Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

6 thuốc cảm lạnh bán tự do nguy hiểm nhất cho sức khỏe


 


Hầu hết chúng ta -- mỗi khi nghẹt mũi,  đau nhức hoặc khó chịu trong người -- thường hay uống vài viên thuốc cảm lạnh bán tự do mà chẳng chiu đọc kỹ chỉ dẫn trên nhãn dán. Điều này thật sự không tốt bởi vì nhiều thuốc cảm lạnh (cold medications) không được an toàn như chúng ta tưởng vì chúng có thễ có những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe như gián đọan giấc ngủ, gây phụ thuộc thuốc , ngộ dộc thuốc và thâm chí tử vong.


Dưới đây là 6 thuốc cảm lạnh bán tự do nguy hiệm nhất cho sức khỏe

1. Advil 


Advil là tên thượng hiệu của ibuprofen, một trong những thuốc giảm đau thông thường nhất mà người ta hay dùng khi cảm thấy khó chịu. Ibuprofen là một thành phần của nhóm thuốc gọi là thuốc chống viêm không steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drugs- NSAIDs) có công dụng làm bớt khó chịu bằng cách hạ giảm các hormon gây đau và viêm khắp cơ thể


Advil và các thuốc cùng loại khác đã dược coi như là an toàn trong môt thời gian dài , nhưng vào năm 2015 lập trường của Cơ quan Quản lý Thực phẫm và Dược phẩm (FDA) đã trở thành cứng rắn hơn sau khi duyêt xét các dữ liệu cho thấy có sư liên hệ giữa các thuốc cảm lạnh này với bệnh tim. Không phải tất cà các nghiên cứu đều dẫn tới cùng một kết luận như trên , thế nhưng một duyệt xét "bắt mắt" (one eye-catching review) liên quan tới hơn 116,000 bệnh nhân đã phát hiện là các thuốc NSAIDs tăng nhiều rủi ro xẩy ra các sự cố tim mạch, và đặc biệt ibuprofen đã được cho là có liên hệ cao nhất với tỉ lệ đột quỵ


2. Tylenol PM


Cũng như nhiều thuốc cảm lạnh, Tylenol PM dựa vào thành phần chính acetaminophen để trị nhức đầu,  khó chịu ở cơ bắp và khớp, và giảm sốt. Chất này hoàn toàn an toàn nếu dùng đúng cách, nhưng nhiều ngưởi đã vượt quá liều lượng. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phậm (FDA) thì sừ dụng quá nhiều acetaminophen dẫn đến tổn thương gan do thuốc



Vấn đề không dừng ỏ đó. ProPublica  khi cứu xét ngộ độc thuốc thì đã phát hiện là acetaminophen có trách nhiệm về nhiều ca tử vong nhất so với các loai thuốc bán tự do (over the counter drugs) khác. Tuy nhiên khó có thể đưa ra dẫn chứng cụ thể về điều này. Hấu hết các phát hiện chỉ cho thấy có sự tương quan mà thôi chứ không nhất thiết có nghĩa là acetaminophen là nguyên nhân gây tử vong. Trong nhiều trường hợp, người ta hay uống nhiều thứ thuốc cùng một lúc. Một vài những kết hợp thuốc như vậy có thể gây chết người, nhưng không có thể gán trách nhiệm tử vong cho một thành phần thuốc riêng biệt nào đó

Thế thì tại sao lại đặc biệt  tách riêng Tylenol PM ra ? Lý do là vì thuốc này còn dùng để giúp giấc ngủ cũng như làm nhẹ khó chịu nên có rất nhiều thành niên thường hay nuốt vài viên thuốc này để "trôi dạt vào giấc mơ" trong khi chẵng có bị cảm lạnh gì cả. Tác dụng gây buồn ngủ này là do chất kháng histamine tên là dephenhydramine có trong Tylenol PM. Theo SleepBetter.org thì liên tục uống chất kháng histamine này sẽ làm tim đập nhanh và làm cho thuốc kém hiệu lực theo thời gian. Nếu bạn cứ càng uống nhiều Tylenol PM để ngủ được thì lại một lần nữa bạn sẽ rơi vào vấn đề dùng acetaminophen quá liều lượng như nói ở trên

3. Aspirin


Từ lâu aspirin được coi như là tiêu chuẩn vàng để giảm đau và hạ sốt, tuy vậy thuốc này thật ra khá nguy hiểm khi dùng cho trẻ em. Theo Healthline , dùng aspirin để trị nhiễm vi-rút cho trẻ em làm tăng nhiều rủi ro bị hội chứng Reye, một chứng bệnh hiếm có, gây tổn thượng nặng cho gan và lảm xưng não. Vì bất cứ lý do nào, điều này xẩy ra thông thường hơn nhiều cho trẻ em. Nhiều nhiễm  khuẩn như thủy đậu ( chicken pox) chẳng hạn thoạt đầu có thễ bị nhầm với cảm lạnh, vì vây không nên cho trẻ en  uống aspirin vì nhỡ chúng mắc phải chứng bệnh nào nghiêm trọng hơn



