Champa và Đại Việt là 2 nước láng giềng. Đại Việt thì lúc
nào cũng lăm le chiếm lấy Champa bằng nhiều cách, kể cả gả công chúa cho vua
Champa đổi đất. Ranh giới giữa Champa và Đại Việt bị dịch chuyển dần về phía
nam và Champa mất nước. Từng triều đại là mỗi cách lấn chiếm, có thể kể ra
các cột mốc đau:
Trước năm 1069 ranh giới là dãy Hoành Sơn, là ranh giới
Quảng Bình – Hà Tĩnh ngày nay. Năm 1069 vua Lý Thánh Tông của Đại Việt đánh
bại vua Chăm – Chế Củ. Thế là Đại Việt mở rộng lãnh thổ đến Quảng Trị. Đường
ranh giới được dời về sông Thạch Hãn.
Năm 1306 vua Trần gả Huyền Trân Công chúa cho vua Chăm Chế
Mân, đổi lại vua Chăm giao cho Đại Việt vùng đất từ phía nam sông Thạch Hãn
đến đèo Hải Vân. Thế là biên giới được dời về đây.
Năm 1402 Hồ Quý Ly tấn công Champa và lấy thêm từ đèo Hải
Vân đến đèo Bình Đê, ranh giới giữa Bình Định và Quảng Ngãi ngày nay. Lúc
này giờ biên giới đã tiến rất gần đến kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Champa,
thuộc Bình Định ngày nay.
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đánh chiếm thủ đô Đồ Bàn và mở
rộng lãnh thổ đến đèo Cù Mông ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày nay…
Thế là đường biên giới lại dời.
Năm 1597 chúa Nguyễn Hoàng cho đánh chiếm phía nam đèo Cù
Mông, và đến 1611 chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ đến đèo Cả, ranh giới giữa
Phú Yên và Khánh Hòa ngày Nay.
Năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Chu đánh vào Champa và mở rộng
bờ cõi đại Việt đến hết Khánh Hòa. Và năm 1692 chúa Nguyễn cho Nguyễn Hữu
Cảnh lấy đến Bình Thuận. Và kết thúc vương quốc Champa.
Qua lịch sử vương quốc Champa ta thấy gì? Đấy là sự hòa
thuận giữa 2 quốc gia láng giềng chỉ là tạm thời. Phía mạnh luôn truyền đời
ấp ủ tham vọng xâm lấn bờ cõi phía yếu hơn. Từ có có những cuộc sáp nhập nhỏ
làm một phía mở rộng dần và một phía teo dần. Rồi cũng có những cuộc thôn
tính lớn dẫn đến khai tử một quốc gia. Đừng để mất nước, nếu mất nước thì
mình sẽ như con cá trên thớt, số phận mình do bên thắng cuộc quyết. Với lịch
sử đánh nhau hàng ngàn năm, nếu không diệt phía chiến bại thì ngay trong
lòng quốc gia chiến thắng sẽ muôn đời bất ổn. Vì thế khi thua trận, không
đơn giản là mất chủ quyền, còn những mưu toan của quân chiến thắng mới đáng
nói.
Trên thế giới, những quốc gia có lịch sử đánh nhau lâu đời
thì chuyện thanh trừng sắc tộc khi thôn tính xong kẻ thù là điều khó tránh
khỏi. Trung Hoa – Việt Nam hay Việt Nam – Champa cũng vậy thôi. Cũng là láng
giềng đánh nhau hết thế hệ này đến thế hệ khác. Kết quả Champa đã bị khai tử
bởi Đại Việt và dân tộc Chăm bị diệt gần hết.
Ngày nay dân số của người Chăm tại Ninh Thuận – Bình Thuận
còn chỉ vỏn vẹn 98.000 người. Còn lại họ tản mác khắp thế giới khoảng
300.000 người nữa. Như vậy câu hỏi đặt ra là, đằng sau những lần thất thủ
phải mất lãnh thổ thì kèm theo đó là gì? Tại sao dân tộc Chăm từng là một
quốc gia trải rộng hết dải đất miền Trung, có lần họ đem quân đánh ra Thăng
Long, nhưng sao nay họ biến đâu mất hết vậy? Điều đó chứng tỏ sau những trận
chiến lấy bờ cõi, phải có những cuộc thanh trừng sắc tộc dai dẳng và kéo dài
mới diệt gần hết một nòi giống một dân tộc như thế. Những cuộc thanh trừng
này lịch sử đã không ghi lại nhưng chắc chắn nó có xảy ra. Đấy là cái khủng
khiếp của kẻ thua cuộc phải gánh lấy.
Nhìn lại lịch sử các nước láng giềng Trung Hoa, thì cũng
đã có quốc gia bị Trung Hoa khai tử, và dân tộc của họ đã phải tản mác khắp
nơi mà giờ cũng chỉ làm thân phận dân tộc thiểu số. Vương quốc Đại Lý nằm
phía Tây Bắc Đại Việt đã bị nhà Nguyên tiêu diệt và họ mất nước từ đó. Bây
giờ tộc người Thái phía bắc Việt Nam chính là con cháu dân Đại Lý khi xưa.
