“Nuôi con dưỡng già” là quy luật bất thành văn từ ngàn đời này. Tuy nhiên, ngày nay khi
đọc tin tức, có rất nhiều bài viết về “người già vô gia cư, con tranh chấp tài sản của bố mẹ”
bạn có nghĩ rằng quan niệm “nuôi con dưỡng già” vẫn còn đúng?
Có một
người mẹ đơn thân nuôi con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy
học,
với thu nhập khá khiêm tốn đã nuôi dưỡng con trai khôn lớn thành
tài.
Lúc còn
nhỏ, con trai rất ngoan ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến tuổi
trưởng
thành, và cậu con trai được đi Mỹ du học. Sau khi con trai tốt
nghiệp đại học đã ở lại Mỹ
làm việc, kiếm được khá nhiều tiền rồi mua
nhà, và lấy vợ, sinh con, xây dựng một gia
đình hạnh phúc đầm ấm.
Người mẹ già này, dự định sau khi nghỉ hưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùng con trai và con
dâu, hưởng phúc gia đình vui vẻ sum vầy. Chỉ ba tháng trước khi cô sắp nghỉ hưu, cô
đã nhanh chóng viết một lá thư cho con trai, nói với con về nguyện vọng này.
Trong
tâm cô rất đỗi vui mừng khi nghĩ đến chặng đường “nuôi con dưỡng già”
của mình
sắp đến hồi kết tốt đẹp, cùng những ánh mắt hâm mộ của bà con,
bạn bè xung quanh.
Vì thế mà một mặt cô đợi hồi âm của con, một mặt cô
thu xếp bán nhà và nộp đơn nghỉ hưu.
Vào đêm
trước ngày nghỉ hưu, cô nhận được thư hồi âm của con trai gửi từ Mỹ về,
mở
thư ra xem, trong thư có kèm một tấm ngân phiếu 30 ngàn đô la Mỹ.
Cô cảm thấy rất lạ, bởi vì từ trước đến giờ con trai không bao giờ gửi tiền về, cô vội vàng
mở thư, bức thư viết rằng: “Mẹ
à, sau khi vợ chồng con cùng nhau bàn bạc, quyết định
là không thể đón
mẹ đến Mỹ sống chung được. Cứ cho rằng mẹ có công nuôi
dưỡng con trước
đây, toàn bộ chi phí đó, thì tính theo giá cả thị trường bây giờ
khoảng
20 ngàn đô Mỹ. Nhưng con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi phiếu 30 ngàn
đô này. Hy vọng từ nay về sau mẹ đừng viết thư cho con nữa, cũng đừng kể
lể về
những việc như thế này nữa.”
Sau khi
người mẹ đọc xong lá thư này thì nước mắt đầm đìa. Cô lặng im một hồi
lâu,
thật khó mà chấp nhận được sự thật này. Nhưng với tấm lòng người mẹ
bao la như
biển cả, cô không trách con trai, chỉ cảm thấy tủi phận cho
một đời góa bụa. Khi trẻ đơn độc
nuôi con, bây giờ cần nơi nương tựa vẫn
lẻ bóng, lòng cô đau như cắt!.
Sau đó,
cô tìm đến cửa Phật, và bắt đầu học Phật Pháp. Học được một thời gian,
cô cảm
thấy tâm thái nhẹ nhõm, suy nghĩ cũng thông mọi chuyện. Cô dùng
30 ngàn đô đó để đi du
lịch khắp thế giới, lần đầu tiên trong đời, cô
được mở mang tầm mắt thấy được quang cảnh
thế giới này thật đẹp biết
bao.
Như cởi được tất cả mọi sân si, hờn giận, cô thanh thản viết cho con trai mình một bức thư.
“Con
trai à, con muốn mẹ đừng viết thư cho con nữa, thế thì, cứ xem như lá
thư
này là bổ sung cho bức thư con đã gửi mẹ trước đây. Mẹ nhận tấm séc
rồi, cũng đã
dùng nó để thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế
giới.
Trong
chuyến đi này, mẹ đột nhiên cảm thấy rằng nên cảm ơn con, cảm ơn con đã
giúp mẹ hiểu thấu được mọi chuyện, có thể buông bỏ nhân tâm, khiến
mẹ nhận ra
tình thân quyến, tình bạn và tình yêu của con người trên thế
gian này đều không
phải là vĩnh cửu, chỉ như như bèo dạt mây mà trôi,
tất cả đều đang thay đổi từng ngày.
Nếu ngày hôm nay mẹ không thông suốt, vẫn còn ôm giữ bao nhiêu sân si, hờn
giận, đau khổ thì
có thể một vài năm nữa, mẹ có lẽ sẽ không sống nổi. Sự tuyệt tình
của
con khiến mẹ ngộ được chữ “duyên” nơi trần gian này, chẳng phải duyên
hợp
lại tan đó sao! Tất cả đều là vô thường! Mẹ cũng học được cách giữ
tâm mình thanh
tĩnh và ung dung tự tại. Mẹ đã không còn con cái nữa, tâm
đã vô lo, nên mới có thể đi
đến bất cứ nơi đâu mà tâm không mảy may
vướng bận.”
“Thật
đáng thương cho cái tâm của các bậc làm cha mẹ trên thế giới này”, vì họ
luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng kết quả cuối
cùng lại
chưa hẳn là tốt nhất.
Có một câu nói rằng:
“Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhà của con cái không
bao giờ là
nhà của cha mẹ. Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng dựa
vào con là sai lầm.”
Mặc dù
không phải tất cả con cái đều vô lương tâm như người con trai trong câu
chuyện
này. Nhưng những bậc làm cha mẹ nhất định không nên nghĩ rằng sẽ
dựa vào con cái
của mình. Chân thành mà nói, bạn hãy chỉ dựa vào chính
bản thân mình. Con cháu nếu có
hiếu thảo với bạn, thì đó cũng là phúc
đức của bạn. Còn nếu chúng không hiếu thảo, thì
bạn cũng không thể cưỡng
cầu mà có được. Cách tốt nhất là hãy sớm lên kế hoạch
“dưỡng già” ngay
từ bây giờ, sẽ không bao giờ là quá muộn cả!.
Khai Tâm--dkn.tv/ nguoiphuongnam