Vì muốn lưu lại những từ mà ngày xưa người Saigon hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn tàn,…., và những câu thường dùng như : Kêu gì như kêu đò Thủ Thiêm, làm nư, cứng đầu cứng cổ, tháng mười mưa thúi đất, cái thằng trời đánh thánh đâm…v…v…
Tác giả Nguyễn Cao Trường đã góp nhặt dưới đây những tiếng gọi, câu nói thân thương của người Saigon và miền Nam trước đây, e rằng một ngày nào đó nó sẽ mai một…
Như câu này mà đưa Google dịch thì “qua biểu hổng qua qua qua đây cũng dzậy” nó dịch ra như vầy “through through through throughthis gaping expression too” có viết ra mà Ông Tây đọc hiểu được ý thì .. Hay như câu “giỏi dữ hôn” thì google dịch cũng ngất ngư…
Ngoài ra, miền nam hay dùng điệp từ cùng nguyên âm, hay phụ âm đễ tăng cấp độ nhấn mạnh: như bá láp bá xàm, cà chớn cà cháo, sai bét bèng beng (từ bèng beng không có nghĩa),… sai đứt đuôi con nòng nọc,…
Riêng cách dùng những tựa hay bài hát để thành một câu nói thông dụng thì nhiều vô kể ví dụ : Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi! Đêm nay ai đưa em về ! Xưa rồi diễm
- À nha = thường đi cuối câu mệnh lệnh dặn dò, ngăn cấm (không chơi nữa à nha)
- Áo thun ba lá = Áo May Ô
- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng = Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
- Âm binh = phá phách (mấy thằng âm binh = mấy đứa nhỏ phá phách)
- Bà chằn lữa = người dữ dằn (dữ như bà chằn)
- Bá Láp Bá Xàm
- Bà tám = nhiều chuyện (thôi đi bà tám = đừng có nhiều chuyện nữa, đừng nói nữa)
- Bang ra đường = chạy ra ngoài đường lộ mà không coi xe cộ, hoặc chạy ra đường đột ngột, hoặc chạy nghênh ngang ra đường
- Bạt mạng = bất cần, không nghĩ tới hậu quả (ăn chơi bạt mạng)
- Bặc co tay đôi = đánh nhau tay đôi
- Bặm trợn = trông dữ tợn, dữ dằn
- Bẹo = chưng ra (gốc từ cây Bẹo gắn trên ghe để bán hàng ở chợ nổi ngày xưa)
- Bẹo gan = chọc cho ai nổi điên
- Bề hội đồng = hiếp dâm tập thể
- Bển = bên đó, bên ấy (tụi nó đang chờ con bên bển đó!)
- Biết đâu nà, biết đâu nè = biết đâu đấy
- Biệt tung biệt tích = không thấy hiện diện
- Biểu (ai biểu hổng chịu nghe tui mần chi! – lời trách nhẹ nhàng) = bảo
- Bình thủy = phích nước
- Bo bo xì = nghỉ chơi không quen nữa (động tác lấy tay đập đập vào miệng vừa nói của con nít)
- Bỏ qua đi tám = cho qua mọi chuyện đừng quan tâm nữa (chỉ nói khi người đó nhỏ vai vế hơn mình)
- Bỏ thí = bỏ
- Bữa = buổi/từ đó tới nay (ăn bữa cơm rồi về/bữa giờ đi đâu mà hổng thấy qua chơi?)
- Cà chớn cà cháo = không ra gì
- Cà chớn chống xâm lăng. Cù lần ra khói lửa.
- Cà kê dê ngỗng = dài dòng.
- Cà nghinh cà ngang = nghênh ngang
- Cà rem = kem
- Cà Na Xí Muội
- Cà rịt cà tang = chậm chạp.
- Cà tàng = bình thường, quê mùa,….
- Cái thằng trời đánh thánh đâm
- Càm ràm = nói tùm lum không đâu vào đâu/nói nhây
- Coi được hông?
- Cù lần, cù lần lữa = từ gốc từ con cù lần chậm chạp, lề mề, chỉ người quá chậm lụt trong ứng đối với chung quanh … (thằng này cù lần quá!)
- Cứng đầu cứng cổ
- Chà bá , tổ chảng, chà bá lữa = to lớn, bự
- Cha chả = gần như từ cảm thán “trời ơi! ” (Cha chả! hổm rày đi đâu biệt tích dzậy ông?)
- Chậm lụt = chậm chạp, khờ
- Chém vè (dè)= chen ngang
- Chén = bát
- Chèn đét ơi, mèn đét ơi, chèn ơi, Mèn ơi = ngạc nhiên
- Chì = giỏi (anh ấy học “chì” lắm đó).
- Chiên = rán
- Chịu = thích, ưa, đồng ý ( Hổng chịu đâu nha, nè! chịu thằng đó không tao gả luôn)
- Chơi chỏi = chơi trội, chơi qua mặt
- Chưn = chân
- Chưng ra = trưng bày
- Dạ, Ừa (ừa/ừ chỉ dùng khi nói với người ngang hàng) = Vâng
- Dạo này = thường/nhiều ngày trước đây đến nay (Dạo này hay đi trễ lắm nghen! /thường)
-
- Xin vào link dưới đây để đoc tiếp http://tachcaphe.com/gom-gop-tu-ngu-cua-mien-nam-va-saigon-xua/