Họ phải tản mác khắp Đông Năm Á sống như một tộc thiểu số và quên hẳn cội
nguồn của họ. Từ một quốc gia rộng lớn gồm tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, một
phần lãnh thổ tây bắc Việt Nam, một phần bắc Myanmar, phần bắc Lào nhưng nay
là đất của người Hán. Người Thái và người Chăm số phận chẳng khác nhau
mấy.
Nay trong suy nghĩ không ít người, đã cho rằng Việt Nam là
1 tỉnh của Trung Hoa sẽ có lợi vì dân Việt Nam sẽ được hưởng những quyền lợi
như người Hán. Không đâu, đừng có tin ngây thơ như vậy. Việc các bang trong
Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đứng chung trong một nhà nước liên bang hoàn toàn khác
với trường hợp Việt Nam bị thôn tính bởi Trung Hoa, vì sao?
Để giải thích, tôi xin đi vào bản chất của nhà nước liên
bang trong một thể chế tự do dân chủ. Trong nhà nước liên bang thì vai trò
các bang là đồng làm chủ nhà nước liên bang. Nhà nước liên bang tựa công ty
cổ phần, chính quyền bang tựa các cổ đông. Trong cơ cấu tổ chức này, nó luôn
đảm bảo sự công bằng giữa các bang. Bất cứ người dân của bang nào cũng đều
có quyền ứng cử tổng thống. Và bang nào cũng có 2 thượng nghị sĩ đại diện
cho chính quyền bang, bang nào cũng có nhiều dân biểu đại diện cho nhân dân
bang đó trong quốc hội liên bang. Chính vì ai là bang thành viên Hợp Chúng
Quốc thì được làm chủ một phần chính quyền liên bang nên Porto Rico mới muốn
trở thành bang thứ 51 của Hoa Kỳ. Làm một bang của Hoa Kỳ nghĩa là có tiếng
nói trong chính quyền liên bang, là một trong các ông chủ của chính quyền
liên bang thì ai mà không thích? Như vậy làm một tiểu bang của Mỹ không hề
vong quốc, và cũng không hề bị tiêu diệt nòi giống, mà là được đứng chung
cùng bang khác để hưởng sự thịnh vượng chung của một Hoa Kỳ giàu
mạnh.
Nhà nước độc tài phương đông không bao giờ chịu đứng chung
một cách dân chủ với nước khác. Mà đặc biệt, nước lớn bao giờ cũng mặc định
mình mới là chủ của nó. Khi chưa chiếm Đại Việt, các hoàng đế Trung Hoa còn
mặc định Đại Việt phải sang triều cống. Tức là trong mắt của các hoàng đế
Trung Hoa, Đại Việt là thứ mọi rợ cho nên họ gọi ta là tộc man di. Nếu Trung
Hoa chiếm Việt Nam thì số phận dân Việt sẽ bị diệt vong như dân tộc Chăm đã
từng chịu dưới bàn tay Đại Việt. Cũng tựa như 800 năm trước,Trung Hoa đã
thâu tóm Đại Lý. Giờ đây đất nước Đại Lý cũ (tức tỉnh Vân Nam ngày nay) cũng
sẽ là nơi người Hán ở, còn người chủ thực sự của Đại Lý hoặc bị tiêu diệt
hoặc phải tản mác khắp nơi tránh sự thanh trừng sắc tộc. Đó là bài học lịch
sử, thực ra chúng ta mất nước thì nòi giống cũng sẽ bị diệt vong bởi bàn tay
Tàu. Ngày nay vị trí chủ tịch Trung Quốc ngang bằng với hoàng đế Trung Hoa
trước đây. Vì vậy nếu Việt Nam bị Tàu thôn tính, Việt Nam sẽ bị diệt vong.
Nếu con người nhận thức sai lầm về mối nguy thì sẽ mất mạng, nếu dân tộc
nhận thức không đúng mối nguy thì dân tộc đó sẽ bị diệt vong.
Ngày xưa Champa nhượng đất cho Đại Việt nhiều lần và cuối
cùng bị diệt vong. Ngày nay CS cũng đang nhượng đất cho Trung Cộng và co cụm
dần. Thấy 2 hình ảnh hao hao. Dân Việt không thể lùi mãi trước Tàu vì như vậy thì đất nước sẽ cứ trượt thẳng về con đường vong quốc và khi
vong quốc thì dân tộc sẽ trượt tiếp về điểm diệt vong. Chống Tàu là phản xạ
đã giúp dân tộc này vẫn còn tồn tại trước răng nanh Trung Hoa, nếu buông
xuôi để thân Tàu thì kể như số phận của dân tộc dân tộc có nguy cơ bị diệt
vong.
Giáo sư Đỗ
Ngà (bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)