Rốt cuộc, hết thảy bệnh tật trên đời đều là tâm thái của bạn gây nên cả. Phải làm thế
nào để cải biến tất cả đây?
Tâm thái của bạn chính là chủ nhân của cơ thể. Hoàn cảnh không trói buộc con người,
1. Tâm niệm và bệnh tật là có quan hệ trực tiếp với nhau1. Tâm niệm và bệnh tật là có quan hệ trực tiếp với nhau
Tâm hồn có tổn thương, có vấn đề thì sẽ biểu hiện ra ngoài thân thể. Rất nhiều bệnh tật trên
thân thể chỉ là giả tướng. Giống như chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được hình dạng của
quả, chứ không biết được hạt giống gieo xuống từ khi nào và ở đâu, rồi lại nảy mầm kết trái
ra sao.
Bệnh tật có tâm niệm trong đời này, còn có nhân duyên, quan niệm, của những đời trước.
Hãy để cho mỗi một niệm đều chan chứa tình thương. Trong tình yêu thương đó không có
đau lòng, sợ hãi, phẫn nộ, mà chỉ có bình thản, hài hòa. Học cách yêu thương để thân thể
trở thành đồng hồ đo của tình thương, để tâm hồn tỏa ra ánh sáng lương thiện vốn có!
Đời người, mỗi một cảm xúc đều là một cái hộp tối của tâm hồn. Đời người, mỗi một trạng
thái đều là hiển hiện của tâm linh. Đó cũng chính là góc khuất của tâm tình mà người ta hay
nói đến.
Con người ta một khi sinh ra tâm trạng tiêu cực trong suốt khoảng thời gian dài, rất mau
chóng sẽ chiêu mời bệnh tật. Có những người sợ hãi quá độ, kết quả có thể dẫn đến
các chứng bệnh thần kinh. Lại có những người tâm oán hận rất lớn mạnh, sẽ chiêu mời
các loại tai họa.
2. Xin hãy ghi nhớ rằng, lực lượng tự nhiên là vô cùng to lớn
Nó vốn không sợ bạn cứng rắn đến đâu, chỉ sợ bạn luôn hiền lành, khiêm nhường. Phàm
những người có tâm oán hận quá nặng, vận mệnh trong đời phần lớn đều sẽ đau khổ bi
thảm. Phàm những người hiền lành, khiêm nhường, vận mệnh cuộc đời phần nhiều sẽ
tốt lành. Sống theo đạo trời, một đời bình yên là vậy.
Tâm oán hận sâu nặng chính là căn nguyên của mọi khổ nạn trong đời. Hãy cố gắng loại
bỏ nó đi. Đời người nếu sinh khởi một niệm tâm oán hận, sau này thế nào cũng sẽ có người
tức giận với bạn, hoặc khiến bạn tức giận. Con người ta nếu như ngày nào cũng như vậy
thì quả là phiền phức rồi. Rác rưởi tích tụ nhiều rồi, tai họa trong đời ắt sẽ giáng xuống.
Nếu như một đời này của chúng ta luôn thích nóng giận, thế thì sẽ cứ luôn mắc bệnh. Hãy
luôn tự nhắc nhở bản thân: “Mình không nên cứ luôn tức giận như thế!“. Vậy thì, mọi thiếu
sót của bản thân đều sẽ dần dần được hóa giải. Hãy nhớ rằng, nếu đời người thật sự học
được cách sám hối thì nhất định có thể cải biến vận mệnh của mình.
Nếu chúng ta bớt nóng giận, sau này những việc khiến ta tức giận cũng sẽ ít đi. Đồng
thời, người khác cũng sẽ ít chọc giận bạn hơn. Trường khí đen bẩn trong thân thể bạn tự
nhiên sẽ giảm bớt đi, đau nhức trong thân thể cũng sẽ thuyên giảm đi rất nhiều. Vận mệnh
đời người cũng sẽ theo đó mà phát sinh thay đổi.
3. Người ta trong đời luôn phải học cách nhận thức bản thân
Đây là năng lực giác ngộ cá nhân vô cùng quan trọng. Ai có thể tìm ra được càng nhiều thiếu
sót của bản thân thì năng lực giác ngộ của người đó càng mạnh. Người nào cứ mãi tìm kiếm
khuyết điểm của người khác thì si mê của người đó càng sâu. Người tu Đạo không nhìn
vào chỗ thiếu sót của người khác, mà chỉ nhìn vào chỗ thiếu sót của bản thân.
Vào thời thượng cổ, người người đều tu Đạo, người người đều tu tâm, con người thời đó
hầu như đều có thể sống đến hơn trăm tuổi. Về điều này, trong “Hoàng Đế Nội Kinh” đều có
ghi chép rõ ràng. Hiện tại, một đời này của chúng ta, phần nhiều đều sống không được thoải
mái lắm.
Rất nhiều người hàng ngày đều đang bới tìm khuyết điểm của người khác, hễ gặp chuyện thì
cứ luôn oán trách người khác, trước nay không chịu nhìn lại bản thân mình. Ngày ngày
luôn nghĩ đến việc tranh đấu tính kế người khác, họ không biết rằng người thích tranh tới
tranh lui cuối cùng đều chỉ là công dã tràng.
Tâm tình của người ta có thể làm lợi muôn vật, thay đổi vạn vật. Tâm trạng của người ta có
thể nuôi dưỡng sinh mệnh của chính mình. Tâm trạng người ta rối bời rồi thì thân thể của
người đó sẽ mắc bệnh. Thân thể của chúng ta là đồng hồ đo của linh hồn. Tiếc thay chúng
ta trước nay lại không hề hay biết, cũng thật đáng buồn thay!
Trong bộ y kinh “Hoàng Đế Nội Kinh”, người xưa từ sớm đã vén mở những quy luật thân
tâm đơn giản như vậy: “Vui vẻ tổn thương tim“, “vui vẻ thì khí trì hoãn“, vui mừng quá độ
thường thì không còn chút sức lực. “Giận tổn thương gan“, “giận thì khí sôi trào lên“, vậy
nên người xưa có câu “giận dựng đứng cả tóc gáy“. “Buồn thì hại phổi“, “buồn thì tinh thần
sa sút“, khóc đến bi thương cực độ, con người ta sẽ bị sốc choáng. “Lo nghĩ nhiều tổn
thương lá lách“, “nghĩ nhiều thì khí ứ đọng“. Hay như: “Lo sợ thì hại thận“, “lo sợ thì khí
huyết tụt giảm“.
4. Biết rõ tính cách của bản thân chính là biết rõ bệnh tật của mình
Phàm là người dễ bị kích động, chẳng mấy ai có được trái tim khỏe mạnh. Mạch máu đầu
não thông thường cũng sẽ lưu thông không được tốt.
Phàm là người hay tức giận, rất dễ mắc các bệnh tuyến giáp trạng, gan cũng sẽ không được
tốt.
Phàm là những người thích phân cao thấp, không chịu nhận thua, phần nhiều xương cổ
không được tốt.
Phàm là những người nhát gan sợ sệt, thận tạng thông thường sẽ không được tốt.
Phàm là những người hay đa nghi, thường có vấn đề về tuyến tụy.
Phàm là những người không có chủ kiến, đầu óc thường hay mơ hồ.
Phàm là những người hay tức giận trong lúc làm việc, thường có vấn đề xung quanh bờ vai.
Phàm là những người mà con cái không nghe lời, thường thường có vấn đề nơi các khớp
chân.
Phàm là những người chăm chỉ nghiêm túc, phần đông trông khá là gầy gò.
Phàm là những người chấp nhận được thì cứ chấp nhận, thích tích cóp từng chút một, không
có tinh thần cầu tiến, rất dễ bị béo phì.
Phàm là người hay lo lắng, tim dễ đập mạnh, phần nhiều mắc các bệnh cao huyết áp.
Phàm là người sợ áp lực, phần nhiều dễ mắc chứng huyết áp thấp.
Phàm là những người đặc biệt thích sạch sẽ, da dẻ thường không được tốt, tỳ vị cũng
không được khỏe.
Phàm là người đau khổ quá độ, phần nhiều tuyến tụy không được tốt, lưng cũng không
được tốt, rất dễ có cảm giác nhức mỏi.
Phàm là người hay buồn bực, phần nhiều dễ bị ngứa ngáy trên người.
Phàm là những người cảm thấy đời người quá gian nan, thường thường khi đi đứng hành
động cảm thấy đặc biệt khó khăn.
“Tướng” do tâm sinh, “bệnh” do tâm khởi, vậy nên các loại bệnh tật, suy cho cùng đều là do
tâm thái bạn dẫn khởi cả! Muốn cải biến cơ thể, đổi thay vận mệnh, đừng chỉ tập trung vào
biểu hiện bề ngoài. Uống mười thang thuốc chẳng bằng cười một nụ cười sảng khoái. Thay
đổi thái độ, nghĩ tích cực hơn, sống an lạc, nhẹ thân tâm, đạo trường sinh chẳng phải đó sao?
Theo Soundofhope
Vũ Dương biên dịch/nguoiphuongnam
Vũ Dương biên dịch/nguoiphuongnam