Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Lợi ích sức khỏe của ngô (bắp)

Bên cạnh hương vị thơm ngon và được ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, ngô ( bắp) có rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Bạn đừng bỏ lỡ thông tin dưới đây. 




Ngô không chỉ chứa tinh bột mà chúng còn giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin và các vi chất dinh dưỡng khác.
Ngô vàng là loại ngô được sử dụng phổ biến nhất và ngô trắng có cùng giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên ngô vàng có hàm lượng chất xơ cao hơn.
Trong số các loại ngũ cốc, ngô chứa những hợp chất phenolic cao nhất. Điều này có nghĩa là nó có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư tuyệt vời. Trong ngô còn có anthocyanin, coumarin, axit trihydroxybenzoic, axit vanillic, axit caffeic, axit ferulic, axit chlorogen, axit axetic hydroxyphenyl.
Ngoài ra, các flavonoid như quercetin, rustin, hirsutrin, morin, kaempferol, naringenin, youperitin, zeaxanthin, lutein và các dẫn xuất của chúng cũng thường được thấy trong loại ngũ cốc này.
Ngô có rất nhiều màu nhưng trong số đó ngô tím được cho là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe vì đây là một kho chứa anthocyanin.
Tổng hàm lượng flavonoid trong ngô tím dao động từ 307,42 đến 337,51 mg/kg , trong khi ngô vàng có chứa từ 248,64 đến 281,20 mg / kg.

Lợi ích của việc ăn ngô
1. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu tăng cao thì dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp và các gốc tự do làm cho tình trạng thiếu oxy trở nên trầm trọng hơn.
Các anthocyanin và flavonoid có trong ngô là những chất chống lại gốc tự do mạnh. Chúng loại bỏ các gốc tự do, cải thiện lưu lượng máu, bảo vệ tế bào tuyến tụy, tăng tiết insulin và ngăn ngừa suy thận.
2. Giảm cân
5 tác dụng tuyệt vời nếu ăn ngô thường xuyên có thể bạn không biết  - Ảnh 2.
Râu ngô vốn là nhụy của ngô, chúng là các sợi màu xanh hoặc vàng, có chứa nhiều flavonoid, tannin, saponin, alkaloids, sitosterol, cùng với canxi, kali và magiê.
Các chất phytochemical trong râu ngô điều chỉnh các gen kiểm soát sự tích tụ chất béo, biệt hóa tế bào mỡ trong khi làm tăng tốc độ lipolysis và chuyển hóa axit béo. Điều này có khả năng giúp bạn giảm cân.
Tuy nhiên, đối với hạt ngô thì đã có nhiều bằng chứng cho thấy gây nên tình trạng tăng cân và béo phì do hàm lượng tinh bột dồi dào.
3. Giảm viêm
Viêm là cách cơ thể bạn đối phó với các mối đe dọa như mầm bệnh, gốc tự do, kim loại nặng, chất trung gian độc hại, quá liều, thiếu hụt, kích thích bên ngoài và bất kỳ căng thẳng sinh lý bất lợi nào khác.
Các protein và chất phytochemical có trong ngô có tác dụng bảo vệ cho cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây viêm. Các flavonoid như quercetin, naringenin và lutein cùng với anthocyanin cũng ức chế sự kích hoạt của một số gen gây viêm và cơ chế tế bào.
Theo lý thuyết này, chế độ ăn giàu ngô có thể làm giảm táo bón, hen suyễn, viêm khớp, bệnh ruột kích thích và viêm da.
4. Tăng hàm lượng chất sắt5 tác dụng tuyệt vời nếu ăn ngô thường xuyên có thể bạn không biết  - Ảnh 3.
Thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể bạn là sự sụt giảm nồng độ hemoglobin . Trẻ thiếu máu có sự phát triển chậm chạp, chậm phát triển nhận thức và hệ thống miễn dịch yếu.
Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và dinh dưỡng. Trong ngô chứa một hàm lượng sắt rất dồi dào, thêm ngô vào chế độ ăn với một hàm lượng thích hợp có thể giải quyết các vấn đề về thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Chất sắt cũng rất cần thiết cho sức khỏe của mắt, tóc và da.
5. Cải thiện thị lực
Lutein và zeaxanthin là hai carotene đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực. Sự thiếu hụt các carotenoit này gây ra đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các rối loạn nhãn khoa do tuổi tác.
Ngô chứa 21,9 μgg lutein và 10,3g zeaxanthin, cùng với ß-cryptoxanthin và ß-carotene.
Hàm lượng carotene được phát hiện chứa nhiều nhất trong ngô vàng và thấp nhất trong ngô trắng và xanh.
Tác dụng phụ

Ngô chứa hàm lượng tinh bột cao, chính vì vậy chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như co thắt dạ dày, táo bón, đầy hơi, tắt nghẽn ruột, bệnh trĩ hoặc tăng cân đột ngột.
Mặc dù ngô rất tốt nhưng không phải vì vậy mà bạn dung nạp một hàm lượng quá cao loại thực phẩm này. Hãy thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày với một hàm lượng thích hợp. Lưu ý rằng, mỗi người có khả năng tiêu hóa ngô khác nhau.
*Theo stylecraze/ soha.vn