1. Cây tía tô với bệnh gút & tăng Acid Uric huyết
Theo
y học hiện đại bệnh gút (gout) là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của
các tinh thể urat sắc nhọn tại các khớp, tổ chức quanh khớp gây nên tính
trạng sưng đau và nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên
nhân gây bệnh gout chủ yếu là do cơ thể tăng tổng hợp acid uric, giảm
đào thải acid uric huyết; do chế độ ăn uống nhiều chất đạm, thực phẩm
giàu nhân purin, uống rượu bia nhiều. Enzim xanthine oxidase được cho là
một trong những chất quan trọng của quá trình sinh tổng hợp acid uric
huyết. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật bản ezim Xanthine
Oxidase trong tía tô có tác dụng hạ acid uric huyết tượng đượng với
thuốc Allpurinol mà lại không gây tác dụng phụ như Alloprunol
2. Cây tía tô với bệnh mập phì và rối loạn lipid máu.
2. Cây tía tô với bệnh mập phì và rối loạn lipid máu.
Mập
phì (obesity) là tình trạng tích lũy mỡ thừa quá mức tại một số vùng
hay toàn cơ thể. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng mập phì không những gây
ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh, khiến người bệnh thiếu tự tin trong
cuộc sống mà còn là một trong những yếu tố nguy hiểm hàng đầu gây ra
nhiều bệnh khác như: bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ , tiểu đường,
bệnh gout, sỏi mật, gan, thận, bệnh xương khớp, ung thư…
Theo
kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn quốc các hoạt chất trong
cây tía tô có tác dụng giảm đáng kể khối lượng cơ thể, ngăn ngừa mập
phì, kiểm soát cân nặng, điều hòa đường huyết, cải thiện chức năng gan,
thận, đồng thời ức chế chứng xơ cứng động mạch do chế độ ăn nhiều chất
béo gây ra, giảm hình thành lipid béo.
3. Cây tía tô với công dụng chống viêm
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Ritsumeikan, Kusatsu, và Đại học Y khoa, Hirakata ( Nhật Bản) cho thấy cây tía tô giống Peilla frutescens Var. crispa. có tác dụng ngăn ngừa mạnh phản ứng viêm tương đương với một số hoạt chất chống viêm cao nhất được tìm thấy trong thảo dược như cây Kế Sữa, cây Kim Ngân, Ngũ Vị Tử…
4. Cây tía tô chống dị ứng
Tác
dụng chống dị ứng của cây tía tô là một trong những tác dụng được rất
nhiều các nhà khoa học quan tâm. Bởi hiện nay số người mắc các bệnh dị
ứng, phản ứng tự miễn ngày càng tăng cao, rất khó xử lý dứt điểm.
5. Cây tía tô tác dụng chống viêm da dị ứng
Các nhà khoa học thuộc Khoa Hóa Đai học Sagamiko – machi, Kanagawa, (Nhật Bản) đã chứng tỏ là các dịch chiết từ lá cây tía tô giống P. Frutescens Britton var. acuta có tác dụng ức chế tình trạng viêm da dị ứng như mẩn ngứa, mề đay, viêm mũi dị ứng, hen suyễn dị ứng…. hơn một số loại dược liệu chống dị ứng hiện nay.
6. Cây tía tô tốt cho người bệnh dạ dày, tiêu hóa
Theo
y học hiện đại lá cây tía tô có chứa các hoạt chất tannin, glucoside,
tác dụng chống viêm, chống dị ứng hiệu quả nên có tác dụng làm se
vết loét, giúp nhanh liền sẹo, giảm sự gia tăng acid dịch vị dạ dày,
ngăn ngừa các trường hợp đầy hơi, chướng bụng, các vấn đề về tiêu hóa.
7. Cây tía tô làm trắng da, trị mụn nhọt, ngăn ngừa lão hóa
Nhiều
nghiên cứu từ các chuyên gia Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản được đăng
trên các tạp chí y học thế giới cho thấy trong cây tía tô có chứa nhiều
hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, chống các gốc tự do (Các chất oxy
hóa, gốc tự do là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa, bệnh
tật cho con người.)
Đồng
thời theo y học hiện đại lá cây tía tô có chứa nhiều vitamin A, C, E
cùng các khoáng chất dinh dưỡng Ca, Fe, P cùng lượng nhỏ chất tẩy trắng
tự nhiên, kích thích khí huyết lưu thông giúp nuôi dưỡng làn da mịn màng , trắng hồng từ sâu bên trong, cải thiện tình trạng da khô ráp, nám mụn, ngăn ngừa lão hóa.
Đồng thời các chất kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng trong lá cây tía tô giúp giảm hẳn tình trạng viêm nhiễm trong các đốm mụn, làm sạch mụn đặc biệt với các trường hợp mụn trứng cá, mụn thịt, mụn cơm … trả lại cho bạn làn da trắng hồng, mịn màng.
8. Tía tô giải cảm mạo, phong hàn
Theo Đông y cây tía tô có tính ấm, đi vào hai kinh phế, tỳ, không độc, dùng được cho cả người già và trẻ nhỏ. Có tác dụng giải cảm, hạ sốt ( bằng cách làm cho ra mồ hôi), giảm nhức đầu, ho hen suyễn, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi.
(bài do bạn BáTrần giới thiệu)