Đồng thời, đậu bắp cũng rất giàu các nguyên tố vi lượng như kẽm và selen, đây cũng là những chất giúp ích nhiều cho việc tăng cường khả năng phòng chống và ngăn ngừa ung thư của cơ thể.
Đặc biệt, đậu bắp còn có thể pha với trà, nhưng cần lưu ý rằng không nên uống trà đậu bắp qua đêm vì nó rất có hại cho cơ thể con người.
2. Rong biển
Rong biển rất giàu polysaccharide, caroten, protein và các loại vitamin khác nhau. Theo các chuyên gia cho biết, polysaccharide trong rong biển có thể làm giảm lượng đường trong máu rất tốt. Do đó, rong biển rất phù hợp để ăn khi bụng đói.
Việc ăn rong biển trong khoảng ba ngày có thể làm giảm lượng đường trong máu một chút, và nếu ăn trong năm ngày thì sẽ làm giảm bớt lượng đường trong máu rất nhiều. Ngoài ra, rong biển còn là thực phẩm chống ung thư, đặc biệt là ức chế ung thư tuyến giáp hiệu quả.
3. Rau diếp (xà lách)
Xà lách rất giàu giá trị dinh dưỡng vì nó chứa nhiều protein, đường, caroten, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt... Rau diếp rất mềm, thân của nó có thể ăn sống, xào hoặc ngâm chua nên là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Đặc biệt, rau diếp còn chứa ít carbohydrate, nhưng lại giàu muối vô cơ và vitamin, nhất là niacin. Niacin là chất kích hoạt insulin, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên ăn rau diếp có thể cải thiện quá trình chuyển hóa đường hiệu quả.
4. Mướp đắng
Mướp đắng có chứa các thành phần làm giảm huyết áp và lượng đường trong máu. Sở dĩ mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu như vậy là do trong hạt mướp đắng có chứa các protein có chức năng tương tự như insulin.
Ai cũng biết insulin có tác dụng chuyển hóa glucose trong máu thành nhiệt năng. Điều này có thể điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể và giữ cho nó ở trạng thái bình thường. Đồng thời, chiết xuất từ quả hoặc hạt của mướp đắng cũng có thể thúc đẩy quá trình phân hủy đường, từ đó có tác dụng chuyển hóa lượng đường dư thừa thành nhiệt lượng và cải thiện sự cân bằng chất béo trong cơ thể.
Nguồn: Sohu/soha