Nếu nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng một thời gian dài, bạn có thể đang bị u xơ tuyến tiền liệt, sỏi thận.
Các
bác sĩ thường gọi màu sắc chuẩn của nước tiểu là urochrome. Những người
khỏe mạnh thường có nước tiểu với màu từ vàng nhạt tới hổ phách. Khi
bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ hơi vàng, gần như trong.
Nếu
bạn khát, nước tiểu sẽ có màu hổ phách đậm, thậm chí nâu nhạt. Các
thành phần khác nhau trong đồ ăn, thuốc của bạn đi qua đường tiêu hóa sẽ
làm thay đổi màu nước tiểu.
Nếu bạn uống đủ nước, sức khỏe tốt, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt. Ảnh: Medical News Today
Đôi khi màu nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe mà bạn cần lưu ý.
Trong
Nước
tiểu trong cho thấy bạn đang uống nhiều hơn mức cần thiết. Uống quá
nhiều có thể làm giảm lượng chất điện giải trong cơ thể bạn. Nếu hiện
tượng này chỉ đôi khi xảy ra, bạn không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu
tình trạng kéo dài, bạn cần uống ít lại.
Hơi vàng tới hổ phách
Đây
là màu sắc nước tiểu tiêu chuẩn của một người khỏe mạnh. Màu vàng này
trở nên nhạt hơn khi bạn uống nước. Sắc tố trên được sản sinh khi cơ thể
của bạn phân tách huyết sắc tố hemoglobin - một protein vận chuyển oxy
và tạo sắc đỏ cho hồng cầu.
Nếu trong máu của bạn có quá nhiều vitamin B, nước tiểu sẽ có màu vàng neon.
Đỏ hoặc hồng
Nước
tiểu sẽ có màu sắc như trên khi bạn vừa ăn các loại hoa quả có màu hồng
đậm hoặc tím. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo u xơ tuyến tiền
liệt, sỏi thận, có khối u ở thận.
Da cam
Đây
là hiện tượng phổ biến của người uống chưa đủ nước. Nhưng nếu nước tiểu
màu cam và phân màu nhạt, có thể bạn gặp vấn đề ở gan, mật. Chứng vàng
da cũng có thể gây ra hiện tượng biến đổi này.
Xanh
Những
màu sắc lạ này có thể do tác động của thực phẩm hoặc các xét nghiệm y
học sử dụng chất có màu tác động lên thận hoặc bàng quang của bạn. Sự
xuất hiện của trực khuẩn mủ xanh cũng có thể là yếu tố khiến nước tiểu
có màu xanh.
Nâu đậm
Trong
phần lớn trường hợp, nước tiểu có màu nâu đậm do bạn không uống đủ
nước. Đây cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Căn
bệnh rối loạn chuyển hóa porphyria có thể tạo ra một số biến đổi trong
máu và gây ra nước tiểu màu nâu. Người bị bệnh gan cũng có thể bị hiện
tượng này.
Đục
Đây
là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiểu. Những người bị bệnh mạn tính và
thận thường có triệu chứng trên. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nước
tiểu đục trong thời gian ngắn chỉ là hiện tượng xuất hiện ở người lười
uống nước.
Nếu
nước tiểu vẩn đục và có bong bóng, nổi bọt bạn hãy cẩn trọng bởi đó
là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm như viêm đường ruột hoặc viêm
túi thừa đại tràng.
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Trong
phần lớn trường hợp, màu sắc bất thường của nước tiểu chỉ do bạn không
uống đủ nước, đồ ăn hoặc tác dụng phụ của thuốc. Nó sẽ lấy lại màu sắc
bình thường sau 2-3 ngày bạn phát hiện ra tình trạng đó.
Tuy
nhiên, bạn cần cẩn trọng trong một số trường hợp. Nếu nước tiểu bị đục,
màu xanh và không trở lại màu vàng nhạt sau 2-3 ngày, hãy sắp xếp thời
gian tới viện.
Ngoài
ra, nếu trong nước tiểu có máu, hoặc hồng nhạt, đỏ đậm, bạn hãy đi gặp
bác sĩ ngay lập tức. Đó là cảnh báo của tình trạng sức khỏe có vấn đề,
cần chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Nước tiểu màu cam cũng có thể là dấu hiệu của người bất ổn ở thận hoặc bàng quang.
An Yên (Theo Healthline)/vietnam.net