Trong giao tế, mỗi nước có riêng một cách chào hỏi và chúc nhau. Và qua
đó, người ta có
Người
Pháp sợ nghèo nên gặp nhau liền hỏi thăm «Làm ăn thế nào?». Người Tàu
sợ đói vì
nạn đói hoành hành dân Tàu như cơn ác mộng triền miên, làm cho
hằng triệu triệu ngưòi
chết thê thảm, mãi tới ngày nay vẫn chưa hoàn
toàn khắc phục, nên khi họ gặp nhau hoặc
gặp một người quen ngoại quốc,
câu hỏi đầu tiên là «Nị ăn cơm chưa?». Ngày xưa, ở Việt
nam, khi gặp
một người Tàu, thường chúng ta nhận được câu hỏi này, mặc dầu ở Việt
nam, họ không còn bị đói như lúc ở bên Tàu. Hỏi «ăn cơm chưa» là do phản
ứng từ tâm
thức dân Tàu. Còn bà con người Việt nam ta, nhứt là dân Nam
kỳ? Tại sao khi gặp nhau,
sau lời chào hỏi thông thường, liền hỏi «Mạnh
giỏi?». Hoặc, sau cùng, lúc chia tay
nhau, cũng thường không quên kèm
câu «Mạnh giỏi»! Phải chăng người Việt nam sợ chết?
Có thể sợ
chết là nguyên nhơn trầm tích của dân Nam kỳ vì họ vốn là dân từ đàng
ngoài
theo Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp. Họ đi một mình, không bà con,
không họ hàng,
vào Nam sống tứ cố vô thân. Họ sợ mọi thứ vì đều có thể
nguy hại đến tánh mạng.
«Tiếng chim kêu cũng sợ, con cá vẩy vùng cũng
lo». Lập nghiệp xong, niềm mơ ước của
họ là một ngày nào đó không xa,
gặp lại bà con, người thân gia đình còn ở lại ngoài Bắc,
… Ước mơ này
chỉ thực hiện được khi họ mạnh giỏi. Và đó cũng là giấc mơ chung của
dân
vùng đất mới.
Câu chúc ngày Tết truyền thống của đông phương là
«Phước, Lộc, Thọ» bằng chữ viết
hoặc bằng hình vẽ hoặc tượng bằng gỗ,
bằng sành, bằng sứ, hay bằng đồng trình bày
«3 người đàn ông lớn tuổi
tiêu biểu cho 3 điều quí báu «Phước, Lộc, Thọ». Điều đáng
chú ý là «Lộc»
phải đi trước «Thọ» vì nếu sống lâu trăm tuổi mà không tiền (lộc) thì
chỉ
có đi ăn mày chớ làm sao hạnh phúc được?
Nỗi ám ảnh về cái chết do đói hay bịnh tật, ngày nay không còn nữa. Hoặc ít ra không còn
hãi hùng như trước kia nữa.
Đúng
vậy. Cả ở Việt nam, nước chậm tiến, y tế thiếu tổ chức và khả năng rất
hạn chế,
thuốc men đắt đỏ, giả thiệt lẫn lộn, ăn uống, môi trường nhiễm
độc, …thế mà có khá
nhiều người sống thọ trăm tuổi. Nếu tính theo thang
tuổi ngày xưa «Thất thập cồ lai hi»,
thì ở Việt nam, ngày nay, ra đường
gặp ngay «thất thập» không còn là điều hi hữu nữa.
Ở các xứ văn
minh, như ở Âu châu hay Huê kỳ, tuổi thọ trung bình trong gần đây được
ước tính 115, 7 tuổi cho các bà và 114, 1 tuồi cho các Cụ (theo báo cáo
của Albert Einstein
College of Medicine, USA). Tuy được cho là phái
mạnh nhưng các Cụ lúc nào cũng thua
các bà. Sông có thể cạn, núi có thể
mòn, song chân lý này sẽ không bao giờ thay đổi!