Ngay cả đối với nhũng người trên 18 tuổi nhiều,  dùng aspirin cũng có nguy hiểm. Tạp chi The New York Times báo cáo là dùng aspirin lâu dài có thể dẫn tới chứng loét (ulcer) và tăng rủi ro bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tốt nhất là chỉ nên bắt đầu với một liều lượng khuyến cáo thấp nhất và chĩ dùng khi còn cẩn thiết mà thôi

4. NyQuil


Một số thành phần hoạt tính của NyQuil có thễ dẫn đến ảo giác (hallucination) và thậm chí động kinh (seizures) khi dùng với liều lượng đủ lớn. Thuốc này cũng chứa acetaminophen mà nếu dùng quá liều lượng có thể gây tổn thương cho gan như đã trình bày ở trên.



Cũng như với Tylenol PM, nhiều người-- mặc dầu hoàn toàn khỏe mạnh-- thường hay uống NyQuil để cho buồn ngủ . Sở dĩ Nyquil có tác dụng như vậy là nhờ có chứa chất kháng histamin doxylamine. Mặc dầu chất này có thể kích thích ngủ khi bạn bị cảm lạnh, nhưng theo American Family Physician thì thường ra nó không có hiệu lực nhiều mà còn làm giảm phẩm chất giấc ngủ và có thể làm bạn buồn ngủ cả vào ban ngày. Điều này có nghĩa là dùng thuốc NyQuil một thời gian lâu dài như là thuốc trợ ngủ có thể vừa làm cho thuốc mất hiệu lực và vừa gây nghiện thuốc nữa

5. Sudafed Congestion

 

Đây là một trong những thuốc trị nghẹt mũi (nasal congestion) hiệu nghiệm nhất do khả năng làm cho các mạch máu trong mũi thu hẹp lại. Sudafed còn là một thuốc được các nhà thuốc kiểm soát chặt chẽ: mặc dầu thuốc có thể bán không cần toa bác sĩ nhưng bạn chĩ có thễ được mua một số lượng nhất định và trực  tiếp qua dược sĩ phụ trách. Lý do là vì thành phần chính của thuốc Sudafed là pseudoephedrine, chất này có thễ chuyễn hóa thành methamphetamine



Mặc dầu chẳng mấy ai nghĩ tới việc biến chế Sudafed ra thành meth, nhưng một số người có thể dùng thuốc này quá liều lượng để được "phê" (get high). Và trong một số trường hợp, điều này không tốt cho tim. Một phân tích tổng hợp nhiều nghiên cứu đã phát hiện là chất pseudoephedrine có liên hệ với sự tăng vừa phải cao huyết áp và nhịp tim. Thế nhưng đối với một số người huyết áp tăng quá mức an toàn

Ngoài ra chất pseudoephedrine cũng còn có thể tương tác với bất cứ thuốc nào khác bạn đang uống. Theo Everyday Health thuốc trị nghẹt mũi này có thể tương tác với các thuốc chống trầm cảm và các thuốc trị ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder). Vì vậy tốt nhất trước khi dùng Sudafed bạn nên hõi ý kiến bác sĩ

6. Thuốc ho & cảm lạnh  Dimetapp cho trẻ em


 



Vấn đề của thuốc Dimetapp dành cho trẻ em và các sản phẩm tương tự là bên trong các thuốc này có chứa dextromethorpan; chất này có thể ức chế ho nhưng lại khó được chuyển hóa (metabolizing) bởi các trẻ em nên dễ dẫn tới ngộ độc (toxicity)



Khuyến cáo hiện nay là tránh không cho các trẻ em dưới 2 tuổi uống si-rô ho, nhưng theo Mayo Clinic nghiên cứu đang được tiến hành để quyết đinh xem có nên dùng cho các trẻ em lớn tuổi hơn hay không. Trong nhiều trưởng hợp, có nhiểu phép trị liệu khác cũng hiệu nghiệm như Dimetapp, chẳng hạn như dùng máy giữ ẩm (humidifier) cũng như các thuốc nhỏ mũi (nasal drops)

Đáng ngạc nhiên là si-rô ho thậm chí còn nguy hiễm hơn đối với các trẻ em lớn tuổi vì nguy cơ lạm dụng (abuse). Philly.com cho biết điều này xẫy ra thông thường nhiều hơn là người ta nghĩ và có thể dẫn tới động kinh, hôn mê hoặc tử vong. Mặc dầu đã có bằng chứng cho thấy việc lạm dụng dextromethorpan đã giảm, nhưng một số rủi ro hãy còn đó

6 Most Dangerous Over-the-Counter Cold Medications- Christine Skopec-Dec 12,2016



  •