Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Công dụng của nước dừa

See the source image

Trong nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin  nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magie trong nước dừa tương tự như dịch  tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí  làm dịch truyền.

Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối. Nước dừa làm đẹp  da, đen mượt tóc. Nhân dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu  hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, tiễu đường, lỵ, trĩ,  viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao  phổi. 

Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật”  vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa,  lượng Vitamin C đủ cho yêu cầu 1 ngày. Nước trong trái dừa 6-7 tuần tuổi là ngon  và bổ nhất. Nước dừa từng được dùng làm dịch truyền trong chiến tranh thế giới  thứ 2 và cả chiến tranh Việt Nam. 

Các nhà khoa học Peru dùng dừa chống sốt rét: Khoét vỏ, đưa thân cây bông vải  có tẩm 1 loại vi khuẩn thích ăn ấu trùng của muỗi anophèle vào, đậy kín lại rồi  thả vào nước muối 2-3 ngày để vi khuẩn ăn chất dinh dưỡng của dừa mà sinh sôi  nảy nở. Đổ nước những quả dừa đó xuống ao hồ, đầm lầy, vi khuẩn sẽ diệt ấu trùng  muỗi truyền sốt rét bằng cách ăn no chúng. 

Ở Phillipines, dừa được xem là món ăn trường xuân (có tên gọi Nata). Nata dừa  gồm có nước dừa, đường, giấm và “nước cái” (chứa vi khuẩn giúp lên men). Cựu  tổng thống Phillipines Fidel Romos cho rằng, nhờ ăn hằng ngày món này mà ông trẻ  lại như ở tuổi 20. Nata đã trở thành món tráng miệng cao cấp ở Nhật và được xem  là có tác dụng ngừa ung thư. 

Nước dừa còn có công dụng bảo quản tinh trùng của người và động vật trong  trạng thái “sức khỏe dồi dào”, tránh phải đông lạnh gây giảm khả năng thụ tinh. 

Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương,  bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ.  Cùi non ăn bổ tâm tỳ. Cùi già ép lấy dầu, bó chữa gãy xương, chế mỹ phẩm. Rễ dừa  cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác. 
 

Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận  nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu  cam. Một số cách dùng nước dừa chữa bệnh: 

Khản tiếng: Nước dừa non 1 cốc, rau má 8 g. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha  với nước dừa uống.

 
Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50 g, nước dừa tươi một quả. Rửa sạch rau má, giã  nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước dừa uống. Mỗi ngày một quả. 

Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống. 

Lợi tiểu giải độc: Nước dừa non có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh tim mạch,  thận. 

Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g.  Trộn đều uống. 

Tẩy sán lá: Có tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau. Không cần thuốc tẩy.  Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ,  ăn uống bình thường (thức ăn lỏng). 

Canh dừa khử độc hại của rượu, “bôi trơn” các khớp: Những người thường xuyên  uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu. Lấy  một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20 g đậu đen vo sạch vào trong rồi  đậy lại, đặt lên 1 cái đĩa, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý  để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ hết, các  khớp sẽ hoạt động mềm mại trở lại. 

Nước dừa non trị chứng cam (bụng ỏng, đít teo, suy dinh dưỡng) cho trẻ: Nước  dừa dùng nấu xôi,... làm tăng vị thơm ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho  người gầy yếu. Người khỏe mạnh, buổi sáng uống 1 quả nước dừa xiêm cũng rất tốt. 

Hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi một trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi  100 g, cam thảo 15 g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo, cho nước dừa và  lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều, chưng hơi khô, vắt nước uống. Đây là bài thuốc  dân gian Kê khương đường nổi tiếng. 

Lưu ý: Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, cho nên  cứ để nguyên quả mà uống, tốt nhất là nên uống ngay tại gốc vừa chặt, tránh thả  dừa xuống đất. 

Mới đi nắng về, đang đói mệt không nên uống nước dừa; nếu người đang có bệnh  thì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh… Trước khi thi đấu thể thao không  nên uống nước dừa. Bình thường, mỗi ngày chỉ nên uống một quả. Uống nhiều dễ gây  đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối.

(chủa từ lâm)