(Tư tưởng của Hồ Chi
Minh).
Ở Pháp, có bà Jeanne Calment sống tới 122 tuổi, thọ nhứt
thế giới (1875 -1997). Thật sự là
trường hợp hi hữu nên đã hấp dẫn nhiều
nhà khoa học, cả ngoại quốc, tới nghiên cứu sự
sống thọ của bà.
Trong
cộng đồng người Việt nam tỵ nạn vc, có Cụ Trần văn Ân, lúc trẻ bị tù
tội với thực dân
Pháp , tới giữa thập niên 50, bị chế độ Ngô Đình Diệm
bỏ tù 9 năm cấm cố đày đi Côn đảo, nhưng Cụ vẫn sống mạnh giỏi cho tới
trăm tuổi cách nay mươi năm, đúng như ý Cụ mong muốn
Ngày nay, có Cụ Vũ
Quốc Thúc, nhiều người Việt nam lớn tuổi đều biết, theo cách tính
tuổi
Việt nam, qua Tết kỷ hợi, Cụ đã trăm tuổi. Còn tính theo sanh nhựt, chắc
chắn Cụ sẽ
thọ bách tuế vào năm tới. Và có thể vượt qua ngưởng bách tuế
nữa.
Vậy phải chăng nổi lo sợ lớn ngày nay không còn là «mạnh
giỏi» nữa mà là quả bom
P (P = Population = dân số), nó khủng khiếp
không thua bom A hay H vì địa cầu sẽ bùng
nổ, thế giới sẽ phải chen nhau
sống với hơn 10 tỉ người trong tương lai không xa lắm, đặt
ra thêm
nhiều vấn đề cho thực phẩm, môi sinh?
Làm thế nào sống trăm tuổi?
Nhiều
nhà khoa học về tuổi già cho rằng «sự già nua không phải do sự chọn lựa
của tự
nhiên, mà đó là cái gì khác hơn sự diễn tiến. Nếu vì sự diễn
tiến theo một trình tự tự nhiên
thì cái chết của chúng ta lại không có
một chút gì quan trọng hết cả».
Đem so sánh chúng ta với cá hồi ở
Thái bình dương, chúng ta sẽ hài lòng khi thấy chúng
ta tốt phước hơn
vì đời sống của chúng ta ổn định hơn và sống lâu hơn. Nhờ chúng ta
biết
tự tổ chức.
Ngày mai này, mọi người sẽ hân hoan cười đùa với
nhau: «Ha! Sống 120 tuổi à? Đó là
tuổi thanh niên của tôi mà! Không có
gì phải lo nghĩ, chỉ là sự trẻ trung, … Tuổi yêu đời
đó!».
Theo
ông Roland Portiche, sợ già mau và chết sớm, con người ta trước tiên dựa
vào tôn
giáo, tìm suối nguồn tươi trẻ, tìm thuốc trường sanh, … nhưng
vẫn chưa thấy có gì hứa
hẹn. Trái lại, khoa học đã đem lại cho họ những
kết quả cụ thể để sống thọ nhờ biết giữ
vệ sinh, nhờ thuốc trụ sinh, nhờ
những tiến bộ chữa trị các bịnh tim mạch, và bịnh ung
thư. Tuổi thọ
trung bình ở Pháp hiện nay đã đạt tới 82 tuổi. Khoa học đã giúp con
người
sống tới tuổi già nhưng khoa học vẫn chưa đẩy lui được mức cuối
cùng của đời người, tức
tuổi thọ, nói theo Việt nam, được một nghiên cứu
công bố năm 2016 là 115 tuổi (Roland
Portiche, Les enfants de
Mathusalem, Stock, Paris).
Vậy làm thế nào có thể đẩy lui bức tường tuổi thọ ấy?
