Các
triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD) bao gồm ợ hơi, ợ
nóng, ợ chua, khàn giọng, thức ăn bị kẹt, nóng rát, buồn nôn, ho, khò
khè, dấu hiệu hen suyễn và men răng bị xói mòn.
Chứng
trào ngược dạ dày thực quản cũng làm tăng tỷ lệ mắc ung thư thực quản
của bạn. Những người thừa cân hoặc lớn tuổi có xu hướng bị ảnh hưởng
nhiều hơn do mỡ bụng can thiệp vào các chức năng thực quản.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà giúp bạn đối phó với cơn trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên.
1. Giảm cân
Một nghiên cứu
được công bố trên Tạp chí Béo phì (Obesity) cho thấy khi những người
tham gia giảm 10% lượng mỡ trong cơ thể thì các triệu chứng trào ngược
axit cũng được cải thiện. Béo phì là yếu tố hàng đầu gây ra chứng ợ nóng
và phát triển trào ngược dạ dày nghiêm trọng. Giữ cân nặng phù hợp,
khỏe mạnh giúp bạn tránh được các triệu chứng này trong tương lai. Hãy
giảm cân bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và
tránh các bữa ăn nặng vào ban đêm thay vì ép cân bằng uống thuốc.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Thói
quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính
axit (cam, chanh…) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán gây áp lực cho
trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất
thường, gây chứng trào ngược.
Bạn
nên bổ sung các loại thực phẩm sau để hạn chế chứng trào ngược: dưa
chuột, súp lơ, bắp cải, rau bí, đậu đen, đậu xanh, đậu tương, thịt nạc,
hạt lanh, quả óc chó, bột yến mạch, lòng trắng trứng.
3. Uống nước ép lô hội
Uống 2 ounce (56,7 g) nước ép lô hội chưa qua chế biến hàng ngày sẽ giúp ích cho bạn. Một nghiên cứu
được công bố trên Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc (Journal of
Traditional Chinese Medicine) cho thấy, lô hội là phương pháp điều trị
an toàn và hiệu quả làm giảm các triệu chứng của GERD, bao gồm chứng ợ
nóng, trào ngược thức ăn, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn và nôn.
4. Giữ nước
Bạn
nên uống đủ nước hàng ngày, nhất là sau khi tập thể dục xong. Nước là
một trong những thành phần quan trọng nhất trong cơ thể người, chiếm từ
55% đến 75% trong cơ thể người, tùy thuộc vào kích cỡ cơ thể. Lượng nước
bạn tiêu thụ hằng ngày đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì
sức khỏe con người. Theo WebMD, cơ thể không được cấp đủ nước có thể là
tác nhân gây ra chứng ợ nóng.
5. Tự làm thuốc kháng axit
Theo khuyến nghị của WebMD, bạn có thể tự chế thuốc kháng axit bằng nửa muỗng cà phê baking soda khuấy trong một nửa cốc nước.
6. Uống giấm táo
Uống 1 đến 2 muỗng cà phê giấm táo mỗi ngày (cùng với mật ong cho vào trà) sẽ giúp bạn bớt bị trào ngược.
“Nhiều
người lầm tưởng tất cả axit trào ngược và chứng khó tiêu là do cơ thể
sản xuất quá mức axit. Nghiên cứu mới nhất cho thấy điều ngược lại. Cơ
thể có quá ít axit nên mới không tiêu hóa được hết thức ăn” – Christina K. Major, chuyên gia dinh dưỡng toàn diện và bác sĩ tự nhiên ở Trevorton, Pennsylvania.
Tuy
nhiên, giấm táo không phù hợp với tất cả mọi người. Nó cũng chỉ thích
hợp để hạn chế khi triệu chứng trào ngược ở mức độ nhẹ. Bạn nên thử một
liều nhỏ trước hoặc sau bữa ăn để xem cơ thể phản ứng như thế nào.
7. Ăn táo
Medical News Today đã tham khảo một nghiên cứu
nhỏ được công bố trên Gastroenterology Research and Practice cho thấy
táo là loại thực phẩm giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược. Khoai
tây, trái cây và trứng cũng cho tác động tương tự.
8. Uống trà
Trà
hoa cúc, trà bạc hà hoặc trà cây hồ đào có thể giúp bạn giảm các triệu
chứng trào ngược axit. Theo bệnh viện Florida, có hơn 40% người Mỹ ợ
chua ít nhất 1 lần/1 tháng. Tác dụng chống viêm của trà có thể giúp ngăn
các vấn đề khó chịu trên.
9. Nhai kẹo cao su
Nước
bọt được tiết ra trong quá trình nhai kẹo cao su sẽ giúp tích tụ axit
trong dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên hiệu quả và dễ
dàng hơn. Theo WebMD, nhai kẹo cao su sau bữa ăn sẽ giúp tăng sản xuất
nước bọt, làm giảm nồng độ axit trong thực quản và có thể hỗ trợ ngăn
ngừa GERD. Kẹo cao su ngăn chặn cảm giác buồn nôn, chóng mặt và giúp quá
trình xử lý các ‘chất thải’ qua đường tiêu hóa nhanh hơn.
Minh Minh/trithuc.net