Mãi cho đến nay, vụ cá chết từ Vũng Áng ngày 6/4 là đã một tháng qua. Cá chết dài dài và hiện nay đã lan tràn xuống tận Nha Trang, cách Vũng Áng, Hà Tĩnh trên 700 km, một đoạn đường quá dài để cho “nước thải” nhà máy có thể theo dòng hải lưu xuống tận nơi nầy. Trong phạm vi 30 hải lý, cá sống ở phần đáy biển sâu, cân nặng trên 10 kg do dân đánh cá khám phá ngày 5/5 cũng đã chết!
Ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết vào ngày 5/5, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lý, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.
Câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào “nước thải” của Công ty luyện thép ở Vũng Áng lại tỏa rộng đến một vùng biển rộng dài trên 700 Km, rộng hơn 30 hải lý, và sâu trên 30 m? Ước tính trên 1.160 tỷ m3 nước!
Với một thể tích nước biển quá lớn như thế, làm sao với chỉ một dung lượng 12.000 m3/ngày xả từ Vũng Áng cộng thêm 300 tấn hóa chất tẩy rửa lại xuôi Nam hơn 700 Km và giết sạch cá, cả cá sống trên mặt nước và cá ở từng đáy biển?
Truy tìm một lý giải cho hai câu hỏi trên, thiết nghĩ bài toán ô nhiễm có thể được giải đáp phần nào. Đó là trọng tâm của bài viết này.
Công nghệ sản xuất thép
Việc sản xuất thép là một công nghệ không thân thiện với môi trường, nên phải cần kiểm soát chặt chẽ các giai đoạn thanh lọc phế thải làm ô nhiễm môi trường.
Kỹ nghệ luyện thép gồm hai loại nguyên liệu:Nguyên liệu có chất sắt (ferrous), và nguyên liệu không có chất sắt (non-ferrous). Nguyên liệu có chất sắt dùng để sản xuất thép (steel), gang thép (cast iron), thép bền cao cấp (high strength steel) v.v... Còn nguyên liệu không có chất sắt như đồng (copper), Magnesium, titanium v.v... dùng để tạo ra những hợp kim có công dụng khác nhau.
Quy trình công nghệ sản xuất thép, quặng sắt được nấu chảy trong lò (blast furnace) để loại những tạp chất trong quặng mỏ vào khoảng 3.0000F và cho thêm carbon vào. Vì vậy, định nghĩa đơn giản về “thép” là “hợp kim sắt và carbon”, thông thường dưới 1%. Và carbon nói ở đây là than đá được chế thành than “coke” qua một quy trình công nghệ khác.
Phế thải trong quá trình sản xuất thép
Qua quy trình sản xuất thép kể trên, chất thải trong việc sản xuất thép gồm hai loại trong hai giai đoạn luyện thép: - Biến than đá thành than coke; - “Nấu” sắt chung với than coke ở nhiệt độ cao.
Do đó, trong giai đoạn đầu, phế thải chánh là ammonia dưới dạng khí và lỏng trong nước làm lạnh cùng một số hóa chất độc hại như Chlorine, Phosphorous và Arsenic…Và trong quặng sắt còn có chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác như: chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phosphorous.
Giai đoạn hai, chất thải gồm: khí, lõng, và rắn.
Vấn nạn môi trường trong việc luyện thép
Trong quá trình luyện thép, vấn nạn môi trường phải được xem là hàng đầu và cần phải đầu tư đúng mức mới có khả năng bảo vệ môi trường trong vùng sản xuất và vùng trời rộng bao phủ cũng như vùng biển bao la... Và, công nghệ tiên tiến ngày nay trong việc sản xuất thép nầy cần phải bảo đảm đa dạng sinh học (bio-diversity) cùng phẩm chất không khí và nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.
1- Quản lý nguồn nước: là một giai đoạn cần thiết cho công việc luyện thép như:
- Nguồn nước phải được cung ứng đầy đủ cho việc luyện thép;
- Tiêu chuẩn về phẩm chất nước không được thay đổi: nước dùng gồm nước mặn, nước lợ (brackish water) và nước ngọt;
- Nước làm nguội chiếm 81% lượng nước dùng cho sản xuất thép; phần còn lại dùng cho việc làm nguội các thiết bị và đường ống.