Ông
Roland Portiche tin rằng tương lai cuộc sống chắc chắn thuộc về những
người sống thọ
nhưng ngày nay, họ vẫn không phải là những người bất tử
mặc dầu họ có thể sống tới 150
tuổi một cách bình thường.
Cuối
thế kỷ XXI, nếu chúng ta tăng tuổi thọ, mọi thứ cũng sẽ thay đổi. Nhân
số thế giới sẽ
thay đổi. Chúng ta hãy hình dung một đứa bé sống 150
tuổi, lúc đó, người ta sẽ đầu tư
rất nhiều vào chương trình y tế, vào
giáo dục, vào hệ thống bảo hiểm xã hội. Sự đầu tư
này sẽ làm cho đời
sống chúng ta trở nên phong phú và hạnh phúc hơn.
Nhưng làm sao ngăn chận cái già?
Nhà
hóa học người Mỹ Denham Harman là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về sự
già nua
của con người là do phản ứng hóa học oxy-hóa (oxydation). Những gốc
tự do (les radicaux
libres), khi những phân tử oxy bị cắt mất électron,
sẽ đi giựt lấy électron của những phân
tử bên cạnh, điều này tạo nên
một phản ứng dây chuyền gọi là oxy-hóa (oxydation). Trong
những năm
1980-1990, sự già nua đã được nhận diện và coi nó là kẻ thù cần phải
thanh
toán: đó là gốc tự do. Và vũ khí hữu hiệu để hạ kẻ thù đó là chất
chống oxy-hóa
(anti-oxydants). Chất anti-oxydants có nhiều trong rau cải, trái cây nhưng người ta có thể
(anti-oxydants). Chất anti-oxydants có nhiều trong rau cải, trái cây nhưng người ta có thể
tìm được dưới dạng viên bán trên thị
trường. Dĩ nhiên không thể nói đó là thuốc tiên có thể
cải lão hoàn
đồng nhưng công hiệu của nó chống lại những bịnh tật làm cho con người
mau già yếu rất hiệu nghiệm (điều tra của SU.VI.MAX. Và nhà báo RP, Le
Point số 2424,
xác nhận đã dùng từ 15 năm nay có hiệu quả tốt). Nói đến
phải dùng thuốc vì ăn đầy đủ
những chất dinh dưỡng hằng ngày không phải
là điều đơn giản cho mọi người.
Nhà di truyền học Miroslav Radman, người Croate
(cựu Nam-tư, Yougoslavie), đang nghiên
cứu về sự lão hóa và những bịnh
dẫn tới tình trạng này để mong làm cho mọi người sống
lâu dài hơn và
mạnh khỏe hơn. Và cũng từ đó, ông muốn không ai sẽ biết hoặc nghe nói
chết là gì nữa (Code de l’immortalité – Mã số về sự bất tử, Sciences
Humaines).
Ông cũng chỉ ra điều gì bảo đảm một đời sống tốt đẹp
kéo dài và điều gì thật sự làm cho
con người già đi. Nguyên nhơn gây ra
cái già vẫn là oxy hóa (oxydation) những chất
protéines. Mà protéines
làm tất cả công việc cho sự sống. Nhưng cũng có những sinh vật
không bị
oxy hóa nên chúng không già. Đó là những vi khuẩn sống trong cát sa mạc
hoặc trong những khối tuyết trở thành như thủy tinh. Trong điều kiện
khắc nghiệt
như vậy, protéines có được khả năng đề kháng cực kỳ cao, như
trở thành bất tử.
Vậy nếu đem loại protéines này đưa vào y khoa,
liệu có thể nhờ đó mà con người sẽ trở
thành bất tử hay không? Ông
Miroslav Radman lắc đầu cười. Theo ông để làm cho
con người không chết,
chỉ có cách duy nhứt là trước kia, con người đừng có sanh ra đời!
Câu nói của nhà khoa học phương tây lại hàm chứa đầy đủ chơn lý nhà Phật.
Nguyễn thị Cỏ May/nguoiphuongnam