Bạn có thể ăn tỏi mỗi ngày và ăn đúng cách hơn nếu biết những tác dụng tuyệt vời của tỏi được liệt kê dưới đây. Tỏi không chỉ là gia vị, mà thực sự là một vị thuốc quý giá.
Tỏi không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, mà tỏi còn là một vị thuốc quý, một loại thuốc kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Mặc dù một số nhóm người được khuyến cáo là không nên ăn nhiều tỏi như người bị âm hư hỏa vượng (nóng trong), người có các vết lở loét ở vùng mắt, miệng, lưỡi, người bị đau viêm dạ dày, loét tá tràng, người bị bệnh gan, bệnh về mắt, người đang dùng thuốc…
Đa số trong chúng ta đều có thể ăn tỏi bình thường, thậm chí một số người khác lại khuyến khích nên thường xuyên ăn như người mắc lao, ung thư, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch.
Những điều có thể bạn chưa biết
Tỏi là giống cây đã được con người phát hiện từ lâu, được dùng rộng rãi trong đời sống. Thông thường cây sẽ được thu hoạch vào tháng sáu, phơi khô và dùng dần quanh năm. Vỏ lụa của tỏi thường có màu trắng, tím hoặc nơi vàng.
Tỏi có vị cay, mùi hăng, có thể nấu cùng thức ăn hoặc ăn sống như gia vị, cũng có thể được sử dụng làm thuốc. Trong các ghi chép cổ xưa để lại, tỏi được trồng vào thời Tây Hán (TQ), nó đã được đưa vào Trung Quốc từ các vùng ở phương Tây, sau đó được người dân trồng trọt phổ biến.
Tỏi có tính ấm và hương thơm, khi ăn vào cơ thể sẽ đi vào lá lách, dạ dày, phổi. Tỏi giúp làm ấm và loại bỏ ẩm dư thừa, giải độc, diệt trùng, loại bỏ vi khuẩn.
Những người bị đau bụng do lạnh, kiết lỵ, tiêu chảy, đờm phổi, ho gà, cảm lạnh, sưng độc, rò ruột, trĩ, rắn cắn, bệnh giun móc, bệnh ngứa âm đạo, sốt rét, phù thũng đều có thể ăn tỏi để giảm nhẹ tình trạng bệnh.
Những tác dụng đặc biệt của tỏi bạn nên tận dụng để chăm sóc sức khỏe
1. Khử trùng mạnh
Các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, đồng thời có tác dụng ức chế và tiêu diệt các loại cầu trùng, trực khuẩn, nấm và vi rút. Tỏi được xem là thực vật chứa những chất kháng khuẩn mạnh nhất có trong thế giới thực vật tự nhiên.
2. Phòng ngừa và điều trị ung thư và các khối u
Các yếu tố có nhiều trong tỏi như strontium và selenium có thể ức chế sự phát triển của tế bào khối u và tế bào ung thư.
Thí nghiệm cho thấy dân số có tỷ lệ mắc ung thư thấp nhất là người có lượng selen cao nhất trong máu. Tổ chức Ung thư Quốc gia Mỹ cho rằng trong số các loài thực vật có tiềm năng chống ung thư tốt nhất thế giới, tỏi là loại đứng hàng đầu.
3. Giải độc và làm sạch đường ruột
Tỏi có thể ức chế và tiêu diệt virus vi khuẩn như Helicobacter pylori một cách hiệu quả, tác nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời loại bỏ các chất độc hại từ dạ dày, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, thúc đẩy sự thèm ăn và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
4. Hạ đường huyết
Chúng ta đều biết rằng, tỏi có thể thúc đẩy bài tiết insulin, tăng sự hấp thụ glucose của các tế bào mô, tăng khả năng dung nạp glucose của cơ thể người, giảm nhanh lượng đường trong máu trong cơ thể và tiêu diệt các vi khuẩn khác nhau do nhiễm trùng, từ đó ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
5. Phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não
Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao tác dụng của tỏi trong điều trị và ngăn ngừa bệnh tật.
Tỏi có thể ngăn ngừa sự lắng đọng chất béo trong tim và não, gây ra sự trao đổi chất béo bên trong mô, làm tăng đáng kể hoạt động tiêu sợi huyết, giảm cholesterol, ức chế kết tập tiểu cầu, giảm nồng độ trong huyết tương, tăng giãn mạch máu, thúc đẩy sự giãn mạch, điều hòa huyết áp.
Không những vậy, tỏi còn có khả năng làm tăng tính thấm của mạch máu, do đó ức chế sự hình thành cục máu đông và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Ăn đều đặn từ 2 đến 3 tép tỏi mỗi ngày là cách tốt nhất và dễ nhất để giảm huyết áp. Tỏi giúp duy trì lượng enzyme thích hợp trong cơ thể và tránh huyết áp cao.
6. Bảo vệ chức năng gan
Các nguyên tố vi lượng (bao gồm thành phần selen nổi trội) trong tỏi có thể bảo vệ gan bằng cách tham gia vào quá trình chuyển hóa hiếu khí của máu, loại bỏ độc tố và giảm gánh nặng giải độc cho gan.
7. Tăng cường chức năng thận, giúp tinh lực dồi dào
Tỏi có thể bổ sung hiệu quả các chất cần thiết cho thận, cải thiện các triệu chứng suy yếu do thiếu khí thận và thúc đẩy sản xuất tinh trùng, do đó, nếu ăn tỏi thường xuyên có thể giúp cho số lượng tinh trùng được tăng lên rất nhiều.
8. Phòng chống cảm lạnh
Tỏi có chứa một loại chất quan trọng thuộc nhóm axit sulfuric gọi là propylene sulfide. Chất này có tác dụng tiêu diệt rất hiệu quả những nhóm mầm bệnh và ký sinh trùng tồn tại và sinh trưởng trong cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn có thể ngăn ngừa cảm lạnh và giảm các triệu chứng cảm lạnh, ho, đau họng và nghẹt mũi.
Giá trị dinh dưỡng của tỏi
Tỏi chứa khoảng 0,2% tinh dầu dễ bay hơi. Thành phần chính của loại tinh dầu này là allicin, có tác dụng diệt khuẩn. Allicin có trong tỏi bị thủy phân do tác dụng của enzyme tỏi hoạt động. Nó cũng chứa một loạt các hợp chất bao gồm các nhóm allyl, propyl và methyl.
Cách ăn tỏi hiệu quả
Trước hết, cách đầu tiên và quan trọng là tỏi nên được ăn sống. Bởi vì tỏi mất tác dụng kỳ diệu khi bị làm nóng với nhiệt độ cao. Sau khi tỏi được nghiền nát, tốt nhất là để nó trong 10 đến 15 phút ở không khí bình thường để tỏi phát huy tác dụng tối ưu nhất.
Khi tỏi được giải phóng trong không khí tự nhiên hoàn toàn, nó sẽ hoạt động tốt nhất. Điểm cần lưu ý là tỏi không nên ăn khi bụng đói vì nó rất khó chịu và có thể làm ăn mòn dạ dày, gây cảm giác cồn cào. Có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Ngoài ra, bạn không nên ăn quá nhiều cùng lúc vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin B, sẽ có tác dụng kích thích lên mắt. Gây viêm mí mắt và viêm kết mạc. Do đó, tốt nhất nên ăn tỏi mỗi ngày một lần hoặc cách ngày một lần, mỗi lần ăn khoảng 3 nhánh là đủ.
Nếu bạn sợ hơi thở có mùi sau khi ăn tỏi, bạn có thể uống một tách cà phê, sữa hoặc trà xanh sau mỗi lần ăn xong.
*Theo Health/Xiangha/anle20