- Nước cũng được dùng cho việc tẩy rửa (descaling), máy lọc bụi (dust scrubbers).
Căn cứ theo thống kê về “quản lý nguồn nước trong kỹ nghệ thép” (Water managemant in the steel industry), mức tiêu thụ và phát thải cho việc sản xuất 1 tấn thép là từ 25,3 m3 đến 28,6 m3.
2 – Đa dạng sinh học: tức là việc bảo vệ và giữ môi trường chung quanh nhà máy giống như lúc ban đầu khi chưa khai thác. Khu vực khai thác mõ sau đó phải được tái sinh lại bằng cách trồng rừng để bảo vệ hệ sinh thái nguyên thủy.
3 – Phẩm chất không khí: Cần phải hạn chế tối đa việc phóng thích khí thải vào môi trường. Khí thải phải được giám sát (monitor) và thiết lập họa đồ (mapping). Các nơi kiểm soát gồm: hệ thống lọc, nhà máy thanh lọc hóa chất, khu oxid hóa, hệ thồng lọc bụi, và hệ thống khử bụi v.v...
Nhưng, theo số liệu thống kê từ Hội Đúc Luyện kim Việt Nam, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao, sẽ phải thải ra hơn 585 kg chất thải rắn, trong đó có 455 kg xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 m3 nước thải độc hại.
Như vậy, với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm (giai đoạn 1) được ghi trong dự án, Formosa có thể cho ra hơn 31 triệu m3 nước thải độc hại, và 6 triệu tấn chất thải rắn nếu không qua việc thanh lọc. (Trong phạm vi bài viết hôm nay, người viết không đề cập đến lượng khí thải từ việc sản xuất 1 tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, Thủy ngân, Benzen, hạt bụi PM2.5, và bụi kim loại...)
Thanh lọc sinh học (bio-remediation) phế thải lỏng trong kỹ nghệ thép
Kỹ nghệ thép cần một lượng nước rất lớn để cung cấp cho hệ thống làm nguội trực tiếp và gián tiếp, máy lọc bụi và việc pha chế hóa chất cần thiết cho việc sản xuất. Tùy theo công nghệ áp dụng, lượng nước cần dùng cho hệ thống nầy trung bình thay đổi từ 100 đến 200 m3/1tấn thép căn cứ theo Water Pollution Control Review in Environmental Control in Steel Industry, và phóng thích từ 3-6 m3/tấn nước thải tùy theo mức độ tái dụng (recycling) nguồn nước và xử dụng lại (reuse).
Nước thải được phân loại qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau như Giai đoạn 1,2, 3, và giai đoạn đánh bóng sau cùng. Có thể nói, giai đoạn biến than đá thành than coke là giai đoạn phóng thích ra nhiều hóa chất độc hại nhứt. Ngoài việc phát thải ammonia có nồng độ từ 900-1200 mg/m3, cho đến việc khử các hợp chất hữu cơ và amin để làm giảm BOD (Bio Oxygen Demand) và COD (Chemical Oxogen Demand), nguyên nhân chính trong việc làm rỉ sét các đường ống. (Ammonia rất nhạy cảm với cá. Chỉ cần nồng độ 0,2mg/m3 nước có thể làm cá chết tức khắc).
Do đó, một hệ thống yếm khí (anaerobic) và xử dụng vi khuẩn Bacillus, Pseudonomas, Arthrobacter và Micrococcus là phương cách thanh lọc loại nước thải nầy là thích hợp nhứt, có thể giảm thiểu được tới 95% BOD và COD trong trướng hợp nầy.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp Membrane Bioreactor (MBR). Đây là một phương pháp tối tân nhứt hiện nay trong việc thanh lọc phế thải lỏng của nhà máy và ammonia sẽ được chuyển thành nitrate và làm phân bón.
Và phương pháp Biosorbtion qua những tác nhân hấp thụ sinh hóa (biosorbent) như rong, nấm (fungi), vi khuẩn, men (yeast) sẽ làm công việc khử cyanide cũng như việc loại bỏ các kim loại nặng như thủy ngân, chì, arsenic, đồng, mangan.
Nghi vấn quanh việc cá chết ở Vũng Áng
Gần một tháng (4/5) từ ngày phát giác nạn cá chết (6/4) tại Nhà máy luyện kim Hưng Nghiệp ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, một Hội đồng Khoa học, Công nghệ Quốc gia vừa được thành lập với hơn 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước để tìm nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung Việt Nam.
Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 4/5, hội đồng do Giáo sư Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ tịch, sẽ bao gồm 3 tổ nghiên cứu liên ngành nhằm đối chứng kết quả phân tích và sẽ tập trung vào hướng nghiên cứu về những tác nhân hóa học, sinh học, khí tượng, thủy văn và động lực học biển. Theo thông tin từ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học của Viện hôm 18/4 và 19/4, đã đến khảo sát thực tế tại các khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, tới Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế và lấy các mẫu nước, cá chết và trầm tích biển để phân tích.
Theo kết quả phân tích ảnh vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 6/4 (ngày bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt) đến ngày 24/4, hội đồng đã loại bỏ khả năng xảy ra các vụ tràn dầu lớn hay các nguyên nhân như động đất, sốc nhiệt do phá hủy bề mặt, bên trong vỏ hoặc những biến đổi địa tầng trong vỏ đại dương.
Hôm 2/5, GS-VS Châu Văn Minh cũng đã có buổi làm việc với các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.
Thưa Quý vị,
Công việc truy tìm nguyên nhân cá chết dọc theo biển miền Trung thật giản dị và hoàn toàn nằm trong tầm tay của Việt Nam.
- Chỉ cần phải lấy mẫu nước và cá ở những nơi có cá chết như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. (và có thể lan tới Phan Thiết trong nay mai).
- Chỉ cần lấy mẫu nước tại đường ống xả thải của nhà máy.
- Chỉ cần lấy mẫu xác chim chết ở đão Chim cách Vũng Áng 20 hải lý về phía đông Nam.
- Chỉ cần lấy mẫu cá lớn trên 10 Kg sống ở vùng đáy ngoải khơi.
- Chỉ cần Phổ Hấp thụ Nguyên tử (Atomic Absorption Spectroscopy-AAS).
- Chỉ cần Phổ Sắc ký-Khối lượng (Gas Chromatography-Mass Scpectroscopy-GC-MS).
- Chỉ cần một phân tích viên có trình độ Cử nhân.
Nhân sự và dụng cụ phân tích có trong nhiều Phòng thí nghiệm môi trường công và tư ở Hà Nội và Sài Gòn. Việc phân tích phân tích bao gồm việc lấy mẩu, bảo quản mẩu và di chuyển về phòng Lab; từ đó, mẫu được “digest” trong môi trường acid và sẵn sàng được tiêm vào máy để phân tích tự động.
Kết quả sẽ có ngay trong vòng 1 giờ mà thôi!
Thế mà, tại sao cả một nước có trên 24.000 tiến sĩ căn cứ theo tuyên bố ngày 26/4/2016 của Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng và trong số đó có 15.000 người đang công tác tại cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng. Về Thạc sĩ và Cử nhân, theo ước tính là có gần 1 triệu “Phó Bảng” trong 92 triệu dân số, trong đó hiện nay có đến hơn 200 ngàn... còn đang thất nghiệp!
Với một con số “vĩ đại” như thế, mà tại sao không làm nỗi công việc phân tích các mẫu nước và cá chết mà phải thành lập một Hội đồng Khoa học gồm trên 100 chuyên gia và “cầu cứu” tới các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.
Tại sao?
Chúng ta hãy nghe, Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang thì trong thực tế giới khoa học Việt Nam, cũng như một số nhà khoa học quốc tế đã nắm được nguyên nhân của tình trạng mà nhiều người đồng ý là thảm họa môi trường tại khu vực miền Trung vừa rồi.
“Nguyên nhân xảy ra ở Vũng Áng thì khoa học xác định được rồi, và người ta đã mô hình hóa để dự báo sẽ lan truyền như thế nào, và hiệu quả sinh thái trong tương lai ra sao. Tất cả đều có làm khi sự cố xảy ra. Và kết quả đó ngày càng hoàn thiện, bổ sung; nhưng về bản chất chắc nó cũng không thay đổi.
Tuy nhiên vấn đề truyền thông ra là phải cân nhắc, mà đó là vấn đề của các nhà quản lý chứ không phải của các nhà khoa học.”
Một chuyên gia về hải dương khác là tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại cũng cho biết ông đang chờ cơ quan chức năng công bố kết luận về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường vừa rồi; thế nhưng ông có nghi ngờ có thể không như mong đợi:
“Có chờ hai tháng, ba tháng cũng vậy thôi! Người ta nói chưa tìm ra nguyên nhân. Người ta nói ‘chưa tìm ra’ có nghĩa 6 tháng, 3 tháng hay 2 tháng thì chưa biết được; nhưng chắc chắn người ta nói chưa tìm ra”.
Theo tôi nghĩ có cái gì đó mà người ta không muốn nói. Chứ tìm cả năm cũng vậy vì người ta đã biết nguyên nhân rồi. Như thế thôi, không được ai phát biểu hết: chỉ Tổng Cục Môi Trường và Bộ Tài nguyên- Môi trường mới được phát biểu, ai muốn phát biểu cũng không được. Người ta đã nói như vậy rồi thì thôi!” (Lời người viết, “người ta” ở đây là ai? Phải chăng là cường quyền, là cơ chế chuyên chính vô sản qua Đảng CS Bắc Việt... bịt miệng người dân!)
- Năm 1995, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận được dân đánh cá tại Nha Trang và Phan Thiết sử dụng hóa chất cyanide chứa trong những bình chứa 1 gallon mua của thương buôn TC qua phóng sự của ký giả của tuần báo khoa học C&EN thuộc Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical Society-ACS). Họ dùng các bình chứa nầy thả xuống biển, khi chạm các rặng san hô, bình vỡ ra; và chỉ khoảng độ 30 phút sau, cá nổi lên mặt nước.
Vụ Đảo Chim: Đảo Chim, thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm rất gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường vừa qua. Được mệnh danh là Vương quốc Chim, đảo này trước kia có hơn 2 triệu con hải âu xám, loài hải âu đặc hữu, quý hiếm.
Vài ngày gần đây (29/4), sinh vật trên đảo bắt đầu chết hàng loạt dạt vào bờ từ cua cá đến ốc hay các loại hải sản khác nhau.
Do ăn phải các loại cá chết nhiễm độc nên số phận của những con chim trên đảo cũng không ngoại lệ(?)
- Đảo Thị Tứ (Pag-asa): Ngày 30/4, cá chết hàng loạt trên đảo Thị Tứ thuộc Việt Nam mà TC đã chiếm đóng từ 1970 và biến thành một căn cứ quân sự. Những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Thị Tứ, một hòn đảo ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Cư dân trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) được cho là đã nhìn thấy tàu Trung Cộng thả hóa chất khiến cá chết hàng loạt xung quanh khu vực này. Họ cáo buộc thủ phạm là tàu TC thường xuyên di chuyển trong vòng 5 Km quanh đảo Thị Tứ. Ngư dân trên tàu được cho là đổ hóa chất xuống nước để tiêu diệt san hô và nguồn cá gần đảo. Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận Kalayaan Atin To của Philippines công bố hôm 30-4 trên Facebook.
- Hiện tượng cá lớn chết hàng loạt ở ngoài khơi Quảng Bình đầu tháng 5 nầy làm cho ẩn số cá chết vì nước thải nhà máy luyện thép Vũng Áng bước sáng bước ngoặt mới. Cá lớn sống ở dưới đáy xâu và xa bờ khó có thể bị nhiễm độc vì một lượng nước thải nhỏ trên phần trên bề mặt của biển.
Nghi vấn về số cá chết nầy bị nhiễm độc từ ngoài khơi là do “tàu lạ” đầu độc từ xa khó có thể bị loại trừ.
Chỉ cần một chút tinh ý, chúng ta sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều lãnh đạo CSVN là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao họ im lặng hoặc tìm những câu lý giải ngớ ngẩn.
Phải chăng, những vụ nhiễm độc trên đây là do âm mưu của Trung Cộng cũng như đem sự việc làm ô nhiễm môi trường biển ở Vũng Áng làm DIỆN và cho tàu cá, tàu quân sự đầu độc khắp vùng bằng một loại vũ khí sinh học hay vi trùng bí mật. Điều nầy mới chính là ĐIỂM.
Thay lời kết
Qua những trình bày trên đây, chúng ta có thể định hình được tại sao CSVN có thái độ bưng bít, hay úp úp mở mở trong vụ cá chết ở Vũng Áng ngày 6/4 và những thành phố phía Nam sau đó.
Phải chăng:
- Vì não trạng đặc sệt của những người đang lãnh đạo đảng?
- Vì đã ngậm “mùi đồng” của TC cho nên... há miệng thì mắc quai?
- Vì sợ tình báo Hoa Nam “xử lý” cho nên phải ngậm “tăm”?
- Và sau cùng, vì tính vô cảm và vô nhân tính của con người cộng sản có trong các nhiễm sắc thể (chromosomes) của họ.
Còn đối với với 24.000 Tiến sĩ, trong đó hơn 93% tập trung ở khu vực quản lý và nghiên cứu của “nhà nước”, đo đó phải “ăn cơm chúa, phải múa tối ngày” theo chỉ thị của cấp trên!
Theo suy nghĩ của đời thường, con cá sống nhờ nước, vậy khi có sự thay đổi nào đó trong nguồn nước thì cá phải chết. Từ đó, việc truy tìm nguyên nhân sẽ nghĩ đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu, El nino, thay đổi độ mặn của nước, nước thiếu oxy, vấn đề ô nhiễm môi sinh (do hoá chất độc hại, kim loại nặng, dầu cặn, các chất phế thải kỹ nghệ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, thuốc khai khai quang vv.), độc tố bio-toxins do hiện tượng nở hoa (bloom) của một số loại tảo vi sinh (phytoplankton) tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ (red tide)...
Sáng ngày 6/5, GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang cùng đồng nghiệp đang phân tích tại chỗ hơn 10 mẫu nước lấy trực tiếp từ vùng nước đỏ xuất hiện ở Quảng Bình hai hôm trước. "Khảo sát dưới kính hiển vi cho thấy không có tế bào tảo trong nước nên dải nước đỏ không phải là hiện tượng thủy triều đỏ. Thành phần mẫu nước chưa phát hiện có gì đặc biệt."
Nhưng, những điều trên, có lẽ không nằm trong suy nghĩ của Trung Cộng?
Vì sao?
Nếu chúng ta lấy mốc thời gian ở thời điểm 19/1/1979, ngày TC “dạy bài học cho Việt Nam” cho đến nay, TC đã đi một bước dài trong tiến trình chiếm đóng Việt Nam hầu biến Việt Nam thành ngôi sao nhỏ thứ năm trên lá cờ máu của TC.
Trở lại nghi vấn Nhà máy thép Vũng Áng. Nếu căn cứ theo văn bản số 1407114ngày 29/7/2015 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của Formosa, gồm 25 Trung Cộng, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Cộng, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 trong nhà máy thép Hưng Nghiệp và các công trình dự án cảng Sơn Dương.
Từ văn bản trên, kết luận có thể được đưa ra là Nhà máy luyện thép chưa đi vào hoạt động trong thời điểm nầy.
Và 12.000 m3 nước thải xả ra hàng ngày là gì?
Đến từ nhà máy nào?
Nhà máy hóa dầu hay nhà máy chất dẽo, hay nhà máy nhiệt điện?
Hay một loạt nhà máy hóa chất bí mật nào khác?
Và những vụ cá chết ngoài khơi, ngoài đảo xa khó có thể được ghi nhận là do nước thải độc hại từ nhà máy ở Vũng Áng được!
Tất cả là bí mật, vì Đặc khu Vũng Áng với 228 km2 đã là một vùng tự trị của TC kể từ ngày 14/7/2014 rồi.
Nhìn lại bản đồ Việt Nam với 49 chấm đỏ thu thập từ năm 2005 đến giờ, những nơi có tập trung trên 1.000 người Tàu, dưới bạn công nhân, tình báo, không kể đến những công nhận nhập lậu (40% công nhân Tàu làm việc trong Đặc khu Vũng Áng không có giấy phép do UB ND Tỉnh Hà Tĩnh cấp!).
Chúng ta thấy gì ở những gọng kìm của Trung Cộng?
- Ở phía Đông,TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;
- Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;
- Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: - vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; - và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra;
- Và gọng kìm thứ tư, chính là đảng CS Bắc Kỳ, thái thú biết nói tiếng Việt của TC, đã, đang và sẽ mở rộng biên giới cho TC theo châm ngôn “Thà mất nước hơn mất đảng”.
Qua bốn gọng kìm trên, chắc chắn là gọng kìm thứ tư chính là nguyên nhân duy nhứt, mở đường cho ba sự việc nêu trên, và Đặc khu Vũng Áng là một thí dụ điển hình nhứt.
Cuối cùng, việc cá chết hàng loạt bắt đầu từ Đặc khu Vũng Áng phải chăng là nơi Trung Cộng:
- Sản xuất hóa chất độc hại và xả phế thải độc hại vào biển Việt Nam?
- Formosa cũng có thể là một tập hợp nhà máy sản xuất vũ khí hóa học của TC?
- Hoặc là nơi thử nghiệm các loại vũ khí sinh học?
- Có nhiều thông tin từ Trung Cộng cho thấy khả năng Formosa vận chuyển rác thải phóng xạ từ các công ty quân đội Trung Quốc sang Hà Tĩnh để thanh lọc thô rồi thải ra biển miền Trung. Nếu các thông tin này chính xác; đó là âm mưu thâm độc để tận diệt giống nòi dân Việt vì nhiễm phóng xạ gây quái thai dị tật ung thư cho nhiều thế hệ. Có thông tin cá voi chết bị nổ cả mắt thì khả năng Formosa xả chất thải hóa chất kịch độc bao gồm cả nước rác phóng xạ là khả năng cao.
- Có điều cần chú ý là vụ cá chết ở hai tuần lễ cuối tháng tư ở Quảng Bình, Đảo Chim, Đà Nẵng, và Nha Trang khác với tuần đầu tiên khi Formosa xả thải ra biển. Trong đợt chết sau nầy trầm trọng hơn và cá ở phần đáy, tức cá lớn chết nhiều hơn cá sống ở phần nước mặt.
- Nói riêng về hóa chất, Cty Formosa công bố, theo đúng các con số thấy được qua kiểm tra, cả năm 2015 và tính đến thời điểm này, đã nhập 384 tấn hóa chất, với 43 loại hóa chất được đăng ký và chấp thuận nhập cảng để sử dụng. Và từ đầu 2016 đến nay Cty đã xử dụng 51 tấn hóa chất với mục đích khai báo là làm sạch đường ống, làm nguội các hệ thống ống dẫn, còn tồn kho 248 tấn hóa chất.
GS Sheri P. Rosenberg, giáo sư về nhân quyền tại New York đã nhận định về mối giao hảo TC - Việt Nam như sau: "tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được TC lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSVN. Một chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán TC. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi.
Và sau cùng, dù sao đi nữa, Đảng Cộng sản VN và Trung Cộng đã làm nguồn nước Cửu Long khô cạn, nguồn tôm cá biển sắp bị tiệt chủng... thì, một lần nữa“Nước Dơ Phải Rửa Bằng MÁU” mà thôi, như lời của vua Duy Tân nhắn lại cho con cháu về sau.
Houston, ngày 6 tháng 5, năm 2016
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)- bài do bạn Thọ Bảo giới thiệu