Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây bổ dưỡng được ưa chuộng trong mùa hè. Nhưng không phải lúc nào ăn dưa hấu cũng tốt cho sức khỏe của bạn. 
Dưa hấu là loại quả bổ dưỡng được ưa chuộng trong mùa hè
Dưa hấu có đặc trưng mát và vị ngọt, rất bổ dưỡng, chứa vitamin A, B, C, chất xơ, chất béo, canxi, sắt, phốt pho và các thành phần khác. Nó chứa rất nhiều nước, cộng với các chất dinh dưỡng cho nên có thể dùng dưa hấu để nhanh chóng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể vào mùa hè, giải nhiệt và giải độc, loại bỏ chứng lo âu và làm dịu cơn khát.
Nếu bạn ăn nhiều và không đúng cách loại trái cây này không những không có lợi mà còn có hại cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên chú ý những điều kiêng và cấm kị khi ăn loại quả này.

1. Người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít dưa hấu. Dưa hấu chứa 5% các loại đường gluco, đường glucozo, đường sucroza và một số loại đường khác, do đó ăn dưa hấu làm tăng lượng đường máu. Người bình thường do kịp thời phân dịch tuyến insulin nên đường trong máu, đường trong ống tiết niệu duy trì ở trạng thái bình thường. Còn người mắc bệnh tiểu đường do tuyến insulin hoạt động kém nên ăn dưa hấu sẽ làm tăng đường trong máu, nếu tình hình bệnh nặng có thể gây ra rối loạn trao đổi chất. Vì thế người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng đường hấp thụ mỗi ngày. Nếu một ngày ăn quá nhiều dưa hấu thì giảm số lượng đường trong các thực phẩm khác để tránh tình trạng bệnh trở lên nghiêm trọng.

2. Người có chức năng thận kém

Thận hoạt động kém làm cho chức năng bài tiết nước trong cơ thể giảm, dễ gây phù chi dưới và toàn thân. Người mắc bệnh thận nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ gây ra tình trạng hấp thụ nước mà không kịp đào thải, do đó lượng nước tích trữ quá nhiều trong cơ thể, thể tích máu tăng cao, gây ra chứng phù nhanh và dễ suy tim cấp tính.

3. Người bị cảm

Đông y cho rằng kể cả cảm lạnh hay sốt hoặc có nhứng biểu hiện sơ sơ như vậy, đều phải dùng phương pháp giải bệnh hoặc phát tán ngay từ bên ngoài. Dưa hấu lại nóng trong nên ăn dưa hấu có thể làm tình trạng bệnh nặng hoặc kéo dài.

4. Người viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày được đông y cho là do âm suy, nóng trong gây lên. Do dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, người viêm loét dạ dày nếu ăn nhiều dưa hấu có thể làm cho toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài, tình trạng bệnh thêm kéo dài.

5. Sản phụ

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều dưa hấu
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều dưa hấu

6. Trước và ngay sau bữa ăn

Thành phần nước trong dưa hấu có thể làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, ăn trước và ngay sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ tiêu hóa thức ăn.
Đồng thời với lượng nước lớn vào cơ thể sẽ chiếm phần lớn dung tích chứa của dạ dày gây cảm giác no, giảm yếu tố kích thích ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe (đặc biệt là sức khỏe trẻ em, thai phụ).

7. Dưa hấu không nên ăn quá nhiều

Dưa hấu thuộc loại thực phẩm sống và nguội, ăn nhiều có thể làm tổn hại tỳ vị, gây ra kém ăn, tiêu hóa không tốt, dễ làm chướng bụng, đi tả.
94% thịt dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

8. Dưa hấu để lạnh

Những ngày hè nắng nóng ai cũng có sở thích ăn dưa hấu để lạnh, nhưng loại này lại gây kích thích mạnh với dạ dày, dễ tổn thương tỳ vị. Chỉ nên đặt dưa hấu ở ngăn dưới của tủ lạnh, nhiệt độ khoảng 8-10 độ, mỗi lần không nên ăn quá 500 g, ăn từ từ.
Những người đau răng, sâu răng hoặc chức năng dạ dày đường ruột kém tốt nhất là không nên ăn dưa hấu lạnh.

9. Ăn dưa hấu làm tăng cân hay giảm cân?

Ăn dưa hấu vào mùa hè chắc chắn là một điều tuyệt vời, nhưng dưa hấu thực sự có một lượng calo nhất định. Dưa hấu tương đối ngọt và chứa nhiều đường. Nếu bạn ăn quá nhiều, chắc chắn sẽ đồng nghĩa với việc ăn quá nhiều đường và calo khiến cơ thể tăng cân.
Một quả dưa hấu trung bình có hàm lượng đường khoảng 5%, lượng calo trên mỗi kg dưa hấu là khoảng 250 kilocalo, trong khi đó một bát cơm chỉ cung cấp 200 kilocalo. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn ăn một quả dưa hấu lớn 5kg, thì tương đương với việc đã ăn 5-6 bát cơm.
Với những người cho rằng dưa hấu có thể giúp giảm cân vì nó chứa nhiều nước, chất xơ, dễ tạo ra cảm giác no sau khi ăn, thì đây cũng là suy nghĩ sai lầm. Dưa hấu là loại trái cây tiêu hóa và hấp thụ nhanh chóng, khi ăn vào chúng ta có thể cảm thấy no trong một thời gian, nhưng nó sẽ bị đói trở lại rất nhanh.

10. Dưa hấu đã bổ ra không nên để quá lâu

Mùa hè nhiệt độ cao, thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Nếu dưa hấu đã bổ ra để quá lâu trong nhiệt độ phòng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây ô nhiễm, dẫn đến bệnh tiêu hóa.

11. Không ăn khi cơ thể mệt mỏi

Khi đang mệt mỏi, nhiều người có sở thích ăn hoa quả lạnh, đặc biệt là dưa hấu. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi hơn mà không hề biết nguyên nhân. Vì dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nếu lượng nước dư thừa không được bài tiết ra khỏi cơ thể, thì khối lượng máu sẽ tăng và tiếp tục gây nghiêm trọng cho tình trạng sưng tấy, dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi.

12. Không nên gọt bỏ lớp cùi màu trắng

Cùi dưa hấu (phần màu trắng) có chứa lượng đường, chất khoáng, vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi, giảm huyết áp, cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu. Do đó, dù khó ăn nhưng bạn cũng không nên gọt bỏ chúng.

13. Không nên bỏ hạt dưa hấu khi ăn

Nhiều người có thói quen bỏ hạt dưa hấu khi ăn mà không biết rằng đã bỏ lỡ rất nhiều axit cần thiết cho cơ thể như: ryptophan giúp dễ ngủ, glutamic tăng cường hoạt động trí não và lysine giúp cơ thể hấp thu canxi,hỗ trợ hình thành collagen tốt cho xương khớp. 
khoahoc